Hòa Bình: Quyết liệt giải ngân vốn đầu tư công

Giải ngân hiệu quả nguồn vốn đầu tư công là nhiệm vụ quan trọng và cần thiết để thúc đẩy phát triển KT - XH tỉnh Hòa Bình. Mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng thông qua các giải pháp cụ thể và đồng bộ, tỉnh đang từng bước cải thiện tốc độ giải ngân, phấn đấu đến hết tháng 1.2025 sẽ hoàn thành 100% nguồn vốn được phân bổ năm 2024.

Tăng cường kiểm tra, giám sát thực tế

Xác định giải ngân là một trong những nhiệm vụ hàng đầu cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, năm 2024, UBND tỉnh Hòa Bình đã tiếp tục duy trì tổ công tác thúc đẩy giải ngân do Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm Tổ trưởng để kịp thời chỉ đạo, rà soát, khắc phục những khó khăn, vướng mắc ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân của các dự án. Cùng với đó, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh đã thành lập Đoàn kiểm tra thực địa về tình hình thực hiện, tiến độ giải ngân vốn đầu tư công trên địa bàn các huyện để nắm bắt những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai của các chương trình, dự án. Đồng thời, đề xuất các giải pháp, phương án thực hiện cụ thể đối với từng vấn đề đã tồn tại nhiều năm trong công tác giải phóng mặt bằng, đấu thầu và tổ chức thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia.

Tỉnh Hòa Bình phấn đấu đến hết tháng 1.2025 giải ngân 100% nguồn vốn được phân bổ năm 2024. Ảnh: Đặng Tình
Tỉnh Hòa Bình phấn đấu đến hết tháng 1.2025 giải ngân 100% nguồn vốn được phân bổ năm 2024. Ảnh: Đặng Tình

Đối với các dự án gặp khó khăn, vướng mắc chưa thể triển khai thực hiện giải ngân ngay hoặc dự án đã hoàn thành không sử dụng hết kế hoạch vốn được giao, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã báo cáo UBND tỉnh thực hiện điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024 (hiện nay đang trình điều chỉnh lần thứ 3, với tổng số tiền 3 lần điều chỉnh là 316,6 tỷ đồng).

Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng thành phố Hòa Bình được giao 17 dự án với kế hoạch vốn là hơn 200 tỷ đồng. Do vậy, việc đẩy nhanh tiến độ các dự án bảo đảm giải ngân vốn đầu tư công rất cần thiết và cấp bách. Theo Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng thành phố Hòa Bình Đặng Đình Sơn, để bảo đảm kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công, đơn vị đã yêu cầu các nhà thầu phải ký cam kết bảo đảm tiến độ và chất lượng dự án. Đồng thời, chủ động phối hợp với các đơn vị liên quan giải quyết dứt điểm công tác giải phóng mặt bằng; đôn đốc, chỉ đạo đơn vị thi công tăng cường máy móc, vật tư vật liệu, nhân lực đẩy nhanh tiến độ. Phấn đấu bảo đảm hoàn thành mục tiêu đến hết tháng 9.2024 giải ngân đạt 70% kế hoạch vốn giao.

Với sự tập trung quyết liệt trong chỉ đạo việc thực hiện và giải ngân các dự án, các chủ đầu tư đã tăng cường kiểm tra, giám sát, nắm bắt tình hình thực tế tại công trường, chỉ đạo các bộ phận đẩy nhanh tiến độ, nghiệm thu khối lượng hoàn thành. Tính đến hết tháng 7.2024, tỷ lệ giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024 của tỉnh đạt kết quả tương đương so với trung bình cả nước. Theo đó, số kế hoạch vốn đã giải ngân là 1.164,3 tỷ đồng, đạt 34% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ và đạt 31% UBND tỉnh giao chi tiết đến từng dự án, số tuyệt đối cao hơn khoảng 96 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2023.

Tránh đầu tư dàn trải

Dù đã có nhiều nỗ lực, tỉnh Hòa Bình vẫn đối mặt với không ít thách thức trong việc giải ngân vốn đầu tư. Một trong những thách thức lớn nhất là vấn đề giải phóng mặt bằng, chủ yếu là vướng mắc về đơn giá và phương án đền bù còn chồng chéo giữa quy hoạch sử dụng đất và các quy hoạch xây dựng, quy hoạch ngành. Chính sách bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng còn chưa nhận được sự đồng thuận, nhất trí của một số hộ dân (đặc biệt là về số tiền bồi thường khi bị thu hồi đất), một số chủ đầu tư còn thiếu sát sao, ảnh hưởng đến việc bàn giao mặt bằng thi công. Đối với hai dự án trọng điểm của tỉnh có số vốn kế hoạch rất lớn là dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu (đoạn từ Km19+000 - Km53+000) trên địa bàn tỉnh Hòa Bình và đường liên kết vùng Hòa Bình với Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu) có diện tích chiếm đất lớn, công tác giải phóng mặt bằng, chuyển đổi đất lúa, mục đích sử dụng rừng gặp nhiều khó khăn nên tỷ lệ giải ngân còn thấp.

Để bảo đảm giải ngân hết kế hoạch vốn năm 2024 được giao, UBND tỉnh đã chỉ đạo các chủ đầu tư công khai, minh bạch trong thực hiện các thủ tục thực hiện dự án; đẩy mạnh công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong các dự án... Đặc biệt, tỉnh kiên quyết thay thế kịp thời những cán bộ, công chức, viên chức yếu kém về năng lực, trì trệ, gây nhũng nhiễu, phiền hà và xử lý nghiêm các hành vi tiêu cực trong quản lý đầu tư công. Đồng thời, đưa việc thực hiện tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trở thành một trong những tiêu chí đánh giá kết quả hoàn thành nhiệm vụ năm 2024 của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh.

Theo Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bùi Quang Điệp, thời gian tới, khi xây dựng kế hoạch đầu tư công năm 2025 và giai đoạn 2026 - 2030, tỉnh sẽ xác định rõ mục tiêu, khả năng huy động và cân đối nguồn vốn, thứ tự ưu tiên bố trí vốn và khả năng thực hiện, giải ngân; tránh đầu tư phân tán, dàn trải, manh mún, kém hiệu quả, bảo đảm đúng tiến độ. Đồng thời, tập trung đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, huy động cả hệ thống chính trị để giải quyết dứt điểm công tác giải phóng mặt bằng. Chủ động rà soát, đề xuất điều chuyển vốn theo thẩm quyền giữa các dự án chậm giải ngân sang các dự án có khả năng giải ngân tốt hơn, có nhu cầu bổ sung vốn để thực hiện theo quy định.

Đặc biệt, người đứng đầu các địa phương phải sát tình hình, lắng nghe ý kiến của người dân để làm tốt được công tác giải phóng mặt bằng. Quyết liệt, chủ động xử lý, tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn một cách kịp thời, hiệu quả theo chức năng, nhiệm vụ được giao; thực hiện cơ chế phân công, giao trách nhiệm, phối hợp rõ ràng, cụ thể về thẩm quyền, trách nhiệm giữa các cơ quan, đơn vị trong việc hoàn thiện thủ tục đầu tư dự án…

Trên đường phát triển

TP. Hồ Chí Minh: Lên kế hoạch phát triển công nghiệp văn hóa đến năm 2030
Trên đường phát triển

TP. Hồ Chí Minh: Lên kế hoạch phát triển công nghiệp văn hóa đến năm 2030

UBND TP. Hồ Chí Minh vừa ban hành kế hoạch triển khai thực hiện đề án "Phát triển ngành công nghiệp văn hóa TP. Hồ Chí Minh đến năm 2030" giai đoạn 2024-2025. Đây là bước tiến quan trọng nhằm thúc đẩy sự phát triển toàn diện của các ngành công nghiệp văn hóa, góp phần vào tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội của thành phố.

Nhiều tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác ứng phó, khắc phục hậu quả bão số 3 được nhận Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh
Địa phương

Quảng Ninh dồn lực tái thiết sau bão, giữ vững tăng trưởng

Quyết tâm đi lên từ gian khó, phát huy tinh thần "Kỷ luật và Đồng tâm", tỉnh Quảng Ninh đã thành lập tổ công tác để xây dựng đề án khôi phục tái thiết tỉnh với mục tiêu phát triển hơn sau bão Yagi. Đặc biệt, là khắc phục được những điểm yếu, phát huy được thế mạnh của tỉnh để phấn đấu giữ vững tăng trưởng trên 10% năm 2024, là năm thứ 10 liên tiếp, đạt một thập kỷ tăng trưởng 2 con số.

Bắc Ninh "kiên định mục tiêu, kiến tạo thịnh vượng"
Trên đường phát triển

Bắc Ninh "kiên định mục tiêu, kiến tạo thịnh vượng"

Chiều 22.9, UBND tỉnh Bắc Ninh đã tổ chức Hội nghị công bố Quy hoạch và Xúc tiến đầu tư năm 2024, với chủ đề “Bắc Ninh - Kinh Bắc, khởi sắc đầu tư’’. Tại Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mong muốn tỉnh Bắc Ninh “khai phá tiềm năng, khẳng định chính mình, kiên định mục tiêu, kiến tạo thịnh vượng”.

Nam Định: Trên 97% xã, phường, thị trấn được công nhận đạt chuẩn tiếp cận pháp luật
Trên đường phát triển

Nam Định: Trên 97% xã, phường, thị trấn được công nhận đạt chuẩn tiếp cận pháp luật

Nhằm nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật cho nhân dân, những năm qua, các cấp ủy đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể trong tỉnh đã đẩy mạnh xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, tạo điều kiện cho người dân được tiếp cận các dịch vụ pháp lý, góp phần bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế ở địa phương.

Hậu Giang: 74/75 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật
Trên đường phát triển

Hậu Giang: 74/75 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật

Theo Sở Tư pháp tỉnh Hậu Giang, sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 25/2021 quy định về xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; UBND tỉnh đã chỉ đạo UBND cấp huyện tập trung quán triệt, triển khai các nội dung quy định, thành lập hội đồng đánh giá, ban hành quy chế hoạt động... Trọng tâm là chỉ đạo, hướng dẫn, phổ biến, tập huấn, kiểm tra thực hiện nhiệm vụ xây dựng địa phương đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, bảo đảm nghiêm túc, thực chất, đúng quy định.

Năm 2024, tỉnh Sóc Trăng phấn đấu đạt diện tích nuôi tôm nước lợ 50.820ha, với sản lượng khoảng 212.000 tấn
Địa phương

Sóc Trăng xây dựng nền nông nghiệp giá trị cao, bền vững

Theo kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN - PTNT) giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh Sóc Trăng đặt trọng tâm từng bước chuyển từ tư duy “phát triển sản xuất nông nghiệp” sang “phát triển kinh tế nông nghiệp” với nhiều chương trình, dự án được triển khai trong các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, phát triển sản phẩm đặc trưng của địa phương. Bước chuyển đó hướng đến mục tiêu phát triển nông nghiệp bền vững với các sản phẩm nông nghiệp có chất lượng tốt, giá trị cao, tăng sức cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước.

Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng phối hợp PBGDPL tỉnh Nguyễn Văn Út chỉ đạo địa phương tiếp tục nhân rộng các mô hình hay. Ảnh: Hùng Anh
Trên đường phát triển

Đổi mới về nội dung, hình thức, phù hợp với tình hình thực tiễn địa phương

Ngay từ những tháng đầu năm 2024, các ngành, địa phương bám sát chỉ đạo của Hội đồng phối hợp PBGDPL tỉnh Long An đã cụ thể hóa việc chỉ đạo, hướng dẫn và triển khai thực hiện trong nhiệm vụ được giao. Từ đó, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) đã có đổi mới về nội dung, hình thức, phù hợp với tình hình thực tiễn địa phương.

Nhờ Chương trình Xây dựng nông thôn mới, cơ sở hạ tầng huyện Phúc Thọ được quan tâm, đầu tư
Địa phương

Phúc Thọ dồn lực xây dựng xã nông thôn mới nâng cao

Là huyện thuần nông, xuất phát điểm nhiều khó khăn, với nỗ lực và quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, công cuộc xây dựng nông thôn mới (NTM) của huyện Phúc Thọ (Hà Nội) có nhiều kết quả đáng ghi nhận. Bước vào giai đoạn mới, huyện đã và đang tập trung nâng cao chất lượng các tiêu chí, xây dựng các xã NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu... để sớm hoàn thành các chỉ tiêu đặt ra.

Lạng Sơn: Đồng sức, đồng lòng vượt qua khó khăn bão lũ
Địa phương

Lạng Sơn: Đồng sức, đồng lòng vượt qua khó khăn bão lũ

Bão số 3 gây thiệt hại nặng nề cho người dân một ở số địa bàn của tỉnh Lạng Sơn. Với sự chủ động của chính quyền, lực lượng chức năng, sự đồng lòng của người dân, công tác khắc phục hậu quả sau lũ đã và đang được tiến hành khẩn trương, nỗ lực cao nhất để người dân nhanh chóng ổn định cuộc sống, khôi phục sản xuất.

Lâm Đồng phấn đấu phê duyệt 2 dự án cao tốc trong tháng 10.2024
Địa phương

Lâm Đồng phấn đấu phê duyệt 2 dự án cao tốc trong tháng 10.2024

Đó là nhiệm vụ Ban chỉ đạo các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải giao cho tỉnh Lâm Đồng tại phiên họp thứ 14 về các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban chỉ đạo chủ trì, diễn ra theo hình thức trực tiếp và trực tuyến nối đầu cầu Chính phủ với các địa phương.

Bà Rịa - Vũng Tàu: Điều chỉnh bảng giá đất mới không ảnh hưởng đến nghĩa vụ tài chính của người dân
Trên đường phát triển

Bà Rịa - Vũng Tàu: Điều chỉnh bảng giá đất mới không ảnh hưởng đến nghĩa vụ tài chính của người dân

Sở Tài nguyên và Môi trường Bà Rịa - Vũng Tàu khẳng định rằng, mặc dù Quyết định số 26/2024/QĐ-UBND có điều chỉnh tăng giá đất, nhưng về cơ bản, nghĩa vụ tài chính của người dân không thay đổi nhiều. Khi so sánh giá đất giữa các quyết định, mức thuế và tiền sử dụng đất phải nộp của người dân vẫn giữ nguyên.

Tính riêng lĩnh vực trồng trọt, tỉnh Đồng Nai đã có 45 mô hình ứng dụng công nghệ cao
Địa phương

Nông nghiệp công nghệ cao là xu thế tất yếu

Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN - PTNT) tỉnh Đồng Nai Nguyễn Văn Thắng nhìn nhận, phát triển nông nghiệp công nghệ cao là xu thế tất yếu của tỉnh. Thông qua đó, giúp nâng cao năng lực cạnh tranh, giá trị gia tăng đồng thời thúc đẩy kết cấu hạ tầng, nhận diện thương hiệu, đầu tư sản xuất giống cây trồng, vật nuôi...

Bí thư Quận ủy Tây Hồ Lê Thị Thu Hằng kiểm tra công tác bố trí các điểm di dời cho người dân trên địa bàn
Địa phương

Quận Tây Hồ, Hà Nội: Đồng hành với người dân phục hồi sản xuất sau bão lũ

Bão số 3 đã qua đi nhưng những hậu quả để lại cho người dân quận Tây Hồ (Hà Nội) còn rất nặng nề với mức thiệt hại ước tính gần 90 tỷ đồng. Nhằm phục hồi sản xuất nông nghiệp cho người dân canh tác tại khu vực ngoài bãi, quận Tây Hồ đã xây dựng kế hoạch, bố trí khoảng 85 tỷ đồng cho vay, hỗ trợ người dân phục hồi sản xuất, ủy thác qua Ngân hàng Chính sách quận.

Tỉnh Đồng Nai đặt mục tiêu đến năm 2025, sẽ có thêm 7 mã số vùng trồng chuối với diện tích hơn 1,5 ngàn ha.
Địa phương

Xây dựng mã số vùng trồng: “Hộ chiếu” đưa nông sản Đồng Nai xuất ngoại

Về dài hạn, mã số vùng trồng sẽ là nền tảng cho việc triển khai truy xuất nguồn gốc và là giải pháp thúc đẩy tiêu thụ nông sản bằng các nền tảng số, tích hợp giá trị, tạo sự thuận lợi cho nông dân, người tiêu dùng. Đồng thời giúp gia tăng giá trị nông sản của địa phương, qua đó góp phần tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng hiện đại.