Bài viết “Học tập suốt đời” của Tổng Bí thư Tô Lâm

Hình thành xã hội học tập tại khu dân cư

Từ thiết chế nhà văn hóa tại tổ, bản, xã, thị trấn, một số địa phương đã xây dựng thành không gian học tập, sinh hoạt văn hóa với nhiều hoạt động phong phú, phục vụ người dân đa dạng lứa tuổi. Các mô hình này đã bước đầu góp phần hình thành xã hội học tập ngay tại khu dân cư.

Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) NGUYỄN THÀNH ĐỒNG: Phát huy tối đa công năng nhà văn hóa

h2.jpg

Từ năm 2022, trên cơ sở hướng dẫn của Ban Thường trực Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Hà Tĩnh, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện đã tham mưu cho Ban Thường vụ Huyện ủy Hương Sơn ban hành công văn triển khai xây dựng điểm Nhà văn hóa cộng đồng - Ngôi nhà Trí tuệ tại các xã, thị trấn, với mong muốn trở thành điểm sinh hoạt văn hóa tiêu biểu nhất của cộng đồng dân cư, phát huy tối đa công năng nhà văn hóa gắn với xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh.

Sau 3 năm triển khai, Hương Sơn đã ra mắt 46 Nhà văn hóa cộng đồng - Ngôi nhà Trí tuệ tại 25 xã, thị trấn. Với phương châm xã hội hóa, huyện đã kêu gọi, vận động cán bộ, đảng viên, Nhân dân và con em xa quê, các tổ chức, doanh nghiệp và nhà hảo tâm ủng hộ, tổng cộng được số tiền trên 7,8 tỷ đồng và hơn 13.800 đầu sách.

230 câu lạc bộ đã được thành lập, hoạt động bước đầu đi vào nền nếp, có hiệu quả, thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân thuộc nhiều lứa tuổi tham gia theo sở trường và nguyện vọng của mình. Người cao tuổi tham gia các câu lạc bộ thể dục dưỡng sinh, cờ tướng, thơ văn… Trung niên thì có câu lạc bộ dân ca ví giặm, dân vũ và nhảy sạp, bóng bàn, bóng chuyền hơi; chia sẻ kinh nghiệm gia đình hạnh phúc, chống bạo lực gia đình; chuyển giao khoa học kỹ thuật, khuyến nông, khuyến lâm… Cựu chiến binh tham gia bảo vệ môi trường. Thiếu nhi sinh hoạt trong các câu lạc bộ đọc sách, tiếng Anh, giáo dục kỹ năng sống…

Hoạt động tại các Nhà văn hóa cộng đồng - Ngôi nhà Trí tuệ tổ, bản, xã, thị trấn phục vụ người dân đa dạng lứa tuổi, góp phần xây dựng xã hội học tập tại cơ sở

Hoạt động tại các Nhà văn hóa cộng đồng - Ngôi nhà Trí tuệ tổ, bản, xã, thị trấn phục vụ người dân đa dạng lứa tuổi, góp phần xây dựng xã hội học tập tại cơ sở

Ban điều hành Ngôi nhà Trí tuệ huyện đã phối hợp, kết nối với hệ thống Ngôi nhà Trí tuệ Việt Nam, Ban điều hành Ngôi nhà Trí tuệ tỉnh Hà Tĩnh tổ chức giao lưu với giáo sư, chuyên gia trong nước và quốc tế, qua đó giúp học sinh tìm hiểu về khoa học, đời sống, văn hóa, lịch sử các nước, kinh nghiệm xin học bổng tại các trường đại học danh giá trên thế giới, học tiếng Anh miễn phí…

Có thể nói, việc xây dựng mô hình Nhà văn hóa cộng đồng - Ngôi nhà trí tuệ tại Hương Sơn bước đầu đã tạo sự gắn bó, đoàn kết các tầng lớp nhân dân, góp phần gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa, hình thành xã hội học tập ngay tại khu dân cư. Điều này cũng đúng với tinh thần bài viết “Học tập suốt đời” của Tổng Bí thư Tô Lâm: Học tập suốt đời giúp mỗi thành viên trong xã hội có đủ điều kiện và cơ hội tự hoàn thiện mình, nâng cao chất lượng cuộc sống của chính mình, của gia đình, họ tộc, thôn, xóm, phường, xã...

Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo TP. Sơn La (Sơn La) TRẦN LA GIANG: Học suốt đời, văn hóa bền, tương lai sáng, hội nhập sâu rộng

h1.jpg

Ngay sau khi gia nhập Mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu của UNESCO tháng 2.2024, lãnh đạo TP. Sơn La đã chỉ đạo tập trung xây dựng mô hình Ngôi nhà Trí tuệ tại các tổ, bản, nhằm phát triển văn hóa đọc và học tập suốt đời cho người dân, xây dựng xã hội học tập bền vững từ cơ sở. Mô hình Ngôi nhà Trí tuệ được phát triển trên cơ sở nhà văn hóa của các tổ bản, bổ sung các module như Thư viện Nhân ái, góc văn hóa địa phương...

Hiện đã có 105 Ngôi nhà Trí tuệ và 54 Thư viện Nhân ái tại các tổ, bản và trường học trên địa bàn thành phố. Với không gian học tập đa dạng và thuận tiện này, Nhân dân có thể đến đọc sách, sinh hoạt văn hóa, thể thao, trao đổi kinh nghiệm trong các lĩnh vực đời sống, giúp đỡ nhau xây dựng cộng đồng phát triển.

Thành phố đặc biệt quan tâm khuyến khích học tập trong gia đình và cộng đồng thông qua phát triển văn hóa đọc. Bởi sách và đọc sách là những viên gạch đầu tiên, vững chãi nhất để xây dựng học tập suốt đời và xã hội học tập. Trước trang sách, mọi người đều bình đẳng và tỏa sáng như nhau. Đó là thứ ánh sáng đẹp đẽ của niềm đam mê khám phá những giới hạn không cùng của trí tuệ.

z6408607066772-8110e1b875bb4b6a968c08f95bc84c1f.jpg
Sinh hoạt tại Ngôi nhà Trí tuệ tổ 9, phường Tô Hiệu, TP. Sơn La. Nguồn: Báo Sơn La

Với người đang trên ghế nhà trường thì việc đọc sách thuận lợi hơn, nhưng với bà con đã lớn tuổi, muốn phát triển văn hóa đọc, phải có các hình thức khích lệ, động viên. Như Danh hiệu Công dân học tập của TP. Sơn La có tiêu chí một năm đọc ít nhất 5 cuốn sách. Hay với các cuộc họp chi bộ, khuyến khích Đảng viên trước khi vào họp dành ít phút đọc sách, họp xong lại mượn sách về.

Chúng tôi muốn lấy đọc sách làm điểm nhấn để từ đó mở rộng kiến thức, trang bị những kỹ năng cần thiết khác cho người dân, thông qua nhiều hoạt động thiết thực tổ chức tại các Ngôi nhà Trí tuệ, từ văn hóa văn nghệ, thể thao đến khoa học, kỹ thuật. Chẳng hạn như, thời gian tới, các tổ chuyển đổi số cộng đồng sẽ tới các Ngôi nhà Trí tuệ để tuyên truyền, giảng dạy cho người dân kỹ năng để sử dụng các dịch vụ công trực tuyến, vừa tạo thuận lợi cho bà con không phải đi lại, vừa giảm tải cho bộ phận một cửa.

Với khẩu hiệu “Học suốt đời, văn hóa bền, tương lai sáng, hội nhập sâu rộng”, TP. Sơn La sẽ tiếp tục bền bỉ với mục tiêu xây dựng xã hội học tập vững chắc từ cơ sở, mục đích cuối cùng là mang lại lợi ích thiết thực cho người dân trên địa bàn.

Văn hóa - Thể thao

Chính thức ra mắt sách “Con đường tương lai”
Văn hóa

Chính thức ra mắt sách “Con đường tương lai”

Ngày 29.4, tại Thư viện Quốc gia Việt Nam, Hội Nhà văn Hà Nội phối hợp với Viện Khoa học Giáo dục và Môi trường cùng một số doanh nghiệp tổ chức lễ ra mắt cuốn sách “Con đường tương lai” - Tập 1 của nhà văn Nguyễn Xuân Tuấn.

Nhân dân Sài Gòn - Gia Định kéo về Dinh Độc Lập chào mừng Quân giải phóng
Văn hóa - Thể thao

Nghệ thuật tạo và chớp thời cơ

Nghệ thuật tạo thời cơ, chớp thời cơ là một trong những yếu tố quyết định thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975; thay vì 2 năm như kế hoạch đã đề ra, chúng ta chỉ mất 55 ngày đêm thu non sông về một mối.

Ký họa sống động những ngày tiến về Sài Gòn
Văn hóa - Thể thao

Ký họa sống động những ngày tiến về Sài Gòn

Chứng kiến sự gian khổ của bộ đội ta trong những ngày kháng chiến và cả niềm hân hoan của ngày thống nhất, ông Trần Mạnh Tuấn, một họa sĩ không chuyên, nguyên phóng viên báo Pháp luật Việt Nam, đã thực hiện các bức ký họa bằng bút sắt sinh động ghi lại lịch sử không thể nào quên của dân tộc.

“Cho con là người Việt Nam” - Khi âm nhạc cất lên niềm tự hào dân tộc
Văn hóa

“Cho con là người Việt Nam” - Khi âm nhạc cất lên niềm tự hào dân tộc

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025) và 80 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2.9.1945 - 2.9.2025), MV "Cho con là người Việt Nam" của Tùng Dương chính thức được ra mắt như một lời tri ân sâu sắc tới lịch sử hào hùng của dân tộc và gửi gắm khát vọng vươn lên của thế hệ trẻ Việt Nam.

Ngự trà hoàng cung
Văn hóa - Thể thao

Ngự trà hoàng cung

Hòa chung không khí cả nước hướng về ngày Kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam thống nhất đất nước cũng như chương trình Năm Du lịch quốc gia - Huế 2025: “Huế - Kinh đô xưa, Vận hội mới” chủ đề Festival Huế 2025: “Di sản Văn hóa với hội nhập và phát triển. Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp cùng Thương hiệu Đôi Dép phục dựng nghi thức và tái hiện hoạt cảnh nhà vua mở tiệc trà chiêu đãi quần thần. 

Soi mình trên dải non sông
Văn hóa - Thể thao

Soi mình trên dải non sông

50 năm sau ngày thống nhất đất nước (1975), văn học Việt Nam đã trải qua những bước chuyển mình sâu sắc; từ áng văn thơ gắn liền với lịch sử chiến tranh đến những tác phẩm mang đậm hơi thở Đổi mới, văn học phản chiếu cả hiện thực lẫn khát vọng của một dân tộc trên hành trình hội nhập, vươn mình.

Để lá cờ Tổ quốc không ngừng bay ở vĩ tuyến 17
Văn hóa

Để cờ Tổ quốc tung bay ở vĩ tuyến 17

Trong những năm tháng khốc liệt của chiến tranh chống Mỹ, hình ảnh lá cờ Tổ quốc ở vĩ tuyến 17 là niềm tin, hy vọng của Nhân dân về một ngày đất nước thống nhất. Và để bảo vệ lá cờ không ngừng bay giữa mưa bom, bão đạn, nhiều chiến sĩ đã cống hiến thanh xuân của mình.