Kỳ họp thứ 23, HĐND thành phố Hải Phòng Khóa XVI

Hỗ trợ cao nhất những người tiên phong trong sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Tại Kỳ họp thứ 23, HĐND thành phố Hải Phòng xem xét, ban hành chính sách hỗ trợ thêm đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tại thành phố. Đây là sự quan tâm đặc biệt và ở mức cao nhất cả nước đối với những người tiên phong, gương mẫu, trách nhiệm, chấp nhận hy sinh lợi ích cá nhân vì lợi ích chung trong thực hiện chủ trương của Trung ương và thành phố về sắp xếp, tinh gọn bộ máy.

Đó là nhấn mạnh của Ủy viên Ban Thường vụ Thành uỷ, Chủ tịch HĐND thành phố Phạm Văn Lập trong phát biểu khai mạc Kỳ họp thứ 23, HĐND thành phố Hải Phòng Khóa XVI được tổ chức chiều nay, 20.2. Kỳ họp xem xét, quyết định những nội dung quan trọng, cấp bách, phục vụ yêu cầu sắp xếp tinh gọn bộ máy, các giải pháp đột phá để phát triển kinh tế và các nội dung quan trọng khác.

z6335579136141-25a9b7f289ec0f4f682569ac87260046.jpg
Quang cảnh kỳ họp. Ảnh: Đàm Thanh

Quan tâm đặc biệt, cao nhất cả nước

Phát biểu khai mạc kỳ họp, Chủ tịch HĐND thành phố Phạm Văn Lập cho biết: Đây là kỳ họp đầu tiên của HĐND thành phố Hải Phòng trong năm 2025, được triển khai ngay sau Kỳ họp của Quốc hội chỉ 1 ngày. Tại kỳ họp này, HĐND thành phố sẽ xem xét, cho ý kiến và quyết nghị 11 dự thảo nghị quyết.

Theo đó, HĐND thành phố sẽ xem xét, quyết định hợp nhất, sáp nhập một số cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố theo chỉ đạo của Trung ương và Thành uỷ, bảo đảm các cơ quan hoạt động theo mô hình tổ chức bộ máy mới ngay từ ngày 1.3.2025.

h3.jpg
Chủ tịch HĐND thành phố Phạm Văn Lập phát biểu khai mạc kỳ họp. Ảnh: Đàm Thanh

HĐND thành phố xem xét, ban hành chính sách hỗ trợ thêm đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tại thành phố Hải Phòng. Đây là sự quan tâm đặc biệt và ở mức cao nhất cả nước của thành phố đối với những người tiên phong, gương mẫu, trách nhiệm, chấp nhận hy sinh lợi ích cá nhân vì lợi ích chung trong thực hiện chủ trương của Trung ương và thành phố về sắp xếp, tinh gọn bộ máy - Chủ tịch HĐND thành phố Phạm Văn Lập nhấn mạnh.

Cũng tại kỳ họp, HĐND thành phố xem xét, thông qua chủ trương đóng góp kinh phí từ nguồn ngân sách thành phố để thực hiện Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng. Đây là chủ trương quan trọng, thể hiện tầm nhìn chiến lược của thành phố trong việc phát triển hạ tầng giao thông, thể hiện sự đóng góp tích cực, trách nhiệm của thành phố với trung ương, nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án, là đòn bẩy thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển nhanh và bền vững, đặc biệt là khu vực cảng quốc tế Lạch huyện, khu kinh tế phía Nam và cảng nước sâu Nam Đồ Sơn.

HĐND thành phố xem xét sửa đổi, bổ sung Nghị quyết về nguyên tắc bố trí vốn đầu tư công, chương trình xây dựng nông thôn mới để có cơ sở phân bổ chi tiết vốn ĐTC năm 2025 cho các chương trình, dự án; thực hiện công tác nhân sự và một số nội dung quan trọng khác theo thẩm quyền.

Giảm 40 phòng chuyên môn, 1 tổ chức khác, 24 đơn vị sự nghiệp

Tại kỳ họp, trình bày Báo cáo Thẩm tra Đề án thành lập một số cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố Hải Phòng, Trưởng Ban Pháp chế HĐND thành phố Phạm Quốc Ka thông tin, việc thành lập 6 sở, gồm: Sở Tài chính trên cơ sở hợp nhất Sở Tài chính với Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Xây dựng trên cơ sở hợp nhất Sở Xây dựng với Sở Giao thông vận tải; Sở Nông nghiệp và Môi trường trên cơ sở hợp nhất Sở Tài nguyên và Môi trường với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Sở Khoa học và Công nghệ trên cơ sở hợp nhất Sở Khoa học và Công nghệ với Sở Thông tin và Truyền thông; Sở Nội vụ trên cơ sở hợp nhất Sở Nội vụ với Sở Lao động, Thương binh và Xã hội; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trên cơ sở hợp nhất Sở Văn hóa, Thể thao với Sở Du lịch, phù hợp với chủ trương của Thành uỷ đã thống nhất tại Kết luận số 509-KL/TU ngày 11.2.2025.

Nhiệm vụ, quyền hạn của các sở sau khi thành lập cơ bản kế thừa nhiệm vụ, quyền hạn của các sở được hợp nhất (trừ một số nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội được chuyển giao sang Sở Y tế, Sở Giáo dục và Đào tạo). Trên cơ sở đó, nhiệm vụ, quyền hạn của từng sở sẽ do UBND thành phố quyết định cụ thể theo thẩm quyền. Cơ cấu tổ chức của các sở mới thành lập cơ bản đã được tính toán phù hợp với các yêu cầu nhiệm vụ của từng sở, có tính kế thừa hợp lý từ tổ chức của các sở trước khi hợp nhất.

Theo đề án, sau khi sắp xếp, sáp nhập để thành lập các sở, tổ chức bộ máy đã giảm 40 phòng chuyên môn, 1 tổ chức khác và 24 đơn vị sự nghiệp (61%) so với trước khi sắp xếp; phù hợp với chủ trương về tinh gọn tổ chức bộ máy của Trung ương và thành phố.

Ban Pháp chế HĐND thành phố lưu ý: việc quyết định cụ thể cơ cấu tổ chức của các sở thuộc thẩm quyền quyết định của UBND thành phố. Do đó, đề nghị UBND thành phố tiếp tục chỉ đạo rà soát, lưu ý tính phù hợp giữa cơ cấu tổ chức bộ máy và chức năng, nhiệm vụ sau khi hợp nhất (như việc giữ nguyên tổ chức Văn phòng Ban An toàn giao thông trong cơ cấu tổ chức của Sở Xây dựng sau hợp nhất).

Hỗ trợ 1,0 lần tổng kinh phí được hưởng theo Nghị định 178

Cũng tại kỳ họp, trình bày Báo cáo Thẩm tra chính sách hỗ trợ thêm đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính của hệ thống chính trị tại thành phố Hải Phòng, Trưởng Ban Pháp chế HĐND thành phố Phạm Quốc Ka cho biết: theo Tờ trình của UBND thành phố, HĐND thành phố xem xét, quyết định 2 chính sách:

Chính sách hỗ trợ thêm đối với các đối tượng được hưởng chính sách nghỉ việc (gồm nghỉ hưu và nghỉ thôi việc) theo quy định của Nghị định số 178/2024/NĐ-CP, với mức hỗ trợ bằng 1,0 lần tổng kinh phí được hưởng theo Nghị định số 178/2024/NĐ-CP

z6335579156392-70fcc3401a53debdb9a8658bcb954e71.jpg
Các đại biểu tham dự kỳ họp. Ảnh: Đàm Thanh

Chính sách hỗ trợ đối với người giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý nhưng thôi giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý hoặc giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thấp hơn với mức hỗ trợ bằng hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý (hoặc hệ số chênh lệch) nhân với tiền lương tháng hiện hưởng trước khi thôi giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý (hoặc giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thấp hơn) nhân với số tháng còn lại từ khi thôi giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đến hết nhiệm kỳ bầu cử hoặc thời hạn bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý.

Đồng thời, các chính sách nêu trên chỉ áp dụng cho các trường hợp nghỉ việc, thôi giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý hoặc giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thấp hơn tính đến hết ngày 1.6.2025.

Xác định sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy là công việc rất khó khăn, nhạy cảm, phức tạp, ảnh hưởng trực tiếp đến cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tại các cơ quan, đơn vị, địa phương. Do đó, ngoài làm tốt công tác tư tưởng, tâm lý còn cần quan tâm giải quyết kịp thời chế độ, chính sách cho từng đối tượng phải thực hiện tinh giảm do sắp xếp. Việc thành phố thực hiện chính sách hỗ trợ thêm một khoản kinh phí đối với trường hợp nghỉ do sắp xếp đã thể hiện sự quan tâm đến quá trình cống hiến, đóng góp của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong quá trình công tác, góp phần đẩy mạnh việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của thành phố theo chỉ đạo của Trung ương.

Nhấn mạnh nội dung trên, Trưởng Ban Pháp chế HĐND thành phố Phạm Quốc Ka khẳng định: việc đề xuất các chính sách nêu trên là cần thiết. Quá trình xây dựng, đề xuất chính sách đã được tính toán kỹ lưỡng, vừa bảo đảm phù hợp với tâm lý, nguyện vọng của cán bộ, công chức nhưng cũng bảo đảm không để tình trạng “chảy máu chất xám” cũng như nguồn lực của thành phố trong bảo đảm thực hiện chính sách.

Thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị là nhiệm chủ trương lớn của Trung ương và thành phố, sau sắp xếp dự kiến có khoảng 1800 cán bộ, công chức, viên chức, người lao động chịu tác động (trên 600 công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đội dư). Như vậy, dự kiến số kinh phí bảo đảm thực hiện chính sách hỗ trợ thêm của thành phố trong năm 2025 là 1.378 tỷ đồng

Ban Pháp chế HĐND thành phố nhất trí với đề nghị của UBND thành phố trình HĐND thành phố quyết định chính sách hỗ trợ thêm đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính của hệ thống chính trị tại thành phố Hải Phòng - Trưởng Ban Pháp chế HĐND thành phố Phạm Quốc Ka khẳng định.

Đồng thời, đề nghị UBND thành phố chỉ đạo việc bố trí hợp lý nguồn kinh phí thực hiện Nghị quyết sau khi được HĐND thành phố thông qua, bảo đảm giải quyết kịp thời chính sách đối với các trường hợp nghỉ việc sau sắp xếp; nhất là trong điều kiện việc áp dụng chính sách chỉ thực hiện đến hết ngày 1.6.2025. Chỉ đạo, ban hành văn bản hướng dẫn các tiêu chí đánh giá cán bộ, công chức, viên chức, người lao động làm cơ sở để thực hiện sắp xếp và giải quyết chính sách, đảm bảo các trường hợp nghỉ việc hưởng chính sách đúng nguyên tắc, tiêu chí theo quy định.

Hội đồng nhân dân

Làm “nóng” những vấn đề người dân cần nhất
Diễn đàn

Làm “nóng” những vấn đề người dân cần nhất

Nguyễn Công Huấn - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Quảng Bình

Để đáp ứng ngày càng tốt hơn kỳ vọng của cử tri và Nhân dân, kỳ họp HĐND tỉnh không chỉ là một cuộc gặp gỡ định kỳ. Đó phải là nơi cái “nóng” của đời sống xã hội được đặt lên bàn nghị sự, nơi từng câu hỏi truy đến cùng trách nhiệm, từng nghị quyết không chỉ hợp lý mà phải hợp lòng dân. Muốn vậy, cần một cuộc làm mới từ gốc: cách tổ chức kỳ họp, vai trò đại biểu, chất lượng thảo luận, cho đến cách thông tin được truyền tải đến cử tri.

Xây dựng chính quyền cơ sở xứng tầm thời đại
Diễn đàn

Xây dựng chính quyền cơ sở xứng tầm thời đại

Tổ chức chính quyền hai cấp, sát nhập chính quyền cơ sở là nhiệm vụ đã chín muồi và cấp thiết. Nhưng quy mô, mức độ chính quyền cơ sở cần phù hợp với tình hình thực tế và khả năng quản trị, điều hành của đội ngũ cán bộ khi bước vào guồng máy mới. Điều quan trọng, đừng bỏ phí dân tài, lựa chọn được đội ngũ cán bộ có phẩm chất, năng động, sáng tạo, có khả năng tiếp cận công nghệ thông tin để tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn mới và thực sự được cử tri và Nhân dân tin tưởng trao gửi quyền hạn.

Phó Chủ tịch Thường trực HĐND thành phố Hà Nội Phùng Thị Hồng Hà phát biểu kết luận
Diễn đàn

Xử lý dứt điểm các kết luận thanh tra, kiểm toán trong lĩnh vực tài chính

Làm việc với Sở Tài chính về công tác tiếp công dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo và thực hiện các kết luận thanh tra, kiểm toán, Đoàn giám sát HĐND thành phố Hà Nội đã ghi nhận những nỗ lực đáng kể của Sở Tài chính trong việc triển khai các nhiệm vụ được giao. Từ những kết quả đạt được và những tồn tại, hạn chế được chỉ rõ, Đoàn giám sát đề nghị, Sở tiếp tục đẩy mạnh công tác giải quyết dứt điểm các kết luận thanh tra, kiểm toán đã được đưa ra. Qua đó, bảo đảm tối đa quyền lợi chính đáng của người dân; nâng cao hiệu quả quản lý tài chính, góp phần vào sự phát triển bền vững của Thủ đô.

Hiệu trưởng Trường Tiểu học Tràng An Trần Thị Bích Liên giới thiệu với đoàn giám sát về mô hình giáo dục chất lượng cao của nhà trường
Chuyển động

Tạo cạnh tranh tích cực đối với các mô hình trường, lớp ngoài công lập

Giám sát việc thực hiện mô hình giáo dục chất lượng cao tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, Ban Văn hóa - Xã hội HĐND thành phố Hà Nội đánh giá, chất lượng đào tạo của các cơ sở giáo dục chất lượng cao trên địa bàn ngày càng đáp ứng được các yêu cầu thực tiễn đặt ra. Bước đầu đã tạo được sự cạnh tranh tích cực đối với các mô hình trường, lớp ngoài công lập.

Ban Kinh tế - Xã hội, HĐND thị xã Quảng Yên khảo sát khu vực nuôi trồng thủy sản của các hộ dân và đánh giá tình hình triển khai mô hình nuôi lồng bè.
Địa phương

Nghiên cứu các mô hình nuôi trồng thủy sản thích ứng với biến đổi khí hậu

Trong cuộc khảo sát được tổ chức mới đây, Ban Kinh tế - Xã hội HĐND thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh) đã trực tiếp kiểm tra các khu vực nuôi trồng thủy sản tại xã Hoàng Tân và Liên Hòa; ghi nhận nhiều ý kiến đề xuất về việc tăng cường hỗ trợ tài chính cho các hộ dân bị thiệt hại do thiên tai, giúp họ nhanh chóng khôi phục sản xuất. Đồng thời, xây dựng các mô hình nuôi trồng thủy sản thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm thiểu rủi ro do thiên tai gây ra…

Thông suốt thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp
Diễn đàn

Thông suốt thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp

Kỳ họp thứ 22 (chuyên đề), HĐND tỉnh Bình Dương Khóa X diễn ra hôm qua, ngày 11.4, không chỉ xem xét, thông qua những nghị quyết quan trọng về đầu tư công, quy hoạch và đất đai, mà còn khẳng định quyết tâm chính trị trong việc tái thiết bộ máy hành chính theo hướng tinh gọn, hiệu lực, phục vụ tốt hơn. Không dừng ở cam kết, chính quyền Bình Dương đang chuyển cải cách thành hành động cụ thể, với nguyên tắc xuyên suốt: không để ai bị bỏ lại phía sau trong quá trình chuyển đổi.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Trần Quốc Toản phát biểu tại kỳ họp
Hội đồng nhân dân

Thông qua Đề án đề nghị công nhận thị xã Mỹ Hào là Đô thị loại III

Ngày 11.4, tại Trụ sở HĐND-UBND tỉnh, HĐND tỉnh Khóa XVII đã tổ chức Kỳ họp thứ 26 (kỳ họp không thường lệ), để xem xét, quyết định một số nội dung thuộc thẩm quyền của HĐND tỉnh. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Trần Quốc Toản; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Xuân Tiến; Phó Chủ tịch HĐND Trần Thị Tuyết Hương chủ trì kỳ họp.

Đồng thuận, niềm tin - sức mạnh lớn nhất của một chính quyền kiến tạo
Hội đồng nhân dân

Đồng thuận, niềm tin - sức mạnh lớn nhất của một chính quyền kiến tạo

Giữa những con số tăng trưởng ấn tượng, thành phố Hải Phòng chọn cách "chậm lại" để lắng nghe, thấu hiểu và chăm lo cho từng số phận, bảo đảm không ai bị bỏ lại phía sau. Khi đặt người dân và cán bộ vào trung tâm cải cách, thành phố không chỉ tinh gọn bộ máy, mà còn xây dựng được một nền tảng phát triển bền vững: sự đồng thuận và niềm tin. Trong một thế giới đầy biến động, đó chính là sức mạnh lớn nhất của một chính quyền kiến tạo.

Khơi thông nguồn lực, thúc đẩy tăng trưởng hai con số
Hội đồng nhân dân

Khơi thông nguồn lực, thúc đẩy tăng trưởng hai con số

Cuối tháng 3.2025, Thường trực HĐND tỉnh Bình Dương đã phối hợp tổ chức chương trình truyền hình trực tiếp “đối thoại với cử tri”, chủ đề “Bình Dương cải thiện môi trường đầu tư - Giải pháp tối ưu để tăng trưởng kinh tế 2 con số”. Chương trình không chỉ truyền đi khát vọng tăng trưởng hai con số theo Nghị quyết số 25 của Chính phủ, mà còn thể hiện quyết tâm chính trị rõ ràng: biến đối thoại thành động lực phát triển.