Hòa Bình quyết tâm hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng 9%

Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang bước vào giai đoạn phát triển mạnh mẽ, tỉnh Hòa Bình nỗ lực không ngừng để hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng kinh tế (GRDP) năm 2025 đạt 9%. Đây không chỉ là thách thức mà còn là cơ hội để khẳng định vị thế và tiềm năng phát triển, đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước.

Tận dụng tối đa cơ hội phát triển

Nằm ở cửa ngõ vùng Tây Bắc, tiếp giáp với Thủ đô Hà Nội với lợi thế về giao thông, nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, nền văn hóa đậm đà bản sắc và nguồn nhân lực dồi dào là điều kiện “cần và đủ” để Hòa Bình hiện thức hóa khát vọng phát triển nhanh, bền vững. Với quyết tâm đổi mới, tạo đột phá trong phát triển kinh tế, những năm qua, UBND tỉnh đặc biệt coi trọng chỉ đạo, điều hành thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh cùng với các quy hoạch gắn liền với nhiều tiềm năng, thế mạnh của địa phương.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Văn Toàn chia sẻ, UBND tỉnh Hòa Bình đã ban hành triển khai thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình Nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững trên địa bàn. Cùng với đó, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 cũng đã xác định mục tiêu phát triển bền vững là quan điểm xuyên suốt, bao trùm trên tất cả các lĩnh vực trong những năm tới.

Nhằm thực hiện hóa mục tiêu đó, tỉnh đã khẩn trương lập quy hoạch giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 với nguyên tắc bảo đảm phù hợp với định hướng phát triển bền vững của tỉnh. Trong đó, lấy phát triển công nghiệp làm đột phá, phát triển du lịch làm mũi nhọn, phát triển nông nghiệp là nền tảng. Đến nay, tỉnh Hòa Bình đã hoàn thành quy hoạch chung và đang tiếp tục triển khai thực hiện quy hoạch chung, phát triển mạnh về hạ tầng trong đó là hạ tầng giao thông, phát triển các tuyến đường đối ngoại, đường nội tỉnh. Ngoài ra, tỉnh đã quy hoạch được hạ tầng du lịch, phát triển hồ Hòa Bình với tổng diện tích khoảng 52.000ha, đây sẽ trở thành khu du lịch trọng điểm quốc gia. Hiện, đã có một số nhà đầu tư nghiên cứu, từng bước hoàn thiện các công việc chuẩn bị khởi công, như: Tập đoàn SunGroup chuẩn bị khởi công tuyến cáp treo xã Cuối Hạ (huyện Kim Bôi) sang xã Quý Hòa (huyện Lạc Sơn)…

c2.jpg
Khu Công nghiệp Nhuận Trạch (Lương Sơn) được kỳ vọng sẽ tạo ra hàng nghìn việc làm cho lao động địa phương, đóng góp lớn vào thu ngân sách nhà nước. Ảnh: Lê Huệ

Với mục tiêu phát triển ngành công nghiệp thực sự trở thành động lực của nền kinh tế, Hòa Bình đặc biệt chú trọng định hướng, quy hoạch phát triển các khu, cụm công nghiệp. Trong đó, Tỉnh ủy Hòa Bình đã quan tâm chỉ đạo đưa khu công nghiệp (KCN) Nhuận Trạch vào danh mục các dự án sử dụng vốn đầu tư ngoài ngân sách nhà nước của Ban Chỉ đạo các dự án trọng điểm tỉnh. Sau hơn 2 năm triển khai, đến nay dự án KCN Nhuận Trạch đã hoàn thành theo đúng quy định và đủ điều kiện khởi công vào ngày 10.1.2025.

UBND tỉnh cam kết cùng các sở, ngành, địa phương tiếp tục quán triệt tinh thần hành động quyết liệt, kịp thời, hiệu quả trong toàn hệ thống chính trị; đồng hành tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, vượt qua thách thức hoàn thành toàn diện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2025, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hòa Bình NGUYỄN VĂN TOÀN

Theo Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Văn Toàn, KCN Nhuận Trạch có quy mô 213,68ha, với tổng mức đầu tư gần 2.400 tỷ đồng được định hướng trở thành một KCN đa ngành kiểu mẫu của tỉnh theo đúng tiêu chí “xanh - sạch - đẹp” và là “điểm đến của thành công cho các nhà đầu tư” trong nước và quốc tế. Khi đi vào hoạt động, KCN Nhuận Trạch được kỳ vọng sẽ tạo ra hàng nghìn việc làm cho lao động địa phương, đóng góp lớn thu ngân sách; đồng thời, góp phần quan trọng cho sự phát triển toàn diện, để Hòa Bình sớm trở thành một tỉnh phát triển, tăng trưởng mạnh mẽ và bền vững, điểm sáng mới trong thu hút các nhà đầu tư.

Quyết tâm thực hiện tốt mục tiêu

Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 của HĐND tỉnh đề ra chỉ tiêu GRDP đạt 9% năm 2025; thu nhập bình quân đầu người đạt 88 triệu đồng; thu ngân sách nhà nước đạt trên 7 nghìn tỷ đồng; giá trị xuất khẩu đạt trên 2.361 triệu USD... Để hoàn thành mục tiêu này, ngay từ đầu năm, Hòa Bình đã đề ra 10 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm. Trong đó, thực hiện quyết liệt, đồng bộ 4 đột phá chiến lược; tổ chức thực hiện Quy hoạch tỉnh Hòa Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo kế hoạch đã được phê duyệt. Tiếp tục cơ cấu lại kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, tạo động lực tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Cùng với đó, tiếp tục kích cầu, phát triển du lịch và tập trung triển khai thực hiện Đề án Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc Mường và nền “Văn hóa Hòa Bình”, giai đoạn 2023 - 2030 trên địa bàn tỉnh.

Phát huy tiềm năng sẵn có, đầu tư vào các lĩnh vực chiến lược, xây dựng môi trường đầu tư thuận lợi và phát triển nguồn nhân lực, Hòa Bình đang từng bước khẳng định vị thế của mình, góp phần quan trọng vào sự phát triển chung của đất nước. Thời gian tới, tỉnh cũng xác định đẩy nhanh hơn nữa công tác giải phóng mặt bằng và tiến độ thực hiện các dự án trọng điểm, tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp bảo đảm kịp thời, hiệu quả. Đặc biệt, tỉnh sẽ tập trung rà soát, kiên quyết thu hồi các dự án không làm, dự án chậm tiến độ; khẩn trương xây dựng hành lang pháp lý, có cơ chế khuyến khích cho những nội dung mới, dự án công nghệ cao, dự án lớn, xu hướng mới nhằm phát triển ổn định, lành mạnh, bền vững.

Trên đường phát triển

Bà Rịa - Vũng Tàu: Kinh tế tiếp tục bứt phá, sản xuất công nghiệp tăng 21,48%
Địa phương

Bà Rịa - Vũng Tàu: Kinh tế tiếp tục bứt phá, sản xuất công nghiệp tăng 21,48%

Giá trị sản xuất công nghiệp (trừ dầu thô và khí đốt) tháng 2 của Bà Rịa - Vũng Tàu ước đạt 41.687 tỷ đồng, tăng 21,48%, cùng nhiều chỉ tiêu kinh tế đạt mức cao so với cùng kỳ. Đồng thời, tỉnh tiếp tục triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, thúc đẩy sản xuất - kinh doanh và thu hút đầu tư.

Cán bộ Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Kim Bôi trao đổi với người dân về phương án bồi thường, đền bù giải phóng mặt bằng.
Địa phương

Quyết tâm đưa dự án Quần thể khu đô thị sinh thái Cuối Hạ khởi công đúng tiến độ

Với quyết tâm để dự án Quần thể khu đô thị sinh thái, vui chơi giải trí cao cấp và hệ thống cáp treo Cuối Hạ khởi công theo đúng kế hoạch trong tháng 5 tới, thời điểm này, huyện Kim Bôi (Hòa Bình) đang nỗ lực, quyết liệt chỉ đạo công tác đền bù giải phóng mặt bằng, triển khai khu tái định cư, khu xây dựng nông thôn mới và một số hạng mục khác.

Gia Lâm về đích xây dựng nông thôn mới nâng cao
Địa phương

Gia Lâm về đích xây dựng nông thôn mới nâng cao

Sau 5 năm triển khai thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao, huyện Gia Lâm có 20/20 xã đạt chuẩn NTM nâng cao. Trong đó, có 7 xã NTM kiểu mẫu; huyện đạt 9/9 tiêu chí, với 38 chỉ tiêu huyện NTM nâng cao, vượt chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ 22, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đề ra trước 2 năm.

Quảng Ninh: Rà soát, loại bỏ ngay những quy định, thủ tục hành chính đang là rào cản phát triển
Trên đường phát triển

Quảng Ninh: Rà soát, loại bỏ ngay những quy định, thủ tục hành chính đang là rào cản phát triển

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị công bố kết quả các Chỉ số PAR INDEX, SIPAS, DDCI, DGI, DTI của cơ quan, đơn vị, địa phương năm 2024 diễn ra sáng nay, 15.3, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Phạm Đức Ấn đề nghị, các cơ quan, đơn vị, địa phương tiếp tục nêu cao tinh thần lấy sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp là thước đo đánh giá chất lượng phục vụ của cơ quan hành chính từ tỉnh đến cơ sở. Phải loại bỏ ngay những quy định, thủ tục hành chính (TTHC) đang là rào cản cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, nhà đầu tư, nhân dân; bảo đảm giảm ít nhất 30% thời gian xử lý thủ tục hành chính.

Chặn dòng, tích nước dự án hồ thủy lợi nghìn tỷ giữa lòng TP. Buôn Ma Thuột
Trên đường phát triển

Chặn dòng, tích nước dự án hồ thủy lợi nghìn tỷ giữa lòng TP. Buôn Ma Thuột

Dự án hồ thủy lợi Ea Tam sau khi hoàn thiện sẽ bảo đảm điều tiết được trên 1 triệu m3 nước để phục vụ nước sinh hoạt cho khoảng 25.000 người dân trong khu vực thành phố và lân cận. Công trình cũng được kỳ vọng là địa điểm khai thác tiềm năng du lịch, kêu gọi đầu tư và mở rộng không gian đô thị quanh vùng dự án.

Liên kết chuỗi để phát triển cà phê bền vững
Địa phương

Liên kết chuỗi để phát triển cà phê bền vững

Trong khuôn khổ Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025, ngày 13.3, Hội Nông dân tỉnh Đắk Lắk tổ chức Hội thảo “Nông dân với phát triển cà phê bền vững” nhằm hướng các hội viên nông dân tích cực phát triển kinh tế tập thể, liên kết chuỗi để phát triển ngành hàng cà phê bền vững.

Hà Nội: Đổi mới toàn diện việc giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công không phụ thuộc địa giới hành chính
Trên đường phát triển

Hà Nội: Đổi mới toàn diện việc giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công không phụ thuộc địa giới hành chính

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành Kế hoạch số 74/KH-UBND ngày 12.3.2025 về việc nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình; cung cấp dịch vụ số mới được cá nhân hóa, dựa trên dữ liệu cho người dân và doanh nghiệp; cung cấp dịch vụ công không phụ thuộc địa giới hành chính.

Thành lập Báo Lào Cai trên cơ sở hợp nhất Báo và Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh
Trên đường phát triển

Thành lập Báo Lào Cai trên cơ sở hợp nhất Báo và Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh

Từ ngày 1.4, Báo Lào Cai hoạt động theo mô hình đơn vị sự nghiệp trực thuộc Tỉnh ủy, gồm 9 đơn vị trực thuộc, gồm: Phòng Hành chính - Trị sự; Phòng Kỹ thuật - Công nghệ; Phòng Thư ký tổng hợp; Phòng Biên tập và tổ chức sản xuất; Phòng Văn nghệ - Thể thao - Giải trí; Phòng Dân tộc; Phòng Thời sự - Chính trị; Phòng Kinh tế - Xã hội; Phòng Phát triển nội dung số.

Lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa chụp ảnh lưu niệm với cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân. Ảnh: Minh Hiếu
Địa phương

Thanh Hóa: Gỡ điểm nghẽn để doanh nghiệp phát triển trong kỷ nguyên vươn mình

Ngày 13.3, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa tổ chức tọa đàm “Doanh nghiệp, doanh nhân Thanh Hóa - Kỳ vọng trong kỷ nguyên vươn mình”. Tại tọa đàm, các doanh nghiệp đã chia sẻ khó khăn và kiến nghị các giải pháp tháo gỡ điểm nghẽn trong hoạt động sản xuất kinh doanh để đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh

Hòa Bình: Xây dựng văn hóa giao thông gắn với vai trò nêu gương người đứng đầu
Địa phương

Hòa Bình: Xây dựng văn hóa giao thông gắn với vai trò nêu gương người đứng đầu

Nhằm triển khai hiệu quả các giải pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông, quyết tâm kiềm chế, kéo giảm tai nạn giao thông, tỉnh Hòa Bình đã tập trung triển khai các dự án nâng cao kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Đôn đốc các đơn vị quản lý đường bộ, các địa phương triển khai công tác bảo trì đường bộ. Đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền, tích cực nêu cao tinh thần tự giác, gương mẫu chấp hành các quy định của pháp luật về trật tự an toàn giao thông; xây dựng văn hóa giao thông theo tổ chức gắn với vai trò nêu gương của người đứng đầu.

Hoa Lư – Vươn tầm thành phố toàn cầu trên nền tảng đô thị di sản thiên niên kỷ mang đậm bản sắc Việt
Trên đường phát triển

Hoa Lư – Vươn tầm thành phố toàn cầu trên nền tảng đô thị di sản thiên niên kỷ mang đậm bản sắc Việt

Ngày nay, những giá trị lịch sử, văn hóa, phẩm chất nổi bật của con người vùng đất thiêng Hoa Lư (Ninh Bình) vẫn luôn được gìn giữ, lan tỏa, rộng mở và tiếp biến không ngừng, trở thành giá trị đặc trưng, là động lực, lợi thế cạnh tranh để tỉnh Ninh Bình vươn lên mạnh mẽ, hướng tới một thành phố toàn cầu trên nền tảng Đô thị di sản thiên niên kỷ mang đậm bản sắc Việt.

Hà Nội: Tiếp tục xây dựng nông thôn mới theo hướng đô thị
Trên đường phát triển

Hà Nội: Tiếp tục xây dựng nông thôn mới theo hướng đô thị

Chiều 12.3, Ban Chỉ đạo Chương trình số 04-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội tổ chức Hội nghị tổng kết kết quả thực hiện Chương trình số 04-CTr/TU ngày 17.3.2021 của Thành ủy Hà Nội về “Đẩy mạnh thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân giai đoạn 2021- 2025”; công bố và trao Quyết định các huyện Hoài Đức, Đông Anh, huyện Thanh Oai đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.