Hoài niệm cùng sơn mài

Các họa sĩ Đặng Thu Hương, Nguyễn Thị Quế và Lý Trực Sơn là bạn đồng môn học Trường ĐH Mỹ thuật Việt Nam từ những năm 1960. Họ tìm về chất liệu sơn ta và lặng lẽ sáng tác tranh sơn mài theo tinh thần mà họ đã tiếp nhận được ở các bậc thầy, với những lẽ riêng và kể về những nỗi niềm riêng.

Triển lãm Thiên nhiên - Hoài niệm của 3 họa sĩ Đặng Thu Hương, Nguyễn Thị Quế và Lý Trực Sơn vừa khai mạc tại Trung tâm Văn hóa Pháp, Hà Nội, là những phút giây yên bình, thư thái cùng nghệ thuật và cái đẹp, cùng sự giao hòa Á - Âu trong từng đường nét và màu sắc. Say mê với sơn ta, 3 họa sĩ gửi vào trong tranh những rung động với thiên nhiên, cuộc sống và những hoài niệm, khát vọng về cái đẹp.

Trước tác phẩm “Hồi ức” của họa sĩ Lý Trực Sơn Ảnh: Hồng Nhung
Trước tác phẩm “Hồi ức” của họa sĩ Lý Trực Sơn  Ảnh: Hồng Nhung

Họa sĩ Nguyễn Thị Quế chọn lối vẽ đơn giản mà chặt chẽ, ấn tượng. Những bông hoa được sắp đặt như nói lên sự tĩnh lặng của tâm hồn. Bà tô điểm từng cánh sen, công phu tỉa tót từng đường gân của tàu chuối hay nhụy hoa mẫu đơn. Họa sĩ Nguyễn Thị Quế cho biết: “Sơn ta là một chất liệu yêu cầu rất khó, nhưng khi họa sĩ điều khiển được rồi thì chất liệu này thực sự tuyệt vời. Theo tôi, cái biểu cảm của sơn ta so với các loại sơn khác tùy thuộc vào mỗi nghệ sĩ. Nếu đam mê nó sẽ tạo ra được sự huyền ảo trong tác phẩm của mình”.

Cùng vẽ về hoa, nhưng họa sĩ Đặng Thu Hương chỉ sử dụng sắc màu cơ bản của sơn mài truyền thống như vàng, đỏ, đen, trắng vỏ trứng, nâu cánh gián… Các tác phẩm của bà trông nghiêm cẩn, đầy sang trọng, lộng lẫy, nhưng kín đáo, âm thầm như một lời gợi nhớ về cõi xưa. Họa sĩ Đặng Thu Hương may mắn có quê gốc ở Lâm Thao, Phú Thọ, vùng đất trồng loại cây sơn nổi tiếng. Gia đình bà nhiều thế hệ trước đã từng có những quả đồi trồng sơn, làm nghề khai thác loại thổ sản này. Họa sĩ Đặng Thu Hương chia sẻ: “Tuy sống và trưởng thành tại Hà Nội nhưng tôi thường xuyên về quê. Chính điều này cho tôi cơ hội được biết và học hỏi về nghề làm sơn, mỹ nghệ, giúp tôi hiểu hơn về sơn ta”.

Làm tranh sơn mài đòi hỏi sự công phu, tỉ mẩn trong các công đoạn chế tác, từ vẽ nhiều lớp, phủ sơn nhiều lần, mài nước, đánh bóng. Đồng thời, họa sĩ phải có sự bền bỉ trong cảm xúc và sự nhẫn nại trong lao động nghệ thuật. Thuận tay trong rất nhiều chất liệu như màu nước, sơn dầu, giấy dó… họa sĩ Lý Trực Sơn tìm lại sơn mài sau một cuộc viễn du trên nhiều miền phong cách để sáng tác một loạt tranh khổ lớn. Luôn tuân thủ những quy tắc làm màu của nghề sơn, nhưng họa sĩ Lý Trực Sơn đã sáng tạo một bảng màu với sắc độ vượt ra khỏi biên giới của thẩm mỹ Á Đông với những màu sắc mạnh như xanh lá mạ, hồng cánh sen, lam ngọc, ghi bạc… Nét độc đáo là bố cục tranh được chia ra làm ba mảng sắc độ như muốn nói đến các tầng của ký ức con người và sự quyến rũ đầy tính tâm linh của sắc màu, mong muốn người xem nhớ lại những gì hiện tại đã trót bỏ quên…

Có thể nói, bằng tình yêu sơn ta với những quyến luyến đầy chất Việt trong biểu cảm sắc màu, 3 nghệ sĩ đã góp tiếng nói, kế bước các bậc thầy xưa để hội họa sơn mài thể hiện rõ nét tinh thần Á Đông hội ngộ với những xúc cảm mỹ học của thế giới hôm nay. “3 người vẽ theo 3 phong cách khác nhau nhưng khi trưng bày chung một triển lãm vẫn tạo được sự gắn kết, bởi trong nghệ thuật, dù chất liệu, cách thể hiện khác nhau, nhưng cùng cảm xúc thật, có sức sống sẽ luôn hòa hợp được với nhau” - họa sĩ Lý Trực Sơn nói.

Văn hóa

"Không gian chợ Tết xưa" tại Ninh Bình
Văn hóa - Thể thao

"Không gian chợ Tết xưa" tại Ninh Bình

Nhằm giữ gìn nét đẹp văn hóa truyền thống và tăng trải nghiệm cho du khách, Sở Du lịch phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh Ninh Bình và Doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường tổ chức “Không gian chợ Tết xưa” từ ngày 25.1 - 25.2, tại Phố cổ Hoa Lư, đường Tràng An, TP. Hoa Lư.

Tâm từ bi cảm hóa muôn loài
Văn hóa - Thể thao

Tâm từ bi cảm hóa muôn loài

THÍCH NGUYÊN HẬU

Trong kinh điển Phật giáo có nhiều giai thoại liên quan đến con rắn, thể hiện lòng từ bi, trí tuệ của đức Phật cảm hóa muôn loài. Cũng mang ý nghĩa ấy, song tích truyện “Đức Phật kể câu chuyện về con rắn độc” còn chứa đựng ý nghĩa sâu sắc về cách xử lý các vấn đề trong cuộc sống, thậm chí ở tầm quốc gia đại sự, theo cách gần gũi, dễ hiểu.

Món quà sách Tết từ Crabit books
Văn hóa - Thể thao

Món quà sách Tết từ Crabit books

Tết Nguyên Đán không chỉ mang lại niềm vui đoàn tụ mà còn là dịp để trao đi những giá trị sâu sắc. Crabit books giới thiệu một số đầu sách ý nghĩa giúp trẻ em hiểu hơn về ngày Tết cổ truyền của dân tộc.

Con rắn - từ vật thường đến vật linh
Văn hóa - Thể thao

Con rắn - từ vật thường đến vật linh

PGS.TS. Trang Thanh Hiền

Trong lịch sử nghệ thuật tạo hình Việt Nam, rắn có lẽ là một trong những con vật hiếm hoi được khắc họa thành hình tượng độc lập. Ấy nhưng trong hệ thống vật linh đúc nổi trên Cửu đỉnh triều Nguyễn, rắn đã hiện diện trên hai chiếc đỉnh là Huyền đỉnh và Anh đỉnh.

Mê mẩn trước vẻ đẹp của rừng khộp Yók Đôn mùa thay lá
Văn hóa

Mê mẩn trước vẻ đẹp của rừng khộp Yók Đôn mùa thay lá

Cứ tầm từ độ tháng 11 năm trước, đến tầm tháng 4 của năm sau, Tây Nguyên bước vào mùa khô. Đây cũng là lúc Vườn Quốc gia (VQG) Yók Đôn bước vào mùa thay lá. Lúc này, phong cảnh VQG Yók Đôn trở nên đẹp lãng mạn với những tán lá vàng, đỏ xen lẫn sắc xanh hiếm nơi nào có được.

Qua những mạch suối nguồn…
Văn hóa - Thể thao

Qua những mạch suối nguồn…

Lần hồi từng trang sử thăng trầm của dân tộc, giá trị tinh thần vẫn luôn là mạch ngầm nuôi dưỡng sức mạnh quốc gia. Giá trị ấy suy cho cùng chính là dư âm nguồn cội, khởi phát từ nền văn hóa đậm đà bản sắc, gốc rễ cho sự vươn mình.

Nghệ thuật truyền thống "xuyên không"
Văn hóa - Thể thao

Nghệ thuật truyền thống "xuyên không"

Chèo “xuyên không” về thời hiện đại, cải lương đưa khán giả tới thế giới tương lai, hay tuồng mang tới trải nghiệm đa giác quan… Nghệ thuật truyền thống đang nỗ lực bắc những nhịp cầu nối quá khứ và hiện tại, đưa các giá trị văn hóa truyền thống vươn xa hơn, chạm đến trái tim thế hệ trẻ hôm nay.

Chủ nhiệm Câu lạc bộ Thư pháp Việt UNESCO Phạm Đình Ngọc cho chữ
Văn hóa - Thể thao

Tôn vinh giá trị của thực học, chân tài tại Hội chữ Xuân 2025

Với chủ đề "Thực học", Hội chữ Xuân Ất Tỵ 2025 khai mạc chiều 23.1, tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, đề cao truyền thống hiếu học, khuyến khích học hành của các bậc tiền nhân. 47 người viết thư pháp Hán - Nôm và quốc ngữ tham gia Hội chữ mang đến cho công chúng những bức thư pháp đẹp với nhiều ước nguyện tốt lành trong mùa xuân mới.

Cơm nhà và cỗ Tết
Văn hóa

Cơm nhà và cỗ Tết

Khác với cơm nhà là những món ăn bình dị, thân thuộc, mâm cỗ Tết cầu kỳ về hình thức, cách chế biến nhưng cùng chứa đựng biết bao tâm tình; với người Việt, bữa cơm là lúc mọi thành viên quây quần bên nhau, là cầu nối gắn kết gia đình, động lực để trở về.