Hòa Bình: Nỗ lực hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu phát triển

19/19 chỉ tiêu dự kiến đạt và vượt kế hoạch đã đề ra năm 2024 là minh chứng rõ nét cho sự quyết tâm của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Hòa Bình trong công cuộc xây dựng và phát triển thời kỳ đổi mới. Để tiếp tục thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025, Hòa Bình sẽ quyết liệt thực hiện đồng bộ 4 đột phá chiến lược; huy động mọi nguồn lực, phát huy các tiềm năng, lợi thế; tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, thuận lợi nhằm thu hút thêm các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Dự kiến có 19/19 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch đề ra

Báo cáo tại Kỳ họp thứ 23, HĐND tỉnh Khóa XVII diễn ra sáng nay, 4.12, UBND tỉnh Hòa Bình cho biết: thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 5.1.2024 của Chính phủ, Nghị quyết của Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã chỉ đạo, điều hành quyết liệt, thống nhất, kịp thời, linh hoạt, hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm các nhiệm vụ, giải pháp đề ra trên các lĩnh vực, đồng thời ứng phó, xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh. Qua đó, kết quả kinh tế - xã hội của tỉnh đã đạt được những kết quả nhất định, dự kiến năm 2024 có 19/19 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch đề ra. Tốc độ tăng tổng sản phẩm (GRDP) ước tăng 9,74%; tổng thu ngân sách Nhà nước ước đạt 7.310 tỷ đồng, bằng 181% so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao.

Sự phát triển của Hòa Bình trong thời gian qua là minh chứng cho tầm nhìn và sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng bộ và chính quyền tỉnh. Với những chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, tỉnh đã tạo ra môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông, dịch vụ, và các khu công nghiệp đều được cải thiện đáng kể, giúp Hòa Bình trở thành một điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư. Đến nay, tỉnh có 410 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký khoảng 8.000 tỷ đồng.

92c348ff-d36a-4302-ba0c-4d03756340b0.jpg
Quang cảnh kỳ họp

Ngoài kinh tế, những chính sách về giáo dục, y tế, và an sinh xã hội cũng được triển khai đồng bộ, tỉnh đã giải quyết việc làm cho trên 19 nghìn lao động; hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát cho gần 1.500 hộ. Nhờ đó, tỷ lệ hộ nghèo đã giảm còn 6,9%, đời sống vật chất, tinh thần người dân được cải thiện; khối đại đoàn kết dân tộc được tăng cường. Đồng thời, các chương trình phát triển văn hóa đã được triển khai quyết liệt, đồng bộ nhằm gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống. Điều này không những tạo ra môi trường sống văn hóa phong phú mà còn góp phần gìn giữ hòa bình và đoàn kết trong cộng đồng dân cư. Hiện, tỉnh có thêm 2 di tích khảo cổ cấp Quốc gia đặc biệt đó là di chỉ Hang Xóm Trại và Mái đá Làng Vành, huyện Lạc Sơn.

Theo Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Văn Toàn, trong bối cảnh chuyển mình mạnh mẽ của đất nước, tỉnh Hòa Bình đã không ngừng nỗ lực thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội mà Đảng bộ, chính quyền và nhân dân đã đề ra. Những kết quả đã đạt được trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hòa Bình chính là minh chứng rõ nét cho sự quyết tâm của Hòa Bình trong công cuộc xây dựng và phát triển quê hương. Chặng đường phía trước vẫn còn nhiều thách thức, nhưng với sự đồng lòng và nỗ lực không ngừng nghỉ, Hòa Bình chắc chắn sẽ tiếp tục vươn lên, tạo dựng nên những thành công mới đầy tự hào.

Quyết liệt thực hiện 4 đột phá chiến lược

Cùng với những kết quả đã đạt được, báo cáo của UBND tỉnh cũng chỉ ra các hạn chế, yếu kém như: Tiến độ triển khai thực hiện, giải ngân vốn đầu tư công còn chậm. Việc phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh, cấp huyện muộn so với quy định; công tác quản lý đất đai còn nhiều bất cập; việc xử lý các vướng mắc liên quan đến đất nông lâm trường chưa bảo đảm. Công tác quản lý mỏ khai thác khoáng sản còn hạn chế; công tác quản lý việc xử lý chất thải rắn sinh hoạt, việc xả thải và các hoạt động gây ô nhiễm môi trường của các cơ sở, các mỏ khai thác khoáng sản còn nhiều bất cập, khó khăn. Tỷ lệ tham gia BHXH còn thấp, còn tình trạng chậm đóng BHXH, BHYT tại một số doanh nghiệp…

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Văn Toàn khẳng định, thời gian tới, tỉnh sẽ tập trung thực hiện 10 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm. Trong đó, tiếp tục triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ 4 đột phá chiến lược; huy động mọi nguồn lực, phát huy các tiềm năng, lợi thế của tỉnh nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng; phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ và du lịch chất lượng cao, phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa an toàn và bền vững.

Đặc biệt, Hòa Bình sẽ quyết liệt thực hiện các giải pháp về đẩy mạnh giải ngân, gắn với nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng vốn đầu tư công đặc biệt là nguồn vốn thực hiện chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, vốn thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.

9315bfba-0faa-4dc1-9201-67ad34dab627.jpg
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hòa Bình NGUYỄN VĂN TOÀN

Nhằm tạo tiền đề và động lực thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ năm 2025 và giai đoạn 2020 - 2025 theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ 17 đã đề ra, UBND tỉnh sẽ tổ chức thực hiện Quy hoạch tỉnh Hòa Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo kế hoạch đã được phê duyệt. Đồng thời, tập trung tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án trọng điểm.

Hội đồng nhân dân

Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH thành phố Hải Phòng LÊ TIẾN CHÂU
Diễn đàn

Đổi mới mạnh mẽ, thực chất hơn để các quyết sách của Hội đồng nhân dân khai thông động lực phát triển

Phát biểu chỉ đạo tại Kỳ họp thứ 21, HĐND thành phố Hải Phòng Khóa XVI diễn ra sáng nay, 4.12, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH thành phố Lê Tiến Châu khẳng định, đến thời điểm này, thành phố đã hoàn thành nhiều nhiệm vụ lớn, có ý nghĩa quan trọng trong năm 2024. Đóng góp vào thành tựu chung của thành phố có dấu ấn rất quan trọng của HĐND thành phố. Hoạt động của cơ quan dân cử thành phố thời gian qua, ghi nhận nhiều sự đổi mới, thực chất và hiệu quả hơn; ngày càng phát huy vai trò là cơ quan dân cử, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân.

Các đại biểu thực hiện nghi thức chào cờ tại phiên khai mạc. Ảnh: Đào Cảnh
Hội đồng nhân dân

Hà Nam: Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2024 đứng thứ 5 cả nước

Sáng 4.12, HĐND tỉnh Hà Nam đã khai mạc Kỳ họp thứ 21, HĐND tỉnh Khóa XIX. Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2024 và phương hướng nhiệm vụ năm 2025 của UBND tỉnh Hà Nam cho thấy, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh đạt khá cao, dự kiến đạt 10,93%, đứng thứ 2 khu vực đồng bằng sông Hồng, và đứng thứ 5 cả nước.

Ủy viên Ban thường vụ Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Hải Phòng Phạm Văn Lập phát biểu khai mạc kỳ họp
Chuyển động

Đánh giá khách quan, toàn diện, phấn đấu hoàn thành ở mức cao nhất các nhiệm vụ phát triển năm 2024

Sáng 4.12, tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 21 (kỳ họp thường lệ giữa năm 2024), HĐND thành phố Hải Phòng Khóa XVI, Ủy viên Ban thường vụ Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Phạm Văn Lập nhấn mạnh, kỳ họp được tổ chức vào thời điểm cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân thành phố đang ra sức phấn đấu hoàn thành ở mức cao nhất các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và quốc phòng - an ninh năm 2024.

Quang cảnh buổi làm việc
Hội đồng nhân dân

Cà Mau: Sẽ bàn thảo, quyết nghị nhiều vấn đề quan trọng tại Kỳ họp thứ 17

Sáng 3.12, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Lê Thị Nhung đã chủ trì phiên họp thuyết trình các văn bản sẽ trình Kỳ họp thứ 17 HĐND tỉnh Khóa X dự kiến tổ chức vào ngày 9- 10.12. Tại phiên họp này, nhiều vấn đề nóng, đang được đông đảo cử tri quan tâm sẽ được đặt ra như: quyết định về biên chế công chức, quy định mức chuẩn trợ giúp xã hội đối với người được bảo trợ, mức hỗ trợ hằng tháng cho nhân viên y tế ấp, khóm…

Bí thư Tỉnh ủy Tuyên Quang Hà Thị Nga
Hội đồng nhân dân

Phát huy truyền thống quê hương cách mạng, đồng tâm, hợp lực cùng cả nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Đó là thông điệp kêu gọi sự quyết tâm gửi tới cả hệ thống chính trị toàn tỉnh của Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Thị Nga trong phát biểu chỉ đạo tại Kỳ họp thứ 9, HĐND tỉnh Tuyên Quang Khóa XIX vào sáng 3.12.

Đoàn giám sát HĐND tỉnh kiểm tra thực tế Dự án xây dựng hoàn chỉnh nút giao Đầm Nhà Mạc (tại Km20+050, đường cao tốc Hạ Long - Hải Phòng)
Diễn đàn

Tạo thế và lực để Quảng Ninh cùng đất nước bước vào giai đoạn mới

Ngày 5.12 tới đây, Kỳ họp thứ 23, HĐND tỉnh Quảng Ninh Khóa XIV sẽ chính thức bước vào chương trình nghị sự được đông đảo cử tri, Nhân dân toàn tỉnh đón đợi. Là kỳ họp quan trọng, những quyết nghị của HĐND tỉnh đều là những vấn đề rất lớn, cần thiết, không chỉ bảo đảm cho sự ổn định, đổi mới, phát triển của tỉnh trong năm 2025, mà còn có ý nghĩa quyết định đối với việc thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV; tạo thế và lực để Quảng Ninh cùng đất nước bước vào giai đoạn mới.

Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh Vĩnh Long giám sát tại Cục Thuế tỉnh
Diễn đàn

Tăng cường quản lý thuế, tạo nguồn thu ngân sách bền vững

Giám sát việc thực hiện Nghị quyết HĐND tỉnh về thực hiện thu ngân sách nhà nước trên địa bàn năm 2024, Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh Vĩnh Long đề nghị, Cục Thuế tỉnh theo dõi chặt tiến độ thu ngân sách nhà nước 2 tháng cuối năm, chỉ đạo thực hiện quyết liệt, hiệu quả công tác quản lý thuế. Đồng thời, tiếp tục xác định các nguồn thu còn tiềm năng, các lĩnh vực, loại thuế còn thất thu, tạo nguồn thu ổn định bền vững cho ngân sách nhà nước năm 2024 và các năm tiếp theo.

Đoàn giám sát làm việc tại BHXH tỉnh
Hội đồng nhân dân

Tạo thuận lợi để đồng bào dân tộc thiểu số tham gia bảo hiểm y tế

Giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật về bảo hiểm y tế (BHYT) cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn từ năm 2021 đến nay, Ban Dân tộc HĐND tỉnh Phú Thọ đề nghị các sở, ngành phối hợp với cơ quan BHXH tuyên truyền, vận động tham gia BHYT bằng những hình thức phù hợp với phong tục tập quán, văn hóa của đồng bào DTTS. Cùng với đó, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính; mở rộng mạng lưới tổ chức dịch vụ và nhân viên thu BHXH, BHYT rộng khắp để người dân dễ dàng tiếp cận, đăng ký tham gia.

Lãnh đạo Công an tỉnh Nghệ An báo cáo công tác phòng, chống tội phạm liên quan đến “tín dụng đen” và sử dụng công nghệ cao để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản
Diễn đàn

Tăng cường phòng chống tội phạm “tín dụng đen”, sử dụng công nghệ cao

Giám sát công tác phòng, chống tội phạm liên quan đến hoạt động “tín dụng đen”, tội phạm sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên địa bàn, Thường trực HĐND tỉnh Nghệ An đề nghị, UBND tỉnh tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, nâng cao cảnh giác cho người dân. Cùng với đó, tăng cường vai trò, trách nhiệm lực lượng chức năng ở cơ sở; chủ động rà soát lại quá trình thực hiện nhiệm vụ chuyên môn để có giải pháp thực hiện tốt hơn trong phòng, chống hai loại tội phạm này...

Trưởng Ban Pháp chế HĐND tỉnh Nguyễn Văn Khởi phát biểu tại buổi làm việc với Thanh tra tỉnh
Diễn đàn

Tập trung thanh tra những nơi có nhiều đơn thư khiếu nại, tố cáo

Thời gian tới, Thanh tra tỉnh Quảng Trị cần tập trung thanh tra ở các địa phương có nhiều đơn thư phản ánh, khiếu nại, tố cáo để kịp thời phát hiện, xử lý sai phạm (nếu có). Đồng thời, đẩy mạnh hơn nữa công tác thanh tra ở các lĩnh vực dễ phát sinh tiêu cực, tham nhũng nhằm góp phần đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.

Toàn cảnh hội nghị
Diễn đàn

Bảo quyền lợi của cử tri trong giải quyết kiến nghị

Kết luận Hội nghị giám sát kết quả giải quyết kiến nghị cử tri gửi đến Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024 và các kiến nghị chưa được giải quyết xong từ các kỳ họp trước của HĐND tỉnh mới đây, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh Lê Văn Ánh yêu cầu UBND tỉnh, các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan tiếp tục tăng cường, gắn trách nhiệm người đứng đầu đối với kết quả giải quyết để giảm thiểu việc tồn đọng. Quá trình tiếp nhận kiến nghị phải phân loại thuộc lĩnh vực giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo để bảo đảm quyền lợi chính đáng của cử tri.

Tập trung giải quyết kiến nghị bức xúc, nổi cộm
Diễn đàn

Tập trung giải quyết kiến nghị bức xúc, nổi cộm

Thời gian tới, UBND tỉnh Vĩnh Phúc cần tiếp tục chỉ đạo các sở, ngành, UBND cấp huyện nâng cao hơn nữa trách nhiệm giải quyết trả lời kiến nghị cử tri theo thẩm quyền; bảo đảm việc giải quyết, trả lời kiến nghị cử tri thẳng thắn, chính xác, rõ kết quả, tiến độ thực hiện. Đồng thời, tập trung giải quyết kịp thời, dứt điểm những kiến nghị kéo dài; bố trí kinh phí giải quyết các kiến nghị của cử tri, nhất là những vấn đề về đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp các công trình, dự án; nước sạch; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; ô nhiễm môi trường...

Tháo gỡ "điểm nghẽn", khơi thông nguồn lực để phát triển trong kỷ nguyên mới
Diễn đàn

Tháo gỡ "điểm nghẽn", khơi thông nguồn lực để phát triển trong kỷ nguyên mới

Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV đã khép lại với 18 dự án luật, 21 nghị quyết được thông qua; cho ý kiến lần đầu đối với 10 dự án luật và nhiều nội dung quan trọng khác ảnh hưởng tích cực đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước... Đại diện cơ quan dân cử địa phương cho rằng: đây là kỳ họp chất lượng với nhiều dự án luật có tính chất phức tạp, được Quốc hội xem xét chu đáo và thông qua. Tin rằng, các quyết sách này sẽ kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, khắc phục các "điểm nghẽn", khơi thông nguồn lực, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.