Thực hiện Chương trình OCOP Hà Nội

Hoài Đức phát triển sản phẩm OCOP từ các làng nghề

Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) nhằm nâng cao giá trị sản xuất và tạo thương hiệu cho sản phẩm của các doanh nghiệp, hợp tác xã, các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn và góp phần đẩy mạnh giao thương, kết nối, tiêu thụ sản phẩm. Trên cơ sở đó, huyện Hoài Đức đã chủ động, tích cực phối hợp với các sở, ngành thành phố xây dựng, phát triển sản phẩm OCOP, đồng thời khai trương các điểm trưng bày, giới thiệu, bán sản phẩm OCOP để tiêu thụ, quảng bá những sản phẩm OCOP của huyện.

Khuyến khích các chủ thể tham gia chương trình

Hoài Đức là huyện có tiềm năng lớn trong hoạt động sản xuất, chế biến nông sản, thực phẩm với nhiều sản phẩm hàng hóa đa dạng, phong phú, đặc biệt là các sản phẩm làng nghề. Trong 5 năm (2019 - 2023), huyện đã có 114 sản phẩm OCOP được đánh giá, phân hạng. Trong đó, có 3 sản phẩm 3 sao, 83 sản phẩm 4 sao, 103 sản phẩm thuộc nhóm thực phẩm, 9 sản phẩm thuộc nhóm lưu niệm - nội thất - trang trí, 2 sản phẩm thuộc nhóm vải không may mặc.

avatar
Sản phẩm OCOP của Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Di Trạch. Ảnh: Mai Phương

Theo Phó Chủ tịch UBND huyện Nguyễn Trung Thuận, toàn huyện có 44 chủ thể có sản phẩm được công nhận OCOP, trong đó 13,6% là các HTX, 31,8% là doanh nghiệp vừa và nhỏ, 54,6% là cơ sở/hộ sản xuất có đăng ký kinh doanh. Tiếp nối những kết quả đã đạt được, năm 2023, huyện Hoài Đức tiếp tục triển khai Chương trình OCOP, đẩy mạnh phát triển hơn nữa về cả chất lượng và số lượng sản phẩm OCOP. Đồng thời, tích cực hỗ trợ các sản phẩm OCOP tham gia các hoạt động giao thương, hội chợ, lễ hội nông sản, tuần hàng do các sở, ngành thành phố, Trung ương tổ chức để đẩy mạnh quảng bá, kết nối tiêu thụ sản phẩm.

Đơn cử như Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Di Trạch, năm 2012, hợp tác xã mua giống táo đại của Học viện Nông nghiệp Việt Nam về trồng trên diện tích gần 6ha. Ngoài ra, hợp tác xã còn trồng hơn 20ha ổi và một số cây ăn quả khác như hồng xiêm, đu đủ. Năm 2021, hợp tác xã đăng ký tham gia Chương trình OCOP đối với sản phẩm ổi và được đánh giá đạt 4 sao. Do được đưa vào hệ thống nhà phân phối, siêu thị, cửa hàng sạch, nhờ đó lượng tiêu thụ và doanh thu từ ổi tăng lên gấp rưỡi. Năm 2023, hợp tác xã tiếp tục đăng ký tham gia Chương trình OCOP đối với sản phẩm táo đại và được đánh giá đạt 3 sao - Giám đốc Nguyễn Hữu Quang chia sẻ.

Cơ sở sản xuất, kinh doanh miến dong sạch Trung Kiên (thôn Minh Hiệp 1, xã Minh Khai, huyện Hoài Đức) cũng là một trong những cơ sở sản xuất của huyện chú trọng đầu tư máy móc, công nghệ để sản xuất miến theo dây chuyền khép kín nên sản phẩm miến của cơ sở bảo đảm an toàn thực phẩm, tiết kiệm được rất nhiều công đoạn sản xuất thủ công trước kia. Từ năm 2020, cơ sở đăng ký tham gia Chương trình OCOP đối với sản phẩm miến dong sạch và đã đạt 4 sao. Sau 3 năm, sản phẩm được đánh giá lại theo quy định và được Hội đồng đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP Hoài Đức chấm đạt OCOP 4 sao.

Để đạt được kết quả trên, UBND huyện Hoài Đức đã hướng dẫn, khuyến khích các tổ chức kinh tế trên địa bàn huyện đăng ký ý tưởng sản phẩm tham gia chương trình; khuyến khích các chủ thể là HTX và doanh nghiệp có sản phẩm tham gia chương trình OCOP; phát triển sản phẩm OCOP từ các làng nghề, làng nghề truyền thống, xã đạt chuẩn NTM nâng cao; hướng dẫn, hỗ trợ các chủ thể tham gia liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị, nâng cấp máy móc thiết bị để nâng cao giá trị gia tăng.

Cùng với đó, thúc đẩy các phong trào phụ nữ, nông dân, thanh niên khởi nghiệp, khuyến khích thanh niên, phụ nữ, nông dân, trí thức trẻ khởi nghiệp với sản phẩm OCOP. Tổ chức tư vấn, hỗ trợ các tổ chức kinh tế (có sản phẩm tham gia chương trình OCOP) về đầu tư máy móc, trang thiết bị hiện đại phục vụ sản xuất, chế biến, bảo quản sản phẩm. Thiết kế nhãn hiệu bao bì để nhận diện, in tem đăng ký nhãn hiệu, thuê chuyên gia tư vấn nâng cấp sản phẩm OCOP…

Phối hợp với các sở, ngành của thành phố hỗ trợ xây dựng và áp dụng các quy trình sản xuất, quản lý theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, ISO... cho các sản phẩm tham gia đánh giá phân hạng, nâng cấp sản phẩm OCOP. Đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ, bao bì, tem, nhãn hàng hóa, nhãn hiệu, thương hiệu sản phẩm tập thể cho các sản phẩm. Tham gia hệ thống truy xuất nguồn gốc thực phẩm nông, lâm, thủy sản của thành phố.

Bên cạnh đó, đẩy mạnh quảng bá, gìn giữ và phát huy giá trị sản phẩm đặc sản, sản phẩm làng nghề, tạo cơ hội xúc tiến thương mại, kết nối tiêu thụ sản phẩm, giúp người tiêu dùng biết đến, cũng như ưu tiên lựa chọn sản phẩm có thương hiệu, an toàn, chất lượng, huyện Hoài Đức đã khai trương 4 điểm trưng bày, giới thiệu, bán sản phẩm OCOP tại Khu đô thị mới Bắc An Khánh, xã An Khánh; thôn 2, xã Cát Quế; Cụm công nghiệp Di Trạch, xã Di Trạch; Khu đô thị An Lạc, xã Vân Canh.

Mở rộng các điểm tiêu thụ sản phẩm OCOP

Phó Chủ tịch UBND huyện Hoài Đức Nguyễn Trung Thuận cho biết: Chương trình OCOP nhằm nâng cao giá trị sản xuất và tạo thương hiệu cho sản phẩm của các doanh nghiệp, hợp tác xã, các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn TP. Hà Nội và góp phần đẩy mạnh giao thương, kết nối, tiêu thụ sản phẩm. Trên cơ sở đó, huyện đã chủ động phối hợp với các sở, ngành thành phố để xây dựng, phát triển sản phẩm OCOP; đồng thời, khai trương các điểm trưng bày, giới thiệu, bán sản phẩm OCOP để tiêu thụ, quảng bá những sản phẩm OCOP của huyện.

Tuy nhiên, để người tiêu dùng trong cả nước biết đến, tin tưởng lựa chọn sản phẩm, góp phần thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn Thủ đô nói chung, huyện Hoài Đức nói riêng, huyện rất mong các cơ quan, đơn vị của thành phố tiếp tục quan tâm, quảng bá sản phẩm OCOP và các điểm giới thiệu, bán sản phẩm OCOP; giúp huyện kết nối, xây dựng chuỗi liên kết sản xuất - tiêu thụ sản phẩm. Cùng với đó, huyện sẽ tích cực động viên, khuyến khích, hỗ trợ các chủ thể tập trung nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm đã đạt OCOP; tiếp tục đăng ký thêm nhiều sản phẩm khác tham gia Chương trình OCOP, nhằm cung cấp cho thị trường những sản phẩm chất lượng, an toàn và nâng cao thu nhập cho người sản xuất.

Theo Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới TP. Hà Nội, thành phố hiện có 1.350 làng có nghề; hơn 5.000 sản phẩm nông sản được gắn mã truy xuất nguồn gốc bằng tem điện tử thông minh (QR code). Sau gần 5 năm triển khai chương trình OCOP, Hà Nội đã có 29/30 quận, huyện, thị đánh giá, phân hạng được 2.769 sản phẩm. Trong đó, có 6 sản phẩm đạt 5 sao, 12 sản phẩm đạt tiềm năng 5 sao, 1.485 sản phẩm đạt 4 sao và 1.266 sản phẩm đạt 3 sao. Năm 2024, các quận, huyện, thị trên địa bàn đã đăng ký đánh giá, phân hạng thêm 510 sản phẩm. Trong đó, tính riêng giai đoạn 2021 - 2023 đã đánh giá được 1.657 sản phẩm, đạt 82,9% mục tiêu của cả nhiệm kỳ.

Để triển khai hiệu quả Chương trình OCOP năm 2024, theo Phó Chánh Văn phòng thường trực Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới Nguyễn Văn Chí: Thành phố tiếp tục tổ chức các sự kiện, hội chợ, hội thảo để phát triển dịch vụ thương mại, kết nối giao thương, xúc tiến thương mại, kích cầu tiêu dùng. Đặc biệt, thành phố khuyến khích phát triển sản phẩm hàng hóa gắn với các loại hình thương mại, dịch vụ điện tử.

Đến hết năm 2023, thành phố xây dựng được 10 trung tâm thiết kế sáng tạo, giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP, làng nghề gắn với du lịch trên địa bàn 8 huyện: Phú Xuyên, Gia Lâm, Ứng Hòa, Đông Anh, Chương Mỹ, Thanh Trì, Thường Tín, Hoài Đức và quận Hà Đông. Theo kế hoạch, năm 2024, thành phố công nhận 5 - 10 mô hình trung tâm thiết kế sáng tạo, giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP, làng nghề gắn với du lịch. Bên cạnh đó, thành phố đã phát triển được 105 điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP.

(Trang thông tin có sự phối hợp của Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới TP. Hà Nội)

Địa phương

Đồng Nai hướng tới nền nông nghiệp xanh, bền vững
Địa phương

Hướng tới nền nông nghiệp xanh, bền vững

Để hướng tới một nền nông nghiệp xanh, bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu, tỉnh Đồng Nai chú trọng việc giảm sử dụng đầu vào hóa chất nông nghiệp nhằm tăng hiệu quả sử dụng nguồn lực tự nhiên trong quá trình sản xuất; áp dụng phương pháp tưới tiên tiến, tiết kiệm nước; chuyển đổi cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Bài 1: Kinh tế xanh, kinh tế số, tuần hoàn xuyên suốt
Hoạt động chính quyền

Bài 1: Kinh tế xanh, kinh tế số, tuần hoàn xuyên suốt

Kinh tế phát triển năng động, đi đầu trong phát triển kinh tế hàng không, công nghiệp công nghệ cao, khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo. Hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội, hệ thống đô thị phát triển đồng bộ, hiện đại, thông minh, bền vững, giàu bản sắc, đặc trưng là phát triển đô thị sân bay, đô thị sinh thái đẳng cấp quốc tế. Đồng Nai phát triển theo mô hình bền vững sử dụng năng lượng xanh, kinh tế xanh, kinh tế số; phát triển kinh tế tuần hoàn xuyên suốt, đồng bộ các ngành. Thực hiện mục tiêu Net-Zero vào năm 2050.

Hội nghị tập huấn chuyển đổi số tại Bà Rịa - Vũng Tàu: Động lực mạnh mẽ phát triển kinh tế - xã hội
Địa phương

Hội nghị tập huấn chuyển đổi số tại Bà Rịa - Vũng Tàu: Động lực mạnh mẽ phát triển kinh tế - xã hội

Bộ Thông tin và Truyền thông vừa phối hợp với UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu tổ chức Hội nghị tập huấn chuyển đổi số cho các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam. Tham dự hội nghị có lãnh đạo Cục Chuyển đổi số quốc gia, lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, cùng 17 đại diện Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh, thành phố khu vực phía Nam.

Bà Rịa - Vũng Tàu: Dồn lực hoàn thành nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2024
Trên đường phát triển

Bà Rịa - Vũng Tàu: Dồn lực hoàn thành nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2024

Trong 9 tháng đầu năm 2024, dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, đầu tư. Kết quả, kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh có nhiều chuyển biến tích cực hơn so với cùng kỳ.

Chế biến sâu làm tăng giá trị nông sản, tăng sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế
Địa phương

Chế biến sâu để nâng cao giá trị nông sản

Năng suất, chất lượng và giá trị xuất khẩu nông sản của Việt Nam liên tục tăng trưởng, góp phần quan trọng trong tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa. Đó là kết quả của ứng dụng công nghệ trong sản xuất, chế biến sản phẩm nông sản đang được các địa phương chú trọng. Tuy nhiên, vẫn còn những rào cản trong câu chuyện công nghệ mà Việt Nam cần vượt qua để giúp nâng cao giá trị nông sản.

TP. Hà Nội: Dự kiến dành hơn 2.346 tỷ đồng khôi phục sản xuất, đời sống sau bão
Địa phương

TP. Hà Nội: Dự kiến dành hơn 2.346 tỷ đồng khôi phục sản xuất, đời sống sau bão

Sáng 27.9, Ban Chỉ đạo Chương trình 04-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội về 'Đẩy mạnh thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới (NTM) gắn với cơ cấu lại ngành Nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân giai đoạn 2021-2025' tổ chức giao ban quý III.2024, triển khai nhiệm vụ giải pháp 3 tháng cuối năm 2024 và khắc phục hậu quả bão số 3.

Đưa Hà Nội trở thành Thành phố xanh – thông minh – hiện đại, xứng tầm vị thế
Trên đường phát triển

Đưa Hà Nội trở thành Thành phố xanh – thông minh – hiện đại, xứng tầm vị thế

Theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Minh Hà, chuyển đổi xanh cùng với chuyển đổi số đang là xu hướng diễn ra trên toàn cầu và ở Việt Nam. Chuyển đổi xanh là quá trình xây dựng nền kinh tế trong đó mức phát thải từ thấp đến rất thấp, đạt được thông qua việc phát triển văn minh, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Bắc Kạn xây dựng vùng đồng bào dân tộc thiểu số ổn định, phát triển
Địa phương

Bắc Kạn xây dựng vùng đồng bào dân tộc thiểu số ổn định, phát triển

Xác định Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, tỉnh Bắc Kạn đã thực hiện nhiều giải pháp tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân tộc. Qua đó góp phần ổn định an ninh chính trị, giữ vững khối đại đoàn kết dân tộc và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân vùng đồng bào DTTS.

TP. Hồ Chí Minh: Đề xuất phương án tháo gỡ khó khăn cho dự án chống ngập gần 10.000 tỷ đồng
Địa phương

TP. Hồ Chí Minh: Đề xuất phương án tháo gỡ khó khăn cho dự án chống ngập gần 10.000 tỷ đồng

Dự án giải quyết ngập do triều khu vực TP. Hồ Chí Minh có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu (giai đoạn 1) khởi công tháng 6.2016 đến nay đã triển khai đạt hơn 90% khối lượng công việc, tuy nhiên, dự án còn tồn đọng một số khó khăn, vướng mắc cần được xem xét, tháo gỡ.

Đưa sản phẩm OCOP đến với người tiêu dùng
Trên đường phát triển

Đưa sản phẩm OCOP đến với người tiêu dùng

Sau gần 5 năm triển khai thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), đến nay, 29/30 quận, huyện, thị xã của TP. Hà Nội đã đánh giá, phân hạng được trên 2.769 sản phẩm OCOP. Trong đó, có 6 sản phẩm đạt 5 sao, 12 sản phẩm đạt tiềm năng 5 sao, 1.485 sản phẩm đạt 4 sao và 1.266 sản phẩm đạt 3 sao. Dù trở thành đầu tàu trong thực hiện chương trình OCOP, song việc tiêu thụ các sản phẩm vẫn còn những khó khăn nhất định. Do đó, Hà Nội đang triển khai nhiều giải pháp để sản phẩm OCOP đến gần hơn với người tiêu dùng.

Bí Thư Thành ủy TP. Cần Thơ Nguyễn Văn Hiếu và Phó Bí thư Thường trực, Chủ tịch HĐND TP. Cần Thơ Phạm Văn Hiểu trao hoa chúc mừng các tân Thành ủy viên
Trên đường phát triển

4 nhân sự mới được chỉ định vào Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố Cần Thơ

Ngày 26.9, Thành ủy TP. Cần Thơ đã tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố sơ kết công tác 9 tháng và triển khai chương trình công tác Quý 4. 2024. Tại Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ TP. Cần Thơ đã trao quyết định chỉ định 4 nhân sự tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố.