Hiệu trưởng đóng vai trò quan trọng tạo nên thành công của giáo dục STEM trong trường phổ thông

"Hiệu trưởng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên thành công của giáo dục STEM trong trường phổ thông" - đây là ý kiến của các đại biểu, khách mời tham gia Hội thảo online "Đổi mới và tiềm năng: Hội thảo giáo dục STEM dành cho các nhà quản lý giáo dục" diễn ra vào tối 25.2.

Tối 25.2, Mạng lưới quản lý giáo dục không biên giới - EdulightenUp thuộc Viện Nghiên cứu và Phát triển Quản lí giáo dục (ELRD) đã tổ chức Hội thảo online "Đổi mới và tiềm năng: Hội thảo giáo dục STEM dành cho các nhà quản lý giáo dục".

Nâng cao vai trò của Hiệu trưởng khi đưa giáo dục STEM vào trường phổ thông -0
Các đại biểu tham dự Hội thảo "Đổi mới và tiềm năng: Hội thảo giáo dục STEM dành cho các nhà quản lý giáo dục"

Hội thảo do Phó Hiệu trưởng trường THPT chuyên Nguyễn Tất Thành (tỉnh Yên Bái) - thành viên Ban Điều hành Mạng lưới Quản lý Giáo dục không biên giới EdulightenUp Nguyễn Thị Thu điều phối. Hội thảo đã thu hút được hàng ngàn các cán bộ quản lý, các nhà giáo đến từ các cơ sở giáo dục trên toàn quốc tham dự; góp phần thúc đẩy và nâng cao chất lượng giáo dục STEM trong các nhà trường. 

Mở đầu hội thảo, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng STEM, Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh Nguyễn Thị Thu Trang đã chia sẻ tới đại biểu những thông tin liên quan đến giáo dục STEM trên thế giới; cũng như các hình thức tổ chức giáo dục STEM mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đã triển khai.

Theo bà Thu Trang, ở cấp độ chương trình giáo dục phổ thông, giáo dục STEM là mô hình giáo dục dựa trên cách tiếp cận liên môn, giúp học sinh áp dụng các kiến thức khoa học, công nghệ kỹ thuật và toán học vào giải quyết một số vấn đề thực tiễn trong bối cảnh cụ thể. Bên cạnh đó, giáo dục STEM còn gắn liền với rất nhiều lĩnh vực trong cuộc sống như chuyển đổi số hay đào tạo nhân lực khoa học công nghệ chất lượng cao. 

Trong quá trình triển khai không tránh khỏi những khó khăn về nhận thức, nhân sự, ý tưởng, thời gian, kinh phí… Tuy nhiên, để vượt lên khó khăn và có kết quả thì không thể bỏ qua vai trò của cấp trường – đơn vị hạt nhân của cả hệ thống cũng như vai trò quan trọng của người Hiệu trưởng – người sẽ đồng hành với giáo dục STEM.

Tại tham luận "Triển khai giáo dục STEM ở trường phổ thông", Thành viên Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực Việt Nam Nguyễn Thị Thu Anh đã chia sẻ lợi ích về việc dạy học STEM trong nhà trường. Theo đó, mô hình giáo dục STEM giúp phát triển được năng lực của học sinh bao gồm năng lực tự học, hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo. Đồng thời tăng cường sự hợp tác của giáo viên; phát triển cộng đồng học tập trong nhà trường; kết nối trường học với cộng đồng và góp phần định hướng nghề nghiệp cho học sinh.

Đề cập đến một số kinh nghiệm trong việc xây dựng lộ trình triển khai giáo dục STEM tại nhà trường, cô Thu Anh cho hay, đầu tiên cần xây dựng mục tiêu phát triển giáo dục STEM theo từng giai đoạn phù hợp với các nguồn lực của nhà trường. Tiếp đó cần tìm người tâm huyết phụ trách. Cuối cùng, đánh giá hiệu quả sau mỗi giai đoạn triển khai giáo dục STEM và đề xuất mục tiêu cho giai đoạn tiếp theo.

"Để triển khai thành công giáo dục STEM không thể thiếu tâm huyết của những người thầy, của những nhà quản lý giáo dục. Và để mô hình này đạt hiệu quả cao thì Hiệu trưởng phải là người dành tình yêu cho giáo dục STEM nhất trường", Cô Thu Anh nhấn mạnh.

Nâng cao vai trò của Hiệu trưởng khi đưa giáo dục STEM vào trường phổ thông -0
Để mô hình giáo dục STEM ở trường phổ thông đạt hiệu quả cao thì Hiệu trưởng phải vô cùng tâm huyết và dành nhiều tình yêu cho giáo dục STEM (Ảnh: ITN)

Cũng trong Hội thảo, các đại biểu đã lắng nghe các chia sẻ, thảo luận đến từ rất nhiều thầy cô như Trưởng ban Ban Nghiên cứu và Đánh giá giáo dục - Viện Khoa học và Giáo dục Việt Nam Chu Cẩm Thơ; Hiệu trưởng Trường Phổ thông Liên cấp Phenikaa School Đoàn Thu Hà; Phó trưởng Ban tổ chức Ngày hội STEM Quốc gia năm 2023 Dương Tuấn Hương;... 

Đặc biệt, Hiệu trưởng Trường Song ngữ Lạc Hồng - một trong những đơn vị tích cực trong công tác triển khai giáo dục STEM Phan Quang Vinh đã tâm huyết chia sẻ kinh nghiệm triển khai tại chính ngôi trường của mình. Thầy Vinh cho biết, trong bối cảnh có nhiều thách thức cả về cơ sở vật chất lẫn tâm tư đội ngũ, người hiệu trưởng chính là nhân tố quyết định để tạo nên thành công của việc triển khai hoạt động giáo dục STEM tại trường. 

Hiểu được vấn đề này, thầy Vinh đã thay đổi nhận thức và miệt mài trong hành trình đổi mới. Thầy bắt đầu từ công tác bồi dưỡng đội ngũ và tích cực truyền động lực cho giáo viên lẫn học sinh. Kết quả đạt được đã chứng minh rằng vai trò của người lãnh đạo thực sự quan trọng. 

Giáo dục STEM là mô hình trang bị cho người học những kiến thức, kỹ năng liên quan đến các lĩnh vực: Science (Khoa học), Technology (Công nghệ), Engineering (Kỹ thuật) và Mathematics (Toán học) theo cách tiếp cận liên môn (Interdisciplinary). Phương thức này giúp học sinh tăng thêm kiến thức, kỹ năng để làm việc và phát triển trong thế giới công nghệ hiện đại ngày nay.

Giáo dục

Phát động học sinh, sinh viên chấp hành pháp luật về an toàn giao thông
Giáo dục

Phát động học sinh, sinh viên chấp hành pháp luật về an toàn giao thông

Sáng 5.10, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, Công ty Honda Việt Nam và Quỹ Bảo hiểm xe cơ giới - Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam phối hợp tổ chức “Lễ phát động học sinh, sinh viên nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật về an toàn giao thông và tuyên truyền pháp luật về an toàn giao thông, hướng dẫn kỹ năng lái xe mô tô, xe gắn máy an toàn đầu năm học 2024 - 2025”.

Nâng cao hiệu quả dạy và học tiếng Anh bằng phương pháp Linearthinking
Giáo dục

Nâng cao hiệu quả dạy và học tiếng Anh bằng phương pháp Linearthinking

Ngày 5.10, tại Trường Đại học Sư Phạm TP. Hồ Chí Minh, Trung tâm phát triển Giáo dục và Đào tạo phía Nam (Bộ Giáo dục và Đào tạo), Tạp chí Giáo dục TP. Hồ Chí Minh, Hệ thống tiếng Anh tư duy DOL English phối hợp tổ chức Hội thảo "Nâng cao hiệu quả dạy và học tiếng Anh bằng phương pháp Linearthinking".

Giáo dục Quốc phòng và An ninh phải bảo đảm khoa học, hiệu quả, đúng quy định
Giáo dục

Giáo dục Quốc phòng và An ninh phải bảo đảm khoa học, hiệu quả, đúng quy định

Trong hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục quốc phòng và an ninh năm học 2024-2025, Bộ GD-ĐT yêu cầu các cơ sở giáo dục tổ chức xây dựng kế hoạch dạy, triển khai dạy học Giáo dục Quốc phòng và An ninh theo Chương trình GDPT 2018 bảo đảm khoa học, hiệu quả phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, nhà trường và học sinh.

Ngành ngân hàng ưu tiên tuyển dụng sinh viên có thể giao tiếp bằng ngoại ngữ
Giáo dục

Ngành ngân hàng ưu tiên tuyển dụng sinh viên có thể giao tiếp bằng ngoại ngữ

Phó Trưởng ban tổ chức và nhân sự, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) Nguyễn Thị Thái Hà cho biết, trên thị trường có nhiều doanh nghiệp FBI đang đầu tư vào Việt Nam, vì vậy, ngân hàng cũng ưu tiên tuyển dụng các sinh viên có thể giao tiếp bằng tiếng Hàn, tiếng Nhật, tiếng Trung...

Chuyển đổi số trong cơ sở giáo dục đại học cần giải pháp lâu dài mang tính chiến lược
Giáo dục

Chuyển đổi số trong cơ sở giáo dục đại học cần giải pháp lâu dài mang tính chiến lược

Ngày 3.10, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức Hội thảo Khoa học quốc gia “Chuyển đổi số - Nâng cao chất lượng đào tạo”, với sự tham dự của nhiều chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý giáo dục đại học, nhà nghiên cứu, giảng viên từ các cơ sở giáo dục trên cả nước.

Hà Nội áp dụng mức thu học phí mới với các trường công lập chất lượng cao
Giáo dục

Hà Nội áp dụng mức thu học phí mới với các trường công lập chất lượng cao

Sáng 4.10, HĐND thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết quy định mức thu học phí đối với các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập tự bảo đảm chi thường xuyên; cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập chất lượng cao của thành phố Hà Nội năm học 2024-2025.

Tập thể Ban giám hiệu và đại diện lãnh đạo các đơn vị chụp ảnh lưu niệm
Giáo dục

Trường Đại học Điện lực: Thu hút nhân tài, bứt phá chất lượng giáo dục

Trong những năm gần đây, Trường Đại học Điện lực (EPU) luôn nhận được sự quan tâm, thu hút được đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn cao, trình độ tư duy khoa học tiến bộ, đáp ứng tốt yêu cầu đổi mới giáo dục, đào tạo, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.