Họa sỹ Trịnh Hữu Ngọc - Di sản đặc biệt của Mỹ thuật Đông Dương

Cuốn sách "Họa sỹ Trịnh Hữu Ngọc - Di sản đặc biệt của Mỹ thuật Đông Dương" là tâm huyết mà họa sỹ Trịnh Lữ viết về sự nghiệp hội họa, thực hành và giảng dạy thiết kế nội thất của cha ông, cố họa sỹ Trịnh Hữu Ngọc. 

Họa sỹ Trịnh Hữu Ngọc (1912 - 1997) được đào tạo tại trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương đầu thế kỷ XX, là một tên tuổi đã ghi dấu ấn trong hội họa, thiết kế nội thất của Việt Nam.

Với gần 400 trang khổ lớn, hơn 600 hình ảnh và tranh vẽ, được viết bằng song ngữ Việt - Anh, cuốn sách "Họa sỹ Trịnh Hữu Ngọc - Di sản đặc biệt của Mỹ thuật Đông Dương" như một chuyến đi trải nghiệm dành cho độc giả để khám phá chân dung, cuộc đời và sự nghiệp của cố hoạ sỹ Trịnh Hữu Ngọc. 

Họa sỹ Trịnh Hữu Ngọc - Di sản đặc biệt của Mỹ thuật Đông Dương -0
Cuốn sách như một chuyến đi trải nghiệm dành cho độc giả để khám phá chân dung, cuộc đời và sự nghiệp của cố hoạ sỹ Trịnh Hữu Ngọc

Họa sỹ Trịnh Lữ, tên thật là Trịnh Hữu Tuấn, sinh năm 1948 tại Hà Nội. Ông bén duyên với nhiều nghề như vẽ, viết, dịch thuật và tư vấn truyền thông phát triển và đều đạt được những thành tựu lớn. Trịnh Lữ luôn nhắc đến cha mình như một người thầy lớn, người ảnh hưởng đến con, cháu trong gia đình từ cách sống, sự lựa chọn nghề nghiệp và cả tư duy nghệ thuật.

Được đào tạo về hội họa tại trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, nhưng Trịnh Hữu Ngọc đã vận dụng kiến thức và sức sáng tạo cá nhân vào không chỉ cách vẽ tranh, nghiên cứu làm ra vóc sơn ta theo kỹ thuật riêng mà cả các lĩnh vực mỹ thuật khác, và gặt hái được những thành công.

Thông qua cuốn sách, người đọc sẽ thấy sự nghiệp của Trịnh Hữu Ngọc gắn bó chặt chẽ với mỹ thuật ứng dụng, giúp làm giàu cho đời sống thiết thực của người dân Việt bằng những ý tưởng và đóng góp từ tài năng Việt.

Sự nghiệp của cố họa sĩ Trịnh Hữu Ngọc đặc biệt được dẫn dắt bởi tư tưởng Chân -Thiện - Mỹ xuyên suốt, mà tiêu biểu là cách thực hành Thiền Họa - “mắt nhìn tay vẽ”, được thể hiện rất rõ qua kho tư liệu các tác phẩm trong cuốn sách. Độc giả sẽ được chiêm nghiệm không chỉ cách vẽ, tư duy hội họa của Trịnh Hữu Ngọc theo cách nhìn hiện thực thiên về ấn tượng tình cảm, mà còn có cơ hội đối chiếu và so sánh những tác phẩm đó với bút pháp và phong cách của những thầy cô mà cụ Ngọc kính trọng là Victor Tardieu, Joseph Inguimberty hay Alix Aymé...

Kết nối những dữ liệu này để hiểu được vì sao họa sỹ Trịnh Hữu Ngọc xứng đáng là "Di sản đặc biệt của Mỹ thuật Đông Dương".

Cuốn sách "Họa sỹ Trịnh Hữu Ngọc - Di sản đặc biệt của Mỹ thuật Đông Dương"gồm các phần: Cuộc đời và sự nghiệp với các bài viết về tuổi thơ, lập thân, học nghề, cách mạng và chiến tranh, cuộc đời mới…; Di sản đặc biệt điểm lại những tác phẩm của họa sĩ Trịnh Hữu Ngọc từ thời sinh viên, đồ gỗ mémo, tác phẩm minh họa, tranh sơn ta, từ ấn tượng đến thiền họa…; Bình luận, tưởng niệm tập hợp những bài viết cảm tưởng, một số trích đoạn báo chí, thư... về họa sĩ Trịnh Hữu Ngọc.

Nhân dịp phát hành cuốn sáchOmega Plus tổ chức tọa đàm và giới thiệu cuốn sách vào sáng 7.7, tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia I - Cục văn thư và Lưu trữ nhà nước, số 5 Vũ Phạm Hàm, Hà Nội. Tọa đàm dự kiến sẽ có sự tham gia của tác giả, họa sĩ Trịnh Lữ cùng một số họa sĩ, chuyên gia, nhà nghiên cứu mỹ thuật. 

Văn hóa

"Thu qua phố", màu nước trên giấy, 2022, Nguyễn Phương
Văn hóa

Làm giàu cho nghệ thuật và cho Hà Nội

Hà Nội với vẻ đẹp cổ kính và hiện đại luôn là nguồn cảm hứng nghệ thuật vô tận. Những bức tranh về Hà Nội là câu chuyện, cảm xúc và tình yêu dành cho mảnh đất này.

Tưởng niệm 724 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo và khai hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc 2024
Văn hóa

Tưởng niệm 724 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo và khai hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc 2024

Tối 18.9, trước nghi môn Đền Kiếp Bạc, Khu di tích Quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Hải Dương đã tổ chức trọng thể Lễ tưởng niệm 724 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo và khai hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2024.

'Mỏ vàng' của truyện tranh
Văn hóa

'Mỏ vàng' của truyện tranh

Thị trường truyện tranh ngày càng phát triển phong phú, đa dạng, từ thể loại tới nội dung. Nhiều tác giả không chỉ đầu tư làm cốt truyện, nét vẽ mà còn chú trọng khai thác chất liệu văn hóa, lịch sử, truyền thống dân tộc…

Triển lãm tranh lụa "Tằm"
Văn hóa

Triển lãm tranh lụa "Tằm"

"Tằm" là tên gọi triển lãm thứ 2 của Kén Lab, với ý nghĩa là sự nối tiếp cho hành trình học hỏi, phát triển tốt đẹp của nhóm đối với nghệ thuật vẽ tranh lụa truyền thống.

Hà Nội - Những tháng năm...
Văn hóa

Hà Nội - Những tháng năm...

Đêm nhạc "Hà Nội - Những tháng năm..." diễn ra vào 20 giờ ngày 20.9, tại Nhà hát Lớn Hà Nội sẽ đưa khán giả trở về những dấu ấn lịch sử hào hùng và vẻ đẹp lãng mạn của Thủ đô nghìn năm văn hiến.

Cộng hưởng điện ảnh và du lịch
Văn hóa

Cộng hưởng điện ảnh và du lịch

Điện ảnh truyền tải những hình ảnh đẹp về đất nước, con người, cảnh quan; du lịch giúp khách quốc tế trực tiếp trải nghiệm những gì họ đã thấy trên màn ảnh. Kết nối màn ảnh và điểm đến, Chương trình xúc tiến du lịch - điện ảnh Việt Nam tại Hoa Kỳ hứa hẹn thúc đẩy sự phát triển của hai ngành công nghiệp văn hóa này.

Quảng bá sơn mài Việt Nam tại Pháp
Văn hóa - Thể thao

Quảng bá sơn mài Việt Nam tại Pháp

Tại Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Pháp đang diễn ra Triển lãm Tranh, sản phẩm sơn mài. Hoạt động do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm chủ trì phối hợp với Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Pháp, Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp và các đơn vị tổ chức.

Mang rạp chiếu bóng đến với đồng bào vùng biên
Văn hóa

Mang rạp chiếu bóng đến với đồng bào vùng biên

Đều đặn nhiều đêm hè đã hàng chục năm nay, bà con đồng bào nơi biên giới đều háo hức chờ đợi buổi xem phim cùng cả bản làng, được mang đến bởi đội chiếu bóng lưu động của Trung tâm Văn hoá và Điện ảnh tỉnh Quảng Bình sau chặng đường dài ngược lên với đại ngàn.

Vở múa "Nàng Mây"
Văn hóa

Giữ bản sắc trong thế giới nghệ thuật hội nhập

Phản ánh chân thực, sinh động không gian, văn hóa truyền thống của nhiều cộng đồng, dân tộc, cuộc sống nhiều màu sắc tại các vùng miền, biên đạo múa NGUYỄN HẢI TRƯỜNG (Học viện Múa Việt Nam) mong muốn thể hiện đậm nét bản sắc Việt Nam qua góc nhìn của người trẻ.