Hình ảnh Công an nhân dân các địa phương huy động tối đa lực lượng cứu nạn, cứu hộ trong đợt mưa lũ lịch sử

 Để ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ, sạt lở đất, lũ ống, lũ quét, giúp đỡ nhân dân nhanh chóng ổn định sản xuất, cuộc sống, không để người dân nào bị đói, rét, không nơi ở, đảm bảo an ninh, trật tự, thực hiện hiệu quả công tác cứu nạn, cứu hộ, lực lượng Công an đã khẩn trương huy động tối đa lực lượng, phương tiện ở nhiều đơn vị, địa phương.

Bộ Công an đã kịp thời báo cáo tình hình với đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội và Thường trực Ban Bí thư; triển khai "thần tốc" các phương án ứng phó với diễn biến hết sức phức tạp của thiên tai; liên tiếp ban hành 04 Công điện chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương khẩn trương ứng phó với bão, mưa lũ, lũ quét, sạt lở đất, ngập úng và tổ chức khắc phục sự cố, tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ.

Quán triệt nghiêm túc chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, lực lượng Công an khẩn trương nắm chắc tình hình nhân dân và vận chuyển lương thực, thực phẩm, các nhu yếu phẩm, nước uống, nước sạch… để cung cấp cho người dân trong vùng bị cô lập, người dân thiếu lương thực, thực phẩm và các nhu yếu phẩm… với tinh thần nhanh nhất có thể, đảm bảo đúng đối tượng; tăng cường công tác đảm bảo an ninh trật tự, xử lý nghiêm các hành vi gây mất an ninh, trật tự, các hành vi đăng tải, lan truyền thông tin sai sự thật ảnh hưởng tới công tác phòng, chống bão lụt và cứu nạn, cứu hộ, đảm bảo an ninh, an toàn cho nhân dân.

f88bebf0db677c392576.jpg

Công an các đơn vị, địa phương chịu ảnh hưởng trực tiếp mưa lũ, sạt lở bố trí lực lượng thường trực, ứng trực 100% quân số để sẵn sàng ứng phó với các tình huống xảy ra; hàng vạn cán bộ, hàng ngàn phương tiện được huy động trực tiếp bảo đảm an ninh, trật tự tại cơ sở, đảm bảo an toàn giao thông, sơ tán, di dời, tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ người dân cùng phương tiện, tài sản tại các xảy ra ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất đến nơi an toàn và hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả do mưa lũ...

bfe5a09f900837566e19.jpg

Trong đó, Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Cục Cảnh sát giao thông, Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động huy động tăng cường, điều động hơn 600 cán bộ, cùng nhiều phương tiện chuyên dụng chi viện cho Công an các địa phương bị ảnh hưởng của bão, mưa lũ; trực tiếp tổ chức cứu nạn, cứu hộ sự cố sập cầu Phong Châu (Phú Thọ), hướng dẫn triển khai hiệu quả các giải pháp khắc phục hậu quả, tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, xây dựng các phương án chốt chặn, điều tiết, bảo đảm an toàn giao thông tại các địa bàn, tuyến giao thông trọng điểm, có nguy cơ cao xảy ra mưa lũ, sạt lở đất, lũ ống, lũ quét;

Khẩn trương rà soát, đảm bảo kinh phí từ ngân sách của Bộ cho Công an các các đơn vị, địa phương thực hiện phòng, chống và khắc phục hậu quả bão, lũ, lụt; rà soát nhu cầu thực tế, kịp thời cấp phát, vận chuyển ngay trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác ứng phó, cứu nạn, cứu hộ và khắc phục hậu quả bão, lũ, tập trung các loại phương tiện thủy; trang thiết bị tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ; cấp bổ sung xăng, dầu... với tinh thần khẩn trương, kịp thời và hiệu quả thiết thực. Công tác viễn thông và cơ yếu được tăng cường để duy trì bảo đảm đường truyền, thông tin liên lạc giữa Bộ và Công an các đơn vị, địa phương; nhiều đoàn công tác y tế đã được xuống các địa phương bị thiệt hại để hỗ trợ thuốc men, khám chữa bệnh, vệ sinh môi trường..

Bộ Công an đã chỉ đạo các đơn vị, địa phương kịp thời đề xuất khen thưởng, động viên, thực hiện chế độ chính sách đối với các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc và cán bộ, chiến sỹ bị hy sinh, bị thương trong công tác ứng phó, khắc phục hậu quả bão, mưa lũ; có biện pháp nhân rộng các điển hình tiên tiến trong quá trình triển khai thực hiện ứng phó với bão, mưa lũ.

* Tại địa bàn tỉnh Yên Bái, Thiếu tá Hoàng Ngọc Huân, Trưởng Công an thị trấn Thác Bà, huyện Yên Bình cho biết, Công an thị trấn đã tuyên truyền, vận động người dân ở những khu vực có khả năng cao xảy ra sạt lở, ngập úng, đồng thời sử dụng các phương tiện cứu hộ để hỗ trợ người dân. Bên cạnh đó đã phối hợp với các đơn vị chức năng Công an tỉnh và các đoàn thể, cán bộ, công chức, quân sự, dân quân thị trấn các xã, thị trấn cùng với sự hỗ trợ của các chiến sỹ Tiểu đoàn Cảnh sát cơ động số 3 triển khai huy động tối đa lực lượng hỗ trợ các hộ dân di dời người, tài sản 62 hộ dân đến khu vực an toàn.

3d814a1c258c82d2db9d.jpg
09c2060a6c9acbc4928b.jpg
096a7d911401b35fea10.jpg

Theo chia sẻ của người dân các xã, thị trấn, nhờ được được chính quyền địa phương và lực lượng Công an thông báo trước nên người dân sinh sống ở những khu vực bị ảnh hưởng cũng đã chủ động các phương án ứng phó, giảm đến mức thấp nhất những thiệt hại về tài sản. “Các đồng chí Công an cùng với đoàn thể, chính quyền địa phương rất khẩn trương, nhiệt tình giúp đỡ người dân từ việc hỗ trợ đưa người già, trẻ nhỏ đến vận chuyển đồ đạc ra khỏi khu vực nguy hiểm”, chị Lương Thị Hương ở Tổ dân phố 1, thị trấn Thác Bà cho biết thêm.

* Tại địa bàn tỉnh Tuyên Quang, một trong những địa phương đang ngập sâu, người dân gặp vô vàn khó khăn, theo chia sẻ của lực lượng Công an đang làm nhiệm vụ, toàn bộ lực lượng liên tục hỗ trợ người dân gặp nạn. Thêm vào đó, tình trạng mất điện, mất sóng di động dẫn tới công tác cứu hộ càng thêm vất vả, khó khăn .

Báo Đại biểu Nhân dân xin gửi đến độc giả những hình ảnh tại hiện trường cứu nạn cứu hộ của các đồng chí Công an tỉnh Tuyên Quang

6040c8813610914ec801.jpg
fd8e5f4fa1de06805fcf.jpg
43eede2f20be87e0deaf.jpg
b417ea5114c0b39eead1.jpg
9f01f2470cd6ab88f2c7.jpg
67a650ecae7d0923506c.jpg
ea56bc1f428ee5d0bc9f.jpg
dab461f99f6838366179.jpg

Tại địa bàn tỉnh Quảng Ninh, lực lượng Công an đã kịp thời đưa 81 người ở điểm bị ngập sâu đến nơi an toàn

Do ảnh hưởng mưa lớn hoàn lưu sau bão số 3, khu vực thôn Đá Trắng, xã Thống Nhất, TP. Hạ Long xảy ra tình trạng ngập lụt. Đến 14 giờ 12 phút ngày 9.9, Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH, Công an tỉnh nhận được tin báo xảy ra ngập lụt tại thôn Đá Trắng, xã Thống Nhất, thành phố Hạ Long.

b3e366f93271952fcc60.jpg
8529eb9dbe15194b4004.jpg

Ngay sau khi nhận được tin báo, đơn vị đã điều động 01 xe chữa cháy, 01 xe CNCH, 01 xe chỉ huy, 01 xe chở quân và 30 CBCS đi cứu nạn. Cán bộ chiến sĩ đơn vị đã phối hợp cùng các lực lượng nhanh chóng tiếp cận hiện trường sử dụng thuyền cao su cứu nạn và buộc dây thừng để đưa người ra khỏi khu vực ngập sâu. Kết quả đến khoảng 19 giờ tối cùng ngày Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH đã phối hợp với các lực lượng đã cứu nạn và đưa 81 người trong các nhà dân bị ngập sâu đến nơi an toàn.

* Tại địa bàn tỉnh Hưng Yên, do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3, mực nước sông Hồng, sông Luộc qua địa bàn tỉnh dâng cao, cảnh báo nguy cơ ngập lụt trên diện rộng, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống và sinh hoạt của Nhân dân. Trước tình hình trên, thực hiện chỉ đạo của Giám đốc Công an tỉnh, Công an các đơn vị, địa phương đã huy động lực lượng, phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể, các cơ quan chức năng triển khai các biện pháp ứng phó với ngập lụt, có phương án hỗ trợ kịp thời cho người dân bị ảnh hưởng, thiệt hại do ngập lụt…

Thực hiện chỉ đạo của Giám đốc Công an tỉnh, các phòng nghiệp vụ và Công an các huyện, thành phố, thị xã; lực lượng Công an tại các xã, thị trấn đã chủ động triển khai lực lượng, phương tiện, triển khai các biện pháp ứng phó với ngập lụt, hỗ trợ các địa phương di chuyển người và tài sản đến nơi an toàn.

10-0-cong-an-hung-yen-3761.jpg

Trong đó, Đoàn thanh niên Công an tỉnh đã huy động lực lượng đoàn viên thanh niên hỗ trợ người dân trên địa bàn xã Xuân Quan, huyện Văn Giang di chuyển tài sản, cây cảnh, nhằm giảm thiểu thiệt hại cho bà con. Tại huyện Phù Cừ, Công an huyện đã huy động cán bộ chiến sỹ, lực lượng an ninh trật tự ở cơ sở trên địa bàn huyện phối hợp với chính quyền, các cơ quan chức năng và Nhân dân xã Tống Trân đắp đập chống tràn tại khu vực cống xả Võng Phan, xã Tống Trân.

* Tại địa bàn TP. Hà Nội, một trong những địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề của mưa lũ là huyện Chương Mỹ. Toàn bộ lực lượng Công an huyện đều có mặt trực tiếp để tham gia công tác cứu nạn, cứu hộ.

e5fe831e458ce2d2bb9d.jpg
ee49e83914abb3f5eaba.jpg
88f77516b38414da4d95.jpg

Báo Đại biểu Nhân dân tiếp tục cập nhật hình ảnh Công an nhân dân các địa phương triển khai công tác cứu nạn, cứu hộ, ứng cứu người dân trong mưa lũ.

Xã hội

Xử lý chất thải rắn hiệu quả, an toàn và bảo vệ môi trường
Xã hội

Xử lý chất thải rắn hiệu quả, an toàn và bảo vệ môi trường

Nhằm góp phần đạt được các mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2030 và mục tiêu phát thải ròng bằng “0” cho đến năm 2050, việc tìm các giải pháp, mô hình để cải thiện chính sách và gia tăng hiệu quả thực thi quản lý chất thải rắn là vô cùng cần thiết. Điều này đòi hỏi phải xác định tiêu chí, phương pháp đánh giá phù hợp, lựa chọn được công nghệ phù hợp để bảo đảm việc xử lý chất thải rắn được thực hiện một cách hiệu quả, an toàn và bảo vệ môi trường.

Biến rác thải thành nguồn lực thúc đẩy kinh tế tuần hoàn
Môi trường

Biến rác thải thành nguồn lực thúc đẩy kinh tế tuần hoàn

Luật Bảo vệ môi trường đổi mới phương thức quản lý chất thải rắn, coi chất thải là tài nguyên sau khi được phân loại để góp phần thúc đẩy kinh tế tuần hoàn. Vì vậy, việc đẩy mạnh xã hội hóa và thu hút đầu tư từ khu vực tư nhân, nước ngoài vào hoạt động thu gom, phân loại chất thải, tái chế, tái sử dụng chất thải, xử lý chất thải là cần thiết, biến rác thải thành nguồn lực cho phát triển bền vững kinh tế - xã hội.

Khuyến khích tư nhân đầu tư vào lĩnh vực xử lý chất thải
Môi trường

Khuyến khích tư nhân đầu tư vào lĩnh vực xử lý chất thải

Trong bối cảnh phát triển kinh tế tuần hoàn nhằm góp phần đạt được các mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2030 và mục tiêu phát thải ròng bằng “0” cho đến năm 2050, Nhà nước cần có cơ chế ưu đãi, khuyến khích, tạo động lực cho các doanh nghiệp tư nhân đầu tư vào lĩnh vực xử lý chất thải.

Xã hội hóa ngành công nghiệp xử lý và tái chế rác
Xã hội

Xã hội hóa ngành công nghiệp xử lý và tái chế rác

Nhà nước không thể bao cấp hết trong khi ngân sách nhà nước có hạn, nền kinh tế chưa cho phép, do đó phải xã hội hóa ngành công nghiệp xử lý và tái chế rác. Ngoài ra, phải cân nhắc, lựa chọn công nghệ phù hợp với loại rác cần xử lý và công nghệ đó cần được cải tiến, phù hợp điều kiện của Việt Nam.

Ngành bảo hiểm rốt ráo giảm thiểu thiệt hại cơn bão số 3
Đời sống

Ngành bảo hiểm rốt ráo giảm thiểu thiệt hại cơn bão số 3

Ngay sau khi cơn bão số 3 (Yagi) đi qua, để giúp người dân vùng ảnh hưởng mau chóng phục hồi, ổn định cuộc sống, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 143/NQ-CP ngày 17/9/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả cơn bão. Trong đó, Nghị quyết nêu rõ các công ty bảo hiểm khẩn trương rà soát, chi trả quyền lợi bảo hiểm cho các khách hàng bị ảnh hưởng. Trước mắt, thực hiện ngay việc tạm ứng bồi thường cho khách hàng theo quy định để phần nào chia sẻ mất mát và giảm thiểu thiệt hại cho người dân…

Lựa chọn nội dung tuyên truyền trọng tâm, trọng điểm
Đời sống

Lựa chọn nội dung tuyên truyền trọng tâm, trọng điểm

Thời gian qua, các cơ quan thành viên Hội đồng phối hợp Phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) tỉnh Long An đã tích cực, chủ động triển khai hoạt động PBGDPL theo chức năng, nhiệm vụ, phạm vi quản lý và nhu cầu tại địa phương; công tác PBGDPL được triển khai bài bản, có nhiều khởi sắc với sự tham gia, vào cuộc của tất cả các cấp, các ngành. Đó là ý kiến được đưa ra tại buổi làm việc với UBND tỉnh Long An của Đoàn kiểm tra Hội đồng Phối hợp PBGDPL Trung ương mới đây.

Tập thể Vietbank quyên góp hơn 700 triệu trong 120 phút của lễ phát động kêu gọi ủng hộ đồng bào
Đời sống

Tập thể Vietbank quyên góp hơn 700 triệu trong 120 phút của lễ phát động kêu gọi ủng hộ đồng bào

Chiều ngày 17.9, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương tín (Vietbank) phối hợp cùng Quỹ Chí Viễn và Nortfolio tổ chức thành công lễ phát động chương trình "Mùa gắn kết - Ngân hàng Việt, vì người Việt" ủng hộ người dân các tỉnh khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra. Hoạt động thu hút gần 2.600 cán bộ nhân viên tại 119 điểm giao dịch tham dự bằng cả hình thức trực tuyến lẫn trực tiếp.

Thiếu cơ sở xử lý, tái chế phế thải xây dựng
Xã hội

Thiếu cơ sở xử lý, tái chế phế thải xây dựng

Hiện nay, cả nước đang thiếu các cơ sở xử lý rác thải, nếu có cũng chỉ theo hình thức chôn lấp. Chúng ta thiếu cơ sở xử lý, tái chế phế thải xây dựng, thiếu cả về quy hoạch đầu tư xây dựng, cả về tiêu chuẩn để tái chế phế thải xây dựng.