Hoàn thiện pháp luật thanh tra nhằm tăng cường hiệu quả thu hồi tài sản

Đỗ Đức Hiển, Đại biểu Quốc hội TP. Hồ Chí Minh

Tôi nhất trí với các quan điểm, nguyên tắc xây dựng và các chính sách cơ bản của dự án Luật Thanh tra (sửa đổi) cũng như cách tiếp cận, đặt vấn đề của Ủy ban Pháp luật liên quan đến các nội dung lớn của dự án Luật này về hệ thống các cơ quan thanh tra theo cấp hành chính, thanh tra theo ngành, lĩnh vực, thanh tra chuyên ngành tại cơ quan thuộc Chính phủ và về thanh tra sở... 

Các vấn đề được nêu trong dự án Luật và báo cáo thẩm tra đã bám sát định hướng sửa đổi Luật Thanh tra được xác định trong nhiều văn bản của Đảng và Đề án định hướng Chương trình xây dựng pháp luật của Quốc hội nhiệm kỳ Khóa XV. Riêng vấn đề còn ý kiến khác nhau liên quan đến mô hình tổ chức Thanh tra huyện, tôi tán thành với loại ý kiến thứ nhất, theo đó cần tiếp tục duy trì và củng cố cơ quan thanh tra hành chính ở cấp này với các lý do đã được phân tích trong báo cáo thẩm tra của Uỷ ban Pháp luật.

Liên quan đến các quy định về áp dụng biện pháp ngăn chặn việc tẩu tán tài sản, thu hồi tiền, tài sản trong quá trình thanh tra, tôi nhận thấy Tờ trình của Chính phủ đã đề cập đến một bất cập lớn trong hoạt động thanh tra thời gian qua, đó là việc
thu hồi tiền, tài sản của Nhà nước bị chiếm đoạt, sử dụng sai mục đích được phát hiện trong quá trình thanh tra và khắc phục kiến nghị xử lý sau thanh tra đạt tỷ lệ thấp. Tuy nhiên, qua rà soát các quy định của dự thảo Luật cho thấy, dường như giải pháp cho bất cập nêu trên chưa được chú trọng.

Cụ thể là, thứ nhất, theo quy định của dự thảo Luật, khi phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật và có căn cứ cho rằng đối tượng có hành vi tẩu tán tài sản, Trưởng đoàn Thanh tra chỉ được yêu cầu tổ chức tín dụng phong toả tài khoản của đối tượng thanh tra (Điều 79). Mặc dù dự thảo Luật có quy định về việc tạm giữ tiền, đồ vật, giấy phép (Điều 78) nhưng biện pháp này không được áp dụng trong trường hợp đối tượng thanh tra có hành vi tẩu tán tài sản. Bên cạnh đó, mặc dù khoản 3 Điều 66 dự thảo Luật có quy định việc chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra, tuy nhiên lại chưa có quy định về việc chuyển tiếp biện pháp ngăn chặn cũng như cơ chế phối hợp giữa các cơ quan.  

Hoàn thiện pháp luật thanh tra nhằm tăng cường hiệu quả thu hồi tài sản
ĐBQH Đỗ Đức Hiển (TP Hồ Chí Minh) phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Thứ hai, theo quy định của Điều 80 dự thảo Luật, việc ra quyết định thu hồi tiền, tài sản thuộc thẩm quyền của người ra quyết định thanh tra và được căn cứ vào kết luận tiền, tài sản bị chiếm đoạt, sử dụng trái phép hoặc bị thất thoát do hành vi trái pháp luật của đối tượng thanh tra. Tuy nhiên, dự thảo Luật lại chưa có cơ chế để bảo đảm tính khả thi, hiệu quả của quyết định thu hồi. 

​ Thứ ba, theo quy định của dự thảo Luật thì việc áp dụng biện pháp phong toả tài khoản, tạm giữ tiền, đồ vật sử dụng trái phép chỉ được thực hiện đối với tiền, tài sản trong phạm vi thanh tra. Trường hợp phát hiện tiền, tài sản có liên quan đến hành vi vi phạm pháp luật và phát hiện có dấu hiệu của việc chuyển dịch tài sản nhưng không thuộc phạm vi thanh tra thì người có thẩm quyền trong hoạt động thanh tra cũng không được áp dụng các biện pháp nêu trên. 

​Chỉ thị số 04-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế. Trong đó yêu cầu: nghiên cứu bổ sung cho thanh tra viên thẩm quyền áp dụng các biện pháp ngăn chặn việc tẩu tán tài sản khi phát hiện có dấu hiệu tội phạm tham nhũng, kinh tế; nâng cao trách nhiệm và hiệu quả phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong công tác thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế...; kịp thời áp dụng các biện pháp thu giữ, tạm giữ, kê biên tài sản, đất đai, phong toả tài khoản ngay trong quá trình thanh tra.

Để tăng cường hơn nữa hiệu lực, hiệu quả của công tác thu hồi tiền, tài sản nói chung, qua hoạt động thanh tra nói riêng, tôi xin đề xuất một số nội dung như sau:

Một là, bổ sung một số biện pháp ngăn chặn mà cơ quan thanh tra có thể áp dụng nhằm phòng ngừanguy cơ tẩu tán tiền, tài sản. Theo đó, cùng với việc nghiên cứu giao trưởng đoàn thanh tra có thẩm quyền quyết định phong toả tài khoản của đối tượng thanh tra, thì cũng cần nghiên cứu giao trưởng đoàn thanh tra có thể áp dụng cả biện pháp tạm giữ tiền, đồ vật, giấy tờ nếu có căn cứ cho rằng đối tượng thanh tra sẽ tẩu tán các tài sản này. Bên cạnh đó, đối với tài sản là động sản phải đăng ký quyền sở hữu hoặc bất động sản, cần nghiên cứu bổ sung biện pháp tạm dừng việc đăng ký, chuyển dịch, thay đổi hiện trạng tài sản của đối tượng thanh tra nhằm ngăn chặc hoặc tạm dừng các hành vi chuyển quyền sở hữu, sử dụng, tẩu tán, hủy hoại, thay đổi hiện trạng tài sản của đối tượng thanh tra.

​Đối với trường hợp phát hiện có vi phạm pháp luật có dấu hiệu tội phạm, thì cùng với việc chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra để xử lý theo trình tự, thủ tục tố tụng hình sự, cần bổ sung quy định về cơ chế phối hợp, chuyển tiếp đối với các biện pháp ngăn chặn mà trưởng đoàn thanh tra, người ra quyết định thanh tra đã thực hiện.

Hai là, để bảo đảm việc thu hồi có hiệu quả, cần nghiên cứu bổ sung quy định cho phép đoàn thanh tra hoặc thanh viên viên thực hiện việc xác minh, kê biênđối với tài sản của đối tượng thanh tra cần thu hồi. Các quy định này nếu được bổ sung cũng sẽ góp phần tăng tính chủ động, tự chịu trách nhiệm của đoàn thanh tra, thanh tra viên trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

​Tuy nhiên, do các biện pháp ngăn chặn hoặc các biện pháp nhằm bảo đảm cho việc thu hồi tài sản như đã nêu trên đều là những biện pháp nhằm đặt tài sản của đối tượng bị thanh tra trong tình trạng bị hạn chế quyền sử dụng, định đoạt... nên để bảo đảm chặt chẽ, tránh lạm dụng thì cùng với việc mở rộng thẩm quyền cũng cần quy định trình tự thủ tục thực hiện chặt chẽ và có cơ chế tăng cường giám sát của các cơ quan có liên quan.

Ba là, một trong những nhiệm vụ mà các cơ quan thanh tra nhà nước các cấp được pháp luật về phòng, chống tham nhũng giao là kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị. Do đó, để khắc phục vướng mắc trong trường hợp phát hiện tiền, tài sản không thuộc phạm vi thanh tra nhưng có liên quan đến hành vi vi phạm pháp luật hoặc có căn cứ cho rằng tiền, tài sản đó là kết quả của hành vi tẩu tán, chuyển dịch của đối tượng thanh tra là người có chức vụ, quyền hạn, thì dự thảo Luật Thanh tra cũng cần bổ sung quy định trưởng đoàn thanh tra hoặc thanh tra viên có quyền yêu cầu cơ quan kiểm soát tài sản thu nhập cung cấp thông tin có liên quan để trên cơ sở đó áp dụng các biện pháp phù hợp hoặc kiến nghị xử lý theo quy định.

​Để tăng cường hiệu quả công tác thu hồi tài sản, cùng với việc hoàn thiện quy định của pháp luật về thanh tra như đã nêu trên, tôi cho rằng về lâu dài cũng cần nghiên cứu bổ sung các quy định trong pháp luật phòng chống tham nhũng về trách nhiệm giải trình đối với tài sản của người thân trong gia đình hoặc người có liên quan khi có cơ sở nghi ngờ những người này giúp đối tượng thanh tra tẩu tán, che giấu tài sản có được từ hành vi vi phạm pháp luật. Với tài sản tăng thêm mà họ không giải trình được hợp lý thì cơ quan chức năng được quyền khởi kiện vụ án dân sự tại toà án có thẩm quyền để có phán quyết về nguồn gốc của phần tài sản, thu nhập đó theo trình tự khởi kiện vụ án dân sự. Cách tiếp cận này cũng tương tự như cách tiếp cận trong pháp luật của một số nước về cơ chế thu hồi tài sản không qua thủ tục kết tội mà các cơ quan có liên quan của Việt Nam đang nghiên cứu, tham khảo.

Xây dựng luật

Bảo đảm tính khả thi, tránh tạo ra khó khăn, vướng mắc mới
Diễn đàn Quốc hội

Bảo đảm tính khả thi, tránh tạo ra khó khăn, vướng mắc mới

Cho ý kiến với dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 7 Luật tại phiên họp sáng 25.4, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, sửa đổi một số luật hiện hành để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đang hiện diện nhưng phải bảo đảm ổn định, lâu dài, đáp ứng yêu cầu thực tiễn, phù hợp với các quy luật kinh tế, nguyên tắc phát triển của nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN. Đặc biệt, cần tránh tạo ra khó khăn, vướng mắc, bất cập mới, gây thất thoát, lãng phí tiền, tài sản nhà nước.

Cần đặt chính sách về nguồn nhân lực là ưu tiên hàng đầu
Chính trị

Cần đặt chính sách về nguồn nhân lực là ưu tiên hàng đầu

Nhấn mạnh, đối với phát triển khoa học và công nghệ, thì chính sách về nguồn nhân lực là vấn đề phải ưu tiên hàng đầu, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh đề nghị, cần nghiên cứu, điều chỉnh đưa nội dung về nguồn nhân lực lên thứ tự ưu tiên trong hệ thống chính sách. Đồng thời, bổ sung trong dự thảo Luật Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo những nội hàm về thu hút nguồn nhân lực là Việt kiều và người nước ngoài.

Ảnh minh họa
Xây dựng luật

Nên luật hóa nghĩa vụ chuyển giao công nghệ với hợp đồng điện hạt nhân

PGS.TS. Vương Hữu Tấn - Nguyên Viện trưởng Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam

Dự thảo Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi) nên bổ sung một điều quy định về phát triển điện hạt nhân, trong đó tuyên bố chính sách dài hạn, bền vững của quốc gia về phát triển điện hạt nhân với mục tiêu phải chiếm một tỷ lệ hợp lý trong cán cân cung cấp điện năng và chúng ta có khả năng làm chủ, phát triển công nghệ để vận hành an toàn, khai thác hiệu quả. Đồng thời, luật hóa nghĩa vụ chuyển giao công nghệ đối với hợp đồng điện hạt nhân.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Hoàng Thanh Tùng chủ trì phiên họp thẩm tra sơ bộ 4 dự án Luật trong lĩnh vực tương trợ tư pháp
Chính trị

Thống nhất và đồng bộ

Theo Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, dự kiến Quốc hội sẽ cho ý kiến tại Kỳ họp thứ Chín và thông qua tại Kỳ họp thứ Mười 4 dự án Luật trong lĩnh vực tương trợ tư pháp, gồm: dự án Luật Tương trợ tư pháp về dân sự, dự án Luật Tương trợ tư pháp về hình sự, dự án Luật Dẫn độ và dự án Luật Chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù. Thẩm tra sơ bộ 4 dự án Luật này, Thường trực Ủy ban Pháp luật và Tư pháp đề nghị, các cơ quan chủ trì soạn thảo tiếp tục rà soát kỹ 4 dự thảo Luật được tách ra từ Luật Tương trợ tư pháp, nhằm bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ giữa các đạo luật khi cùng được xem xét thông qua tại một kỳ họp của Quốc hội.

Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại làm việc với Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Mộc Bài, Tây Ninh
Chính trị

Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại làm việc với Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Mộc Bài, Tây Ninh

Chiều 10.4, tại Tây Ninh, Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại do Phó Chủ nhiệm Ủy ban, Trung tướng Nguyễn Hải Hưng làm Trưởng đoàn đã làm việc với làm việc với Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Mộc Bài, phục vụ thẩm tra, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Tình trạng khẩn cấp.

Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan dự phiên họp thẩm tra sơ bộ dự án Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi)
Chính trị

Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan dự phiên họp thẩm tra sơ bộ dự án Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi)

Sáng 8.4, tại trụ sở làm việc các cơ quan của Quốc hội - 22 Hùng Vương, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường tổ chức phiên họp thẩm tra sơ bộ về dự án Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi). Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan dự; Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy chủ trì phiên họp.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại Nguyễn Hải Hưng phát biểu
Chính trị

Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại làm việc với Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật

Chiều 8.4, tại Hà Nội, Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại do Phó Chủ nhiệm Ủy ban, Trung tướng Nguyễn Hải Hưng làm Trưởng đoàn đã làm việc với Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật, phục vụ thẩm tra, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Tình trạng khẩn cấp.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại Nguyễn Hải Hưng phát biểu
Chính trị

Hoàn thiện cơ chế thống nhất chỉ huy, huy động lực lượng ứng phó tình trạng khẩn cấp

Sáng 8.4, tại Hà Nội, Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại do Phó Chủ nhiệm Ủy ban, Trung tướng Nguyễn Hải Hưng làm Trưởng đoàn đã làm việc với Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, phục vụ thẩm tra, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Tình trạng khẩn cấp.

Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan dự hội nghị thẩm tra sơ bộ dự án Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo
Chính trị

Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan dự hội nghị thẩm tra sơ bộ dự án Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo

Chiều 4.4, tại trụ sở Văn phòng Quốc hội - 22 Hùng Vương, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan đã dự hội nghị thẩm tra sơ bộ dự án Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo do Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường tổ chức. 

Thuế tiêu thụ đặc biệt phải hướng đến sự phát triển ổn định của doanh nghiệp
Kinh tế

Thuế tiêu thụ đặc biệt phải hướng đến sự phát triển ổn định của doanh nghiệp

Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc sửa Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt, ông Đỗ Đức Hiển, ĐBQH hoạt động chuyên trách tại Ủy ban Pháp luật và Tư pháp, cho rằng, đánh thuế cần tính chuyện bảo đảm sự phát triển ổn định của doanh nghiệp, đặc biệt trong bối cảnh chúng ta hướng tới tăng trưởng  hai con số. 

Góp ý dự thảo Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng Nhân dân (sửa đổi)
Chính trị

Góp ý dự thảo Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng Nhân dân (sửa đổi)

Ngày 3.4, tại TP. Cần Thơ, Ủy ban Công tác đại biểu tổ chức Hội thảo lấy ý kiến vào dự thảo Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng Nhân dân (sửa đổi). Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Công tác đại biểu, Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Nguyễn Thanh Hải chủ trì hội thảo. Cùng tham dự có các Phó Chủ nhiệm Ủy ban Công tác đại biểu và lãnh đạo Đoàn ĐBQH và HĐND của 50 tỉnh, thành phố trên cả nước.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại Nguyễn Hải Hưng phát biểu
Chính trị

Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại làm việc với Bộ Tư lệnh Binh chủng Công binh

Sáng 3.4, tại Hà Nội, Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại do Phó Chủ nhiệm Ủy ban, Trung tướng Nguyễn Hải Hưng làm Trưởng đoàn đã làm việc với Bộ Tư lệnh Binh chủng Công binh, phục vụ thẩm tra, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Tình trạng khẩn cấp và dự án Luật Tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc.

ĐBQH Đỗ Thị Lan (Quảng Ninh)
Quốc hội và Cử tri

Xem xét lộ trình điều chỉnh thuế hợp lý, có độ trễ để doanh nghiệp chuẩn bị

"Cần xem xét lộ trình điều chỉnh thuế hợp lý, có độ trễ tối thiểu một năm để doanh nghiệp có thời gian chuẩn bị và người tiêu dùng có thời gian thích nghi. Nghiên cứu áp dụng phương pháp đánh thuế dựa trên hàm lượng cồn thay vì đánh đồng theo giá trị sản phẩm, vừa công bằng, vừa góp phần định hướng tiêu dùng có trách nhiệm". Đây là đề xuất được đại biểu Quốc hội đưa ra khi thảo luận về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).

Công chức UBND xã Tân Lộc, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh
Đời sống

Sát hạch để sàng lọc đội ngũ công chức

Dự án Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi) đang được Bộ Nội vụ lấy ý kiến góp ý. So với luật hiện hành, dự thảo Luật đã sửa đổi, bổ sung nhiều quy định mới, trong đó bổ sung quy định về sát hạch để thực hiện cơ chế sàng lọc đội ngũ công chức theo nguyên tắc cạnh tranh, “có vào, có ra”, “có lên, có xuống” để giải quyết tình trạng né tránh, đùn đẩy, chây ì; tâm lý đã vào Nhà nước là an toàn, “tình trạng công chức suốt đời”.

AMH
Kinh tế

“Lấp” khoảng trống pháp lý trong xử lý nợ xấu

Nghị quyết 42/2017/QH14 về thí điểm cơ chế xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng đã hết hiệu lực thi hành từ 1.1.2024. Với khoảng trống pháp lý hiện nay, tiến trình xử lý nợ xấu chậm hơn và tốn kém hơn. Để hoàn thiện hành lang pháp lý xử lý nợ xấu, Ngân hàng Nhà nước đang xây dựng dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi), trong đó luật hóa một số nội dung của Nghị quyết 42.