Hội nghị lần thứ 19 Ban Chấp hành Đảng bộ TP. Hà Nội khóa XVII

Hoàn thiện và triển khai thực hiện quy hoạch khu vực ngoài đê sông Hồng, sông Đuống nhằm tạo bước đột phá về phát triển đô thị

Đóng góp ý kiến về Dự thảo lần 1 Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ TP. Hà Nội khóa XVII trình Đại hội đại biểu Đảng bộ TP. Hà Nội lần thứ XVIII, các đại biểu đề nghị Ban Thường vụ Thành ủy, Tiểu ban Văn kiện tiếp tục nghiên cứu, phân tích, đánh giá sâu sắc các tồn tại, hạn chế, nhất là các “điểm nghẽn” đối với quá trình phát triển Thủ đô, trên cơ sở đó, đề ra những giải pháp đột phá, khả thi để thực hiện nhiệm vụ trong thời gian tới…

Đóng góp ý kiến tại hội nghị, về Dự thảo lần 1 Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ TP. Hà Nội khóa XVII trình Đại hội đại biểu Đảng bộ TP. Hà Nội lần thứ XVIII, Bí thư Quận ủy Hai Bà Trưng Nguyễn Văn Nam cho rằng, Hà Nội xây dựng Dự thảo Báo cáo trong điều kiện thuận lợi khi có Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 5.5.2022 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, là định hướng thuận lợi cho phát triển Thủ đô thời gian tới. Bên cạnh đó, Quy hoạch Thủ đô, điều chỉnh quy hoạch chung Thủ đô, Luật Thủ đô 2024 có nhiều điều định hướng cho nhiệm kỳ tới.

Bí thư Quận ủy Hai Bà Trưng đề xuất, dự thảo Báo cáo chính trị nên nhấn mạnh nội dung, Thành ủy Hà Nội và cấp ủy các cấp thường xuyên đổi mới phương thức lãnh đạo, đổi mới phong cách chỉ đạo điều hành hướng mạnh về cơ sở, tăng cường phân cấp phân quyền, nêu cao tính gương mẫu của người đứng đầu; sự chủ động, vào cuộc của hệ thống chính trị, Nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp… thể hiện rõ nét nhất khi gặp khó khăn.

hn-2-4236-1857.jpg
Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh điều hành phiên thảo luận. Ảnh: T.H

Góp ý về vấn đề quy hoạch sông Hồng tại Dự thảo lần 1 Báo cáo chính trị, Bí thư Quận ủy Hoàn Kiếm Vũ Đăng Định nhận định, một trong những nhiệm vụ trọng tâm của nhiệm kỳ tới là tập trung hoàn thiện và triển khai thực hiện quy hoạch khu vực ngoài đê sông Hồng, sông Đuống trên tinh thần cải tạo môi trường sống, tái thiết và chỉnh trang đô thị, nhằm nâng cao đời sống người dân. Nếu tập trung làm được trong nhiệm kỳ tới, đây chắc chắc là một bước đột phá về phát triển đô thị.

Bí thư Quận ủy Hoàn Kiếm cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của bảo vệ môi trường nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống người dân và mong muốn trong quá trình quy hoạch và phát triển đô thị, vấn đề môi trường sẽ được thành phố quan tâm hơn nữa.

Bí thư Quận ủy Tây Hồ Lê Thị Thu Hằng bày tỏ mong muốn, các chỉ tiêu tại dự thảo Báo cáo chính trị sẽ sớm hoàn thiện, qua đó giúp các quận, huyện, thị xã có căn cứ để xây dựng các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội phù hợp với các địa phương.

Bí thư Thị ủy Sơn Tây Trần Anh Tuấn đề nghị bổ sung chỉ tiêu về tu bổ tôn tạo, hình thành các sản phẩm công nghiệp văn hóa cụ thể (thực cảnh, 3D mapping…), từ đó, mới thu lợi được từ tiềm năng văn hóa này. Ngoài ra, nghiên cứu chỉ tiêu thu hút lực lượng lao động cho ngành công nghiệp văn hóa.

hn-3-6613-4074.jpeg
Bí thư Quận ủy Hoàn Kiếm Vũ Đăng Định góp ý Dự thảo lần 1 Báo cáo chính trị. Ảnh: T.H

Đối với vấn đề môi trường, Bí thư Thị ủy Sơn Tây đề nghị nghiên cứu bổ sung một số chỉ tiêu về môi trường, cụ thể là giảm phương tiện giao thông cá nhân, thay thế động cơ xăng bằng động cơ điện… Về phát triển thể thao thành tích cao, thể thao quần chúng, Bí thư Thị ủy Sơn Tây đề xuất đưa thể thao chuyên nghiệp vào trường học để có nguồn cho thể thao thành tích cao.

Bí thư Huyện ủy Đông Anh Lê Trung Kiên bày tỏ tâm đắc với những cụm từ “Bản lĩnh hội nhập”, “Đổi mới sáng tạo”, “Đột phá phát triển” được nêu trong dự thảo Báo cáo chính trị. Đồng thời, đề xuất cần đưa những đòi hỏi bức thiết của cuộc sống vào dự thảo, đó là việc bảo vệ môi trường song hành với phát triển kinh tế, quan tâm yếu tố con người, đặc biệt là sức khỏe; tập trung xây dựng các chương trình công tác trọng tâm, các khâu đột phá và quan tâm phát triển các không gian ngầm.

Góp ý về chủ đề Đại hội, Bí thư Huyện ủy Chương Mỹ Nguyễn Văn Thắng đề nghị quan tâm cụ thể hơn nội dung “Hạnh phúc” trong chủ đề, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân; trong đó, có thể xem xét nâng cao chỉ tiêu xây dựng trường chuẩn.

Địa phương

Thái Nguyên: Khánh thành công trình tu bổ, tôn tạo Di tích đền thờ Lý Nam Đế
Địa phương

Thái Nguyên: Khánh thành công trình tu bổ, tôn tạo Di tích đền thờ Lý Nam Đế

Đền thờ Lý Nam Đế (Đền Mục), phường Tiên Phong (Thái Nguyên) nằm trong quần thể Khu di tích Lý Nam Đế được coi là một trong những di tích quan trọng liên quan đến việc phát hiện quê hương gốc của Lý Nam Đế, đồng thời là nơi tôn vinh, ghi nhận công lao của vị Hoàng đế đầu tiên của nước ta.

TP. Hồ Chí Minh: Công ty Phước Tài liên tiếp trúng các gói thầu sử dụng "vốn bổ sung có mục tiêu từ ngân sách" tại huyện Cần Giờ
Địa phương

TP. Hồ Chí Minh: Công ty Phước Tài liên tiếp trúng các gói thầu sử dụng "vốn bổ sung có mục tiêu từ ngân sách" tại huyện Cần Giờ

Trong vòng hơn 1 tháng, Công ty TNHH Xây dựng Dịch vụ Thương mại Phước Tài đã trúng liên tiếp 3 gói thầu sử dụng “vốn bổ sung có mục tiêu từ ngân sách TP. Hồ Chí Minh cho huyện Cần Giờ… giai đoạn 2021 – 2025” với tổng giá trị hơn 35,5 tỷ đồng, tỷ lệ tiết kiệm qua đấu thầu bình quân của 3 gói thầu khoảng 1,5%.

Bà Rịa – Vũng Tàu: Tỷ lệ hồ sơ giải quyết đúng hạn đạt 99%, mức hài lòng của người dân, doanh nghiệp đạt 100%
Trên đường phát triển

Bà Rịa – Vũng Tàu: Tỷ lệ hồ sơ giải quyết đúng hạn đạt 99%, mức hài lòng của người dân, doanh nghiệp đạt 100%

Trong 9 tháng đầu năm 2024, UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã triển khai nhiều biện pháp đẩy mạnh cải cách hành chính, chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06/CP, ghi nhận nhiều kết quả tích cực. Đáng chú ý, tỷ lệ hồ sơ giải quyết đúng hạn đạt 99% và mức hài lòng của người dân, doanh nghiệp đạt 100%.

Bài cuối: Chung tay đẩy lùi hủ tục
Trên đường phát triển

Bài cuối: Chung tay đẩy lùi hủ tục

Nhằm từng bước xóa bỏ hủ tục tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), tỉnh Bắc Kạn đã huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, phân công cụ thể, rõ người, rõ việc vào từng nhiệm vụ. Trong đó, chú trọng công tác tuyên truyền tại những xã có tỷ lệ tảo hôn cao giúp nâng cao nhận thức của người dân về những hệ lụy của vấn nạn này.

Vụ xử lý công trình xây dựng lấn chỉ giới đường nghìn tỷ: UBND phường Ngọc Lâm chờ tham vấn của các cơ quan chức năng để cưỡng chế
Địa phương

Vụ xử lý công trình xây dựng lấn chỉ giới đường nghìn tỷ: UBND phường Ngọc Lâm chờ tham vấn của các cơ quan chức năng để cưỡng chế

Liên quan đến vụ công trình xây dựng sai phép lấn chỉ giới tuyến đường nghìn tỷ ở quận Long Biên, TP Hà Nội mà Báo Đại biểu Nhân dân đã phản ánh, mới đây, UBND phường Ngọc Lâm cho biết, ngày 15.8, UBND quận Long Biên đã ban hành Quyết định số 246/QĐ-CCXP cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả đối với công trình vi phạm trật tự xây dựng tại địa chỉ số 253C phố Ngọc Lâm do ông Nguyễn Văn Minh làm chủ đầu tư.

Bài 1: Tảo hôn - vấn nạn cản trở sự phát triển
Trên đường phát triển

Bài 1: Tảo hôn - vấn nạn cản trở sự phát triển

Tỉnh Bắc Kạn có trên 88% dân số người đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), tập quán tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống vẫn tồn tại ở một số vùng cao. Để giảm thiểu, ngăn chặn tình trạng này, nhiều địa phương đã tích cực tuyên truyền, vận động, xử phạt răn đe, nhưng trên thực tế vẫn còn nhiều trường hợp cố tình vi phạm.

Lâm Đồng định hướng phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn
Trên đường phát triển

Lâm Đồng định hướng phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn

Du lịch xanh, thân thiện với môi trường đang là xu hướng được nhiều du khách yêu thích. Tuy nhiên, việc các doanh nghiệp muốn đầu tư vào lĩnh vực này cần nhiều yếu tố, ngoài nguồn vốn hỗ trợ, còn phải có nhiều cơ chế đồng bộ về đất đai, xây dựng, môi trường. Đây là những vấn đề cần tháo gỡ để ngành du lịch tỉnh Lâm Đồng phát triển xanh, sạch và bền vững.

Huyện Mường Ảng thực hiện hiệu quả các chính sách dân tộc
Trên đường phát triển

Huyện Mường Ảng thực hiện hiệu quả các chính sách dân tộc

Là huyện nghèo của tỉnh Điện Biên với đặc thù gần 90% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), những năm gần đây, chính sách hỗ trợ của Đảng và Nhà nước đối với vùng đồng bào DTTS và miền núi đã phát huy hiệu quả, giúp Mường Ảng khắc phục khó khăn về hạ tầng, từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Đồng thời, góp phần tích cực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo và đảm bảo an sinh xã hội tại địa phương.