Hình ảnh cầu 110 huyết mạch nối Đắk Lắk - Gia Lai “đắp chiếu”, người dân mòn mỏi chờ đền bù

Vướng giải phóng mặt bằng, cầu 110 mới nối tỉnh Đắk Lắk - Gia Lai trên Quốc lộ 14 sau khi thi công xong phần cầu thì "đắp chiếu", chưa hẹn ngày thông xe. Trong khi đó, các phương tiện hàng ngày vẫn phải chen chúc qua cầu 110 cũ chật chội, xuống cấp, nguy cơ tiềm ẩn tai nạn giao thông.

Dự án đầu tư nâng cấp, mở rộng đường Hồ Chí Minh đoạn qua tỉnh Đắk Lắk được Bộ GTVT phê duyệt với tổng mức đầu tư 2.600 tỷ đồng, sử dụng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ (hoàn thành năm 2015). Bộ GTVT cũng phê duyệt điều chỉnh, bổ sung hạng mục xây dựng một đơn nguyên cầu mới, bề rộng 9m bên cạnh cầu 110 cũ, chi phí khoảng 24 tỷ đồng theo đề nghị của địa phương, thời gian hoàn thành năm 2017. Sau nhiều năm thi công, dự án cầu 110 mới vẫn chưa hẹn ngày thông xe.

Hình ảnh cầu 110 huyết mạch nối Đắk Lắk - Gia Lai “đắp chiếu”, dân mòn mỏi chờ đền bù -0
Cầu 110 mới trên Quốc lộ 14, nối 2 tỉnh Gia Lai - Đắk Lắk sau nhiều năm thi công vẫn chưa thể thông xe do vướng giải phóng mặt bằng

Ghi nhận thực tế của phóng viên Báo Đại biểu Nhân dân, cầu 110 mới đã thi công hoàn thiện các hạng mục về cầu, đường dẫn vào đầu cầu bên phía tỉnh Gia Lai đã thi công xong, trong khi đó, bên phía tỉnh Đắk Lắk thì dang dở do chưa giải phóng xong mặt bằng. Mặt cầu trở thành nơi người dân tận dụng phơi nông sản, đường vào đầu cầu bên phía tỉnh Gia Lai người dân tận dụng làm nơi để củi, chân cầu thành nơi tập kết rác; phía đầu cầu bên tỉnh Đắk Lắk thì người dân mòn mỏi chờ đền bù.

Tại các cuộc tiếp xúc cử tri, cử tri Đắk Lắk đã kiến nghị cơ quan có thẩm quyền tiếp tục đầu tư, hoàn thiện cầu 110 mới để thuận lợi việc đi lại, đồng thời giải tỏa nguy cơ tiềm ẩn tai nạn giao thông trên Quốc lộ 14.

Bộ GTVT cũng đã có nhiều văn bản phản hồi địa phương và nêu rõ nguyên nhân, do trong quá trình triển khai, địa phương chậm trễ trong công tác giải phóng mặt bằng, không kịp thời bàn giao mặt bằng cho nhà thầu thi công, dù Bộ GTVT và Ban QLDA đường Hồ Chí Minh đã có đến 14 văn bản đôn đốc.

Đến nay, dự án mới chỉ hoàn thành được khoảng 88%, còn khoảng 12% khối lượng là đường đầu cầu 110 mới chưa thể hoàn thành do không được bàn giao mặt bằng. Trung ương sau đó cắt vốn do quá hạn và đến nay Bộ GTVT vẫn chưa cân đối được nguồn vốn để tiếp tục thực hiện đầu tư.

Dưới đây là hình ảnh thực tế do Phóng viên Báo Đại biểu Nhân dân ghi nhận:

Hình ảnh cầu 110 huyết mạch nối Đắk Lắk - Gia Lai “đắp chiếu”, dân mòn mỏi chờ đền bù -0
Cầu 110 mới và cũ nhìn từ trên cao
Hình ảnh cầu 110 huyết mạch nối Đắk Lắk - Gia Lai “đắp chiếu”, dân mòn mỏi chờ đền bù -0Hình ảnh cầu 110 huyết mạch nối Đắk Lắk - Gia Lai “đắp chiếu”, dân mòn mỏi chờ đền bù -1Hình ảnh cầu 110 huyết mạch nối Đắk Lắk - Gia Lai “đắp chiếu”, dân mòn mỏi chờ đền bù -2
Cầu 110 mới thi công xong chưa hẹn ngày thông xe, chân cầu thành nơi tập kết rác thải
Hình ảnh cầu 110 huyết mạch nối Đắk Lắk - Gia Lai “đắp chiếu”, dân mòn mỏi chờ đền bù -0
Mặt cầu người dân tận dụng phơi nông sản
Hình ảnh cầu 110 huyết mạch nối Đắk Lắk - Gia Lai “đắp chiếu”, dân mòn mỏi chờ đền bù -0Hình ảnh cầu 110 huyết mạch nối Đắk Lắk - Gia Lai “đắp chiếu”, dân mòn mỏi chờ đền bù -1Hình ảnh cầu 110 huyết mạch nối Đắk Lắk - Gia Lai “đắp chiếu”, dân mòn mỏi chờ đền bù -2
Đầu cầu bên phía tỉnh Gia Lai trở thành nơi tập kết củi
Hình ảnh cầu 110 huyết mạch nối Đắk Lắk - Gia Lai “đắp chiếu”, dân mòn mỏi chờ đền bù -0Hình ảnh cầu 110 huyết mạch nối Đắk Lắk - Gia Lai “đắp chiếu”, dân mòn mỏi chờ đền bù -1Hình ảnh cầu 110 huyết mạch nối Đắk Lắk - Gia Lai “đắp chiếu”, dân mòn mỏi chờ đền bù -2Hình ảnh cầu 110 huyết mạch nối Đắk Lắk - Gia Lai “đắp chiếu”, dân mòn mỏi chờ đền bù -3
Cầu 110 cũ chật chội, xuống cấp, hàng ngày phải oằn mình "cõng" hàng trăm lượt phương tiện qua lại
Hình ảnh cầu 110 huyết mạch nối Đắk Lắk - Gia Lai “đắp chiếu”, dân mòn mỏi chờ đền bù -0Hình ảnh cầu 110 huyết mạch nối Đắk Lắk - Gia Lai “đắp chiếu”, dân mòn mỏi chờ đền bù -1Hình ảnh cầu 110 huyết mạch nối Đắk Lắk - Gia Lai “đắp chiếu”, dân mòn mỏi chờ đền bù -2
Đầu cầu bên phía tỉnh Đắk Lắk chưa thể thi công do vướng giải phóng mặt bằng
Hình ảnh cầu 110 huyết mạch nối Đắk Lắk - Gia Lai “đắp chiếu”, dân mòn mỏi chờ đền bù -0Hình ảnh cầu 110 huyết mạch nối Đắk Lắk - Gia Lai “đắp chiếu”, dân mòn mỏi chờ đền bù -1Hình ảnh cầu 110 huyết mạch nối Đắk Lắk - Gia Lai “đắp chiếu”, dân mòn mỏi chờ đền bù -2
Người dân đang phải sống trong những căn nhà xuống cấp xập xệ, chờ đền bù

Xã hội

TIN BUỒN
Xã hội

TIN BUỒN

Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ủy ban Xã hội, Văn phòng Quốc hội, Ban Công tác đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội và gia đình vô cùng thương tiếc báo tin: Đồng chí Lê Quốc Khánh (Bí danh: Hồng Hảo), sinh ngày 23.9.1939; quê quán: xã Quế Xuân, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam; nguyên Phó Bí thư Thường trực, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh kiêm Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy Quảng Nam - Đà Nẵng; đại biểu Quốc hội Khóa IX, Khóa X, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng; nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội (nay là Ủy ban Xã hội của Quốc hội); Huân chương Độc lập Hạng Nhì; Huân chương Kháng chiến hạng Nhì; Huân chương Lao động hạng Nhì, Huy hiệu 30, 40, 50, 60 năm tuổi Đảng và nhiều bằng khen, giấy khen khác.

Sắp diễn ra Lễ trao giải báo chí toàn quốc về nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam lần thứ II- năm 2024
Xã hội

Sắp diễn ra Lễ trao giải báo chí toàn quốc về nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam lần thứ II- năm 2024

* Tác giả Xích Lô (Bộ trưởng Bộ NN và PTNT Lê Minh Hoan) đoạt Giải báo chí toàn quốc về nông nghiệp, nông dân, nông thôn

Theo thông tin từ Ban Tổ chức Giải báo chí toàn quốc về nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam lần thứ II năm 2024, vào 20h ngày 10.12 tới đây, Lễ trao Giải báo chí toàn quốc về nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam lần thứ II năm 2024 sẽ được tổ chức trọng thể tại Nhà hát Lớn, Hà Nội và được truyền hình trực tiếp trên sóng Đài Truyền hình Việt Nam.

Đắk Lắk: Yêu cầu kiểm tra, báo cáo tình trạng lò sấy cau không phép gây ô nhiễm môi trường
Xã hội

Đắk Lắk: Yêu cầu kiểm tra, báo cáo tình trạng lò sấy cau không phép gây ô nhiễm môi trường

Nhà xưởng, lò sấy cau không phép ngang nhiên mọc lên trên đất nông nghiệp; hoạt động sấy cau gây ô nhiễm môi trường là thực trạng nhức nhối tại địa bàn xã Ea Tiêu, Cư Kuin (Đắk Lắk). Phòng TNMT huyện Cư Kuin đang yêu cầu kiểm tra, báo cáo sau phản ánh của Báo Đại biểu Nhân dân.

Biểu dương công nhân lao động tiêu biểu là đảng viên
Xã hội

Biểu dương công nhân lao động tiêu biểu là đảng viên

Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam vừa ban hành Kế hoạch tổ chức Hội nghị toàn quốc biểu dương công nhân lao động tiêu biểu là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Dự kiến, Hội nghị biểu dương sẽ diễn 2 ngày (từ 15 - 16.2.2025) tại Thủ đô Hà Nội.

Nâng cao năng lực của tuyên truyền viên pháp luật
Xã hội

Nâng cao năng lực của tuyên truyền viên pháp luật

Thực hiện Đề án "Phát huy vai trò của lực lượng Quân đội nhân dân tham gia công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), vận động nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở giai đoạn 2021 - 2027" (Đề án 1371); lực lượng Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Bình đã triển khai tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật cho đồng bào khu vực biên giới bằng những mô hình hay, cách làm hiệu quả; góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Thị trường Châu Âu hứa hẹn nhiều cơ hội nhưng cũng yêu cầu cao về chất lượng lao động (Ảnh: Văn Thành)
Đời sống

Xuất khẩu lao động vượt kế hoạch năm

Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội), trong 10 tháng năm 2024, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là 130.640 người (41.039 lao động nữ), đạt 104 % kế hoạch năm 2024. Ngành lao động đã tập trung phát triển những thị trường mới có tiềm năng và đem lại thu nhập cao cho người lao động.

Công an tỉnh Vĩnh Phúc quyết liệt triển khai các biện pháp giảm tai nạn, vi phạm giao thông trong lứa tuổi học sinh
Giao thông

Công an tỉnh Vĩnh Phúc quyết liệt triển khai các biện pháp giảm tai nạn, vi phạm giao thông trong lứa tuổi học sinh

Qua 2 tháng triển khai thực hiện Cao điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông cho lứa tuổi học sinh, Công an tỉnh Vĩnh Phúc đã có nhiều văn bản chỉ đạo cụ thể, phân công cho các đơn vị thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ với mục tiêu kéo giảm tai nạn giao thông, đưa việc chấp hành các quy định về trật tự an toàn giao thông trong lứa tuổi học sinh đi vào nề nếp.

Ứng dụng công nghệ cao trong quản lý sản xuất lâm nghiệp bền vững là một trong những nội dung được Cục Lâm nghiệp quan tâm hàng đầu. Ảnh: CLN
Xã hội

Ứng dụng công nghệ cao trong quản lý sản xuất lâm nghiệp bền vững

Thực hiện Chiến lược phát triển Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo ngành ngành Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đã tập trung nghiên cứu, ứng dụng nhiều công nghệ cao trong lĩnh vực chọn tạo giống, nhân giống và kỹ thuật lâm sinh, qua đó đã góp phần nâng cao năng suất, chất lượng rừng trồng.