Hoa hậu Sinh viên Việt Nam trao 540 phần quà Tết tại Ba Vì

Sau Gia Lai và Sơn La, chương trình “Tết Vạn Xuân” do Hoa hậu Sinh viên Việt Nam khởi xướng tiếp tục hành trình lan tỏa yêu thương, sẻ chia và mang lại niềm vui cho những gia đình và thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện Ba Vì, Hà Nội. Đây là hoạt động ý nghĩa nhân dịp Tết Ất Tỵ 2025.

Đảm nhận vai trò “Đại sứ mùa xuân” của chương trình, Hoa hậu Sinh viên Việt Nam 2024 Dương Trà Giang và Á hậu 2 Trương Thị Ngọc Lan cùng đoàn Hoa hậu Sinh viên Việt Nam đã dâng hương tại đền Thánh Tản Viên, cầu chúc một năm mới hạnh phúc, bình an cho mọi nhà.

hoa-hau-sinh-vien-vn.jpg
Hoa hậu Sinh viên Việt Nam Dương Trà Giang và Á hậu 2 Trương Thị Ngọc Lan trao quà cho các thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn tại huyện Ba Vì, Hà Nôi. Ảnh: BTC

Tiếp đó, tại trụ sở Ủy ban nhân dân huyện Ba Vì, đoàn đã trao tặng 540 phần quà trị giá 270 triệu đồng, trong đó 236 suất quà được trao tận tay tới các gia đình, thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn thuộc các xã: Cam Thượng, Tiên Phong, Đông Quang, Vật Lại, Tây Đằng, Vạn Thắng.

Những phần quà còn lại được chuyển đến cơ sở Đoàn để tiếp tục trao tặng các hộ gia đình và thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn. Mỗi món quà được trao đi thể hiện lòng nhân ái, một phần trong sứ mệnh lan tỏa sự sẻ chia và hỗ trợ cộng đồng trước thềm năm mới.

Chương trình “Tết Vạn Xuân” không đơn thuần là một hoạt động thiện nguyện mà còn là cầu nối để gửi gắm thông điệp về sự sẻ chia và đồng hành trong mùa xuân mới.

Văn hóa - Thể thao

Tìm kiếm tài năng sáng tác truyện tranh Việt Nam
Văn hóa - Thể thao

Tìm kiếm tài năng sáng tác truyện tranh Việt Nam

Với mong muốn tìm kiếm các tác giả, họa sĩ truyện tranh Việt Nam và phát triển các tác phẩm truyện tranh của Việt Nam, Viện Pháp tại Việt Nam, Nhà xuất bản Kim Đồng và Phái đoàn Wallonie-Bruxelles (Bỉ) tại Việt Nam phối hợp tổ chức cuộc thi Sáng tác truyện tranh lần thứ hai năm 2025.

"Gốm Mường" và câu chuyện bảo tồn văn hóa
Văn hóa - Thể thao

"Gốm Mường" và câu chuyện bảo tồn văn hóa

"Gốm Mường" không chỉ là sản phẩm nghệ thuật mà còn là kết tinh của hành trình bảo tồn, phát triển văn hóa dân tộc Mường. Hành trình này được khởi xướng bởi họa sĩ Vũ Đức Hiếu, người đã dành hơn thập kỷ để học hỏi và rèn luyện các kỹ thuật truyền thống về nghề gốm.

Nghệ thuật cảm hứng từ thi ca Mường
Văn hóa - Thể thao

Nghệ thuật cảm hứng từ thi ca Mường

Với 40 tác phẩm hội họa - sắp đặt, triển lãm Té Tất Té Đák (Đẻ Đất Đẻ Nước) của họa sĩ Thu Trần sẽ đưa người xem đến đất Mường với bề dày văn hóa được lưu giữ từ đời sống, phong tục tập quán đến truyện kể, thi ca. 

Nữ phục dân tộc truyền thống - bức tranh rực rỡ sắc màu
Văn hóa - Thể thao

Nữ phục dân tộc truyền thống - bức tranh rực rỡ sắc màu

Không chỉ phục vụ nhu cầu mặc, trang phục còn như tác phẩm nghệ thuật sống động, kể câu chuyện về lịch sử, văn hóa, tâm hồn con người từng dân tộc, từng vùng đất. Tìm về nữ phục truyền thống của các dân tộc, nhóm dân tộc ở ba miền, đạo diễn Nguyễn Bông Mai đã tỉ mỉ ghi lại vẻ đẹp ấy và quảng bá rộng rãi tới công chúng, đặc biệt là giới trẻ.

Ba chiếc ô tô từng phục vụ Chủ tịch Hồ Chí Minh là Bảo vật quốc gia
Văn hóa - Thể thao

Ba chiếc ô tô từng phục vụ Chủ tịch Hồ Chí Minh là Bảo vật quốc gia

Ba chiếc xe ô tô được sử dụng phục vụ Chủ tịch Hồ Chí Minh từ năm 1954 - 1969 được công nhận là Bảo vật quốc gia theo Quyết định số 1712/QĐ-TTg ngày 31.12.2024 của Thủ tướng Chính phủ. Ngày 19.1, Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch sẽ long trọng tổ chức lễ công bố Quyết định.

Xây dựng văn hóa số - nhiệm vụ chiến lược
Văn hóa

Xây dựng văn hóa số - nhiệm vụ chiến lược

PGS. TS. Bùi Hoài Sơn

Văn hóa số không chỉ là một khái niệm mới mà còn là tư duy, phong cách sống và làm việc mới, nơi các giá trị của sáng tạo, đổi mới và kết nối được đề cao. Xây dựng văn hóa số là nền tảng thúc đẩy phát triển toàn diện khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, thực hiện thành công Nghị quyết số 57-NQ/TW.