Hòa Bình: Phát triển, quảng bá thương hiệu thủy sản sông Đà
Báo Đại biểu Nhân dân
Nhằm xây dựng và phát triển thương hiệu thủy sản sông Đà, những năm qua, tỉnh Hòa Bình đã tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng thương hiệu và tăng cường công tác quảng bá. Các sản phẩm cá, tôm sông Đà hiện nổi tiếng khắp các tỉnh thành trong cả nước và tạo nguồn thu lớn cho tỉnh, nâng cao thu nhập cho nhân dân, doanh nghiệp nuôi trồng, khai thác thủy sản.
Phát huy tiềm năng mặt nước
Hồ Hòa Bình là hồ nhân tạo lớn nhất Đông Nam Á, với diện tích mặt nước lớn, chứa đựng tiềm năng phát triển du lịch và nuôi trồng thủy sản. Để khai thác lợi thế trên, Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh đã ban hành các chủ trương, chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển nghề nuôi cá lồng trên hồ thuỷ điện Hòa Bình. Nổi bật như Quyết định số 1354/QĐ-UBND, ngày 5.7.2021 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Quyết định số 339/QĐ-TTg, ngày 11.3.2021 của Thủ tướng Chính phủ về Chiến lược phát triển thủy sản đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.
Lãnh đạo tỉnh Hòa Bình đã thả con giống tái tạo nguồn lợi thủy sản vùng lòng hồ Hòa Bình. Ảnh: Lê Huệ
Nhờ đó, nghề nuôi cá lồng, bè trên hồ thủy điện Hòa Bình đã phát triển rất nhanh, số lồng/bè nuôi cá năm 2014 là 1.700 lồng, nay đã tăng lên gần 5.000 lồng. Sản lượng thủy sản nuôi trồng và khai thác năm 2024 ước đạt 12.500 tấn. Hiện, trên khu vực hồ Hòa Bình có một số doanh nghiệp, hợp tác xã nuôi trồng thủy sản với quy trình hữu cơ, VietGAP. Hệ thống lồng, bè, máy móc được đầu tư, áp dụng kỹ thuật tiên tiến nhất. Nhờ đó, chất lượng thủy sản luôn bảo đảm. Một số sản phẩm từ thủy sản nuôi trồng trên hồ đã được công nhận là sản phẩm OCOP 4 sao.
Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Công Sứ, những năm qua, thủy sản đã đóng góp tỷ trọng khá cao trong tăng trưởng của ngành nông nghiệp; trong đó, chủ yếu là nuôi cá lồng trên sông Đà. Các địa phương trong tỉnh cũng đẩy mạnh phát triển nuôi cá lồng trên các thủy vực lớn, nuôi thủy đặc sản trên diện tích ao hồ theo định hướng cơ cấu lại ngành thủy sản. Hiện, tỉnh duy trì diện tích nuôi cá hồ chứa đạt 2.695ha. Các sản phẩm cá, tôm sông Đà đã nổi tiếng khắp các tỉnh thành trong cả nước và tạo nguồn thu lớn cho tỉnh, nâng cao thu nhập cho nhân dân, doanh nghiệp nuôi trồng, khai thác.
Tăng cường quản lý, khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế vùng lòng hồ
Nhằm tăng cường các hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại sản phẩm cá, tôm sông Đà, tỉnh Hòa Bình đã tổ chức thành công Lễ hội cá, tôm sông Đà tỉnh Hòa Bình lần thứ nhất năm 2023 và lần thứ hai năm 2024. Qua đó, đẩy mạnh quảng bá, khẳng định thương hiệu có bản quyền gắn với sản phẩm nông nghiệp là quyền chủ sở hữu hai nhãn hiệu đặc sản “Tôm sông Đà Hòa Bình” và “Cá sông Đà Hòa Bình”.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Công Sứ khẳng định, điều này sẽ góp phần đưa thủ phủ cá, tôm sông Đà trở thành một trong những trọng điểm phát triển kinh tế của tỉnh Hòa Bình. Đồng thời, các hoạt động của Lễ hội cũng giới thiệu tiềm năng, thế mạnh, cảnh quan và bản sắc văn hóa truyền thống của Hòa Bình nói chung, khu du lịch vùng hồ sông Đà nói riêng, góp phần kích cầu phát triển du lịch và thu hút mở rộng thị trường khách du lịch trong và ngoài nước.
Ngoài ra, để xây dựng, phát triển thương hiệu cá, tôm sông Đà, ngày 5.6.2024, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 966/QĐ-UBND về việc phê duyệt Đề án Phát triển thủy sản hồ chứa thủy điện Hòa Bình gắn với du lịch đến năm 2030. Đề án đã xác định các mục tiêu cụ thể đến năm 2030, như: xây dựng 8 vùng nuôi trồng thủy sản lồng bè tập trung gắn với các tua, tuyến, điểm du lịch khu vực hồ Hòa Bình; số lồng nuôi 10.000 lồng, giá trị sản xuất thủy sản đạt 500 tỷ đồng/năm; 80% cơ sở nuôi cá lồng áp dụng quy trình sản xuất nuôi trồng thủy sản tốt (VietGAP) hoặc tương đương. Đề án chính là cơ sở pháp lý, định hướng chiến lược để quản lý, phát triển khai thác tiềm năng, lợi thế về thủy sản lòng hồ Hòa Bình đến năm 2030.
Tỉnh Hòa Bình tin tưởng rằng, với tiềm năng sẵn có và quyết tâm phát triển, nghề thủy sản sông Đà sẽ tiếp tục cất cánh, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, mang lại lợi ích kinh tế và góp phần bảo vệ môi trường, tạo nên một Hòa Bình giàu đẹp và phồn vinh.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình Đinh Công Sứ. Ảnh: Lê Huệ
Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) tiếp tục đóng điện thêm 15 công trình lưới điện 110kV, góp phần bảo đảm cung cấp điện an toàn, ổn định phục vụ phát triển kinh tế xã hội, đời sống Nhân dân tại 21 tỉnh, thành phố phía Nam.
Du lịch Quảng Ninh đang khẳng định vị thế là một trong những điểm đến hàng đầu Việt Nam, không chỉ bằng những con số ấn tượng về lượng khách và doanh thu, mà còn từ chiến lược phát triển du lịch toàn diện, tập trung vào nâng cao chất lượng trải nghiệm và đa dạng hóa sản phẩm.
Trong quý đầu tiên của năm 2025, thành phố Hải Phòng tiếp tục khẳng định vị thế là đầu tàu kinh tế phía Bắc với tốc độ tăng trưởng ấn tượng, tiếp tục là điểm sáng, trong top đầu của cả nước, bộ máy hành chính được tinh gọn mạnh mẽ, các nhiệm vụ trọng tâm được triển khai bài bản, quyết liệt. Không chỉ là những con số biết nói, mà còn là tinh thần hành động không ngừng nghỉ hướng tới một thành phố hiện đại, xanh, số và giàu bản sắc, tạo sức lan tỏa mạnh mẽ cho cả vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc.
UBND tỉnh Đắk Lắk vừa có quyết định về việc sắp xếp, tổ chức lại cơ cấu tổ chức của Sở Công thương, trong đó tiếp nhận nguyên trạng Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk (thuộc Bộ Công thương) và tổ chức lại thành Chi cục Quản lý thị trường tỉnh trực thuộc Sở Công thương.
Sau thời gian ngắn nỗ lực, đến đầu tháng 4.2025, Quảng Bình dẫn đầu Bộ chỉ số phục vụ người dân và doanh nghiệp; đồng thời thực hiện cắt giảm ít nhất 30% thời gian xử lý thủ tục hành chính cùng nhiều tiêu chí khác, hướng tới cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.
Chiều 2.4, TP. Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng đã tổ chức lễ tôn vinh các gia đình có công với cách mạng tiêu biểu và gặp mặt nguyên lãnh đạo, cán bộ, chiến sĩ nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng thành phố (3.4.1975 - 3.4.2025).
Để đảm bảo an toàn tuyệt đối chuỗi hoạt động Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng Lâm Đồng (3.4.1975 - 3.4.2025), Ban Giám đốc Công an tỉnh Lâm Đồng đã chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ phối hợp chặt chẽ với công an địa phương triển khai đồng bộ các phương án, kế hoạch đã được duyệt.
Tập đoàn Sapporo tại Long An đã ghi dấu như một mô hình hợp tác thành công giữa doanh nghiệp nước ngoài và các địa phương tại Việt Nam. Thành công của Sapporo phản ánh rõ nét chính sách thu hút đầu tư bài bản, sự đồng hành sát sao của chính quyền tỉnh Long An cùng nỗ lực thích nghi, phát triển của doanh nghiệp nước ngoài trong môi trường kinh doanh Việt Nam.
Trước tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, nguy cơ cháy rừng gia tăng, UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Công văn số 1176/UBND-NNMT về việc thực hiện Công điện số 25/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ nhằm triển khai các biện pháp cấp bách bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn.
Analytica Vietnam 2025 - Triển lãm Quốc tế lần thứ 8 về công nghệ phân tích, thí nghiệm, chẩn đoán và công nghệ sinh học diễn ra từ ngày 2 - 4.4.2025 tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm Sài Gòn SECC, 779 Nguyễn Văn Linh, Q7, TP. Hồ Chí Minh.
Một hộ dân tại phường Trường Thạnh, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh bị thu hồi hơn 301m2 đất để thực hiện dự án nâng cấp, mở rộng đường Lã Xuân Oai nhưng chỉ được đền bù hơn 1,7 tỷ đồng. Chủ đất cho rằng việc đền bù chưa thoả đáng nên khởi kiện các quyết định hành chính ra toà..
Tối 1.4, tại Khu Di tích Quốc gia Đặc biệt chùa Thầy (xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai) đã diễn ra lễ khai hội chùa Thầy và khai mạc Tuần Văn hóa, Du lịch, Xúc tiến thương mại huyện Quốc Oai năm 2025.
Công ty TNHH Ẩm thực Xích Long và Công ty TNHH Ẩm thực Hạnh phúc liên tiếp trúng các gói thầu cung cấp suất ăn cho học sinh bán trú tại các trường học trên địa bàn Quận 7 cùng "kịch bản" với tỷ lệ “siêu tiết kiệm”.
Hoạt động không vì lợi nhuận với sứ mệnh không để ai bị bỏ lại phía sau, hơn 20 năm qua, mỗi cán bộ, viên chức, người lao động của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Hà Giang luôn tận tâm, tận lực chuyển tải các chính sách hỗ trợ của Đảng, Nhà nước một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất với mong muốn làm sao để Hà Giang không còn hộ nghèo và một ngày không xa, đồng bào địa phương sẽ tiến kịp miền xuôi về mọi mặt...
Những kết quả ấn tượng đạt được tại Chương trình xúc tiến đầu tư thương mại Long An - Nhật Bản năm 2025 do UBND tỉnh Long An phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản và Hiệp hội Xúc tiến kinh tế Việt Nam - Nhật Bản vừa tổ chức cho thấy, Long An không chỉ thu hút sự quan tâm mạnh mẽ từ các doanh nghiệp Nhật Bản mà còn dần khẳng định vai trò là điểm đến đầu tư chiến lược tại Việt Nam. Những thỏa thuận hợp tác quan trọng được ký kết chính là bước khởi đầu cho một giai đoạn hợp tác sâu rộng hơn, tạo ra động lực phát triển lâu dài giữa Long An và các đối tác Nhật Bản.
Vịnh Bái Tử Long, với vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ của hệ thống đảo đá và đảo đất, cùng những bãi biển thơ mộng đang được tỉnh Quảng Ninh tập trung khai thác tiềm năng du lịch, hướng tới mục tiêu trở thành điểm đến hấp dẫn trên bản đồ du lịch Việt Nam và quốc tế.
Kiểm tra tiến độ thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn huyện Đà Bắc ngày 1.4, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Đinh Công Sứ yêu cầu địa phương với quyết tâm chính trị cao nhất, phấn đấu hoàn thành kế hoạch vốn năm 2024 - 2025, sớm đưa các công trình, dự án đi vào hoạt động để người dân được hưởng lợi.
Từ hôm nay (1.4), TP. Hà Nội điều chỉnh nhiều địa điểm thực hiện thủ tục hành chính để thuận tiện cho người dân, cung cấp dịch vụ công không phụ thuộc địa giới hành chính.
UBND tỉnh Lâm Đồng tổ chức Hội nghị đối thoại giữa Chủ tịch UBND tỉnh với 200 thanh niên tiêu biểu đại diện cho gần 290.000 thanh niên trên địa bàn tỉnh.