Trò chuyện đầu tuần

Hiểu sâu sắc mới có thể quảng bá rộng rãi

Theo Nghệ nhân ưu tú, TS. NGUYỄN ĐỨC HIỂN, ranh giới giữa mê tín và chính tín khi tiếp cận nghi thức hầu đồng trong tín ngưỡng thờ Mẫu rất mong manh. Vì thế, cần phải hiểu sâu sắc và đúng đắn về nó, cả mặt nghệ thuật, tâm linh và thụ cảm, khi đó mới có thể quảng bá rộng rãi cũng như khai thác phục vụ du lịch.

Không cứ vào đền, phủ mới thiêng

- Là một nghi lễ trong tín ngưỡng thờ Mẫu, có lịch sử lâu đời, được lưu truyền qua nhiều thế hệ người Việt, song hầu đồng nhiều khi vẫn bị nhìn nhận là mê tín dị đoan. Với góc nhìn của một đồng thầy đã có hơn 40 năm thực hành diễn xướng này, ông nghĩ sao về điều này?

- Nghi lễ hầu đồng trong tín ngưỡng thờ Mẫu là kho tàng nghệ thuật diễn xướng dân gian đặc biệt với nhiều câu chuyện truyền thuyết, thần tích hấp dẫn. Hầu đồng không chỉ tạo nên không gian tâm linh huyền bí mà còn thể hiện được nét uy nghi, cũng như niềm hân hoan, vẻ đẹp trong sáng của người Việt trong một thế giới văn hóa đa sắc màu.

Nghệ nhân Ưu tú NGUYỄN ĐỨC HIỂN trình diễn giá hầu Cô đôi Thượng Ngàn tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam. Ảnh: Thanh Tùng
Nghệ nhân Ưu tú NGUYỄN ĐỨC HIỂN trình diễn giá hầu Cô đôi Thượng Ngàn tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam. Ảnh: Thanh Tùng

Khi người ta có cái nhìn không đẹp, là bởi những người thực hành tín ngưỡng không đúng lề lối, thiên về làm kinh tế hoặc làm biến tướng nó. Nhưng nếu chỉ vì lý do đó mà chúng ta đánh đồng cho toàn bộ nghi lễ hầu đồng thì không được, bởi đây là di sản độc đáo, chứa đựng nhiều yếu tố như tính thiêng, tính nghệ thuật, tính đoàn kết dân tộc, nghệ thuật trình diễn sân khấu… hòa quyện trong một không gian tổng thể.

Thông qua buổi hầu đồng, người tham gia gửi gắm ước vọng về sức khỏe, tài lộc, may mắn, một số trường hợp lấy lại thăng bằng về tâm lý, giải tỏa những mất mát, thiếu hụt trong cuộc sống. Trên tất cả là tinh thần hướng về nguồn cội, lan tỏa những điều tốt đẹp trong cộng đồng và xã hội.

Nghi lễ hầu đồng vốn trang nghiêm, linh thiêng và tốt đẹp, cộng với yếu tố âm nhạc, trang phục, diễn xướng... cùng thầy đồng - người kết nối tâm linh và thực tại, sẽ truyền tải những ý nghĩa tốt đẹp ấy, góp phần tô đậm văn hóa dân tộc.

- Việc đưa hầu đồng ra khỏi không gian đền, phủ từng khiến nhiều người hoài nghi, đặc biệt là lo ngại làm mất đi tính thiêng của nghi lễ này...?

- Theo tôi, không cứ vào đền, phủ mới có tính thiêng. Nếu thầy đồng có tâm, tạo dựng một không gian uy linh, trang nghiêm, hướng đến các vị thánh đang ngự trị, cùng những người tham gia đồng lòng mong muốn sẽ tạo nên tính thiêng tại không gian ấy. Nếu vào đền, phủ mà cả thầy đồng và người dự đều không có tâm thì tính thiêng cũng không còn, hiểu theo cách khác là thánh không thể nhập đồng. Chỉ cần trong lòng chúng ta hướng đến điều tốt, làm vì lẽ phải và đạo đức thì các thần thánh đã hiện về; không có trái tim nhân hậu, lòng từ bi, tinh thần hướng thiện thì không có tính thiêng. 

Với những màn hầu đồng ở các không gian thiếu trang nghiêm, thực hiện với ý nghĩa khác ta hiểu đó là nghệ thuật, là thụ hưởng văn hóa đời trần, hay cũng có thể là sự biến tướng, thì khó tồn tại tính thiêng. Giữa mê tín và chính tín như sợi chỉ mong manh cần được hiểu và định hình rõ.

Bảo đảm không gian diễn xướng hoàn chỉnh

- Trong quá trình thực hành nghi lễ này, ông thấy sự đón nhận của mọi người ra sao, họ có thực sự hiểu được nét đẹp đặc sắc của hầu đồng?

- Có nhà nghiên cứu văn hóa người Pháp từng nói hầu đồng là nghệ thuật, là bảo tàng sống của người Việt Nam. Nhiều người trên thế giới đã biết đến một nghi thức đẹp như vậy thì các thế hệ người Việt Nam không thể không tìm cách gìn giữ. Tôi đã nhiều lần diễn xướng cho các nhóm kiều bào, tạo cơ hội cho họ tiếp xúc, tìm về văn hóa dân gian.  

Ở trong nước, nhiều trường quốc tế mời tôi đến giới thiệu nét đẹp này cho học sinh, sinh viên; các em cũng được tôi đưa đến phủ để trải nghiệm thực tế một buổi hầu đồng, tất cả đều rất thích và trân trọng.

Nghệ nhân Ưu tú, TS. NGUYỄN ĐỨC HIỂN. Ảnh: Thanh Tùng
Nghệ nhân Ưu tú, TS. NGUYỄN ĐỨC HIỂN. Ảnh: Thanh Tùng

Kể từ năm 2016, khi Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt được UNESCO đưa vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, những màn hầu đồng trong nước và những chuyến ra nước ngoài mang đến cho tôi cảm giác khác hẳn, đó là mong muốn thêm nhiều người hiểu và biết về nghi thức này.

- Cũng trong nỗ lực quảng bá, hầu đồng đã hiện diện trong một số sản phẩm văn hóa - du lịch, ông nhận xét sao về cách làm này?

- Hình thức trình diễn hầu đồng đã được tổ chức và thể hiện trong dự án “Tứ phủ” của đạo diễn Việt Tú; hay được trình diễn, giới thiệu tại một số nhà hát nghệ thuật truyền thống... Có thành công và cả chưa thành công, vì nhiều lý do. 

Để tái tạo không khí một buổi hầu đồng ở bất cứ đâu, tôi cho rằng phải chuẩn bị thật kỹ lưỡng, từ trang trí ban thờ, khăn chầu - áo ngự, người hát văn, nghi thức hầu dâng, đội cung văn, tay quỳnh, tay quế, âm nhạc… bảo đảm không gian diễn xướng hoàn chỉnh về cả mặt nghệ thuật, tâm linh và thụ cảm.

- Từ ngày 14.6 tới, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức chương trình trải nghiệm văn hóa tín ngưỡng thờ Mẫu "Tâm - Đẹp - Vui" phục vụ du khách vào tối thứ 6, thứ 7 hàng tuần. Với vai trò phụ trách chuyên môn và trực tiếp tham gia diễn xướng, ông kỳ vọng gì vào chương trình?

- Như đã nói tôi từng tham gia giới thiệu và trình diễn hầu đồng ở nhiều quốc gia, nghiên cứu và học được ở các quốc gia ấy cách dùng văn hóa phát triển du lịch. Trong chương trình tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam, tôi và những người thực hiện cố gắng tạo dựng một không gian điện thờ bảo đảm tính uy nghi, trang trọng. Tại đây, thầy đồng sẽ giới thiệu tới du khách ý nghĩa của từng bộ khăn chầu áo ngự, nguồn gốc của những giá thánh, nghệ thuật hát văn, các loại nhạc cụ và âm nhạc trong nghi lễ hầu đồng; trình diễn khăn chầu áo ngự; diễn xướng chầu Bé, giá Ông Hoàng Mười, Cô đôi Thượng ngàn, hay xem giới thiệu bộ sưu tập Búp họa Tứ phủ... Tất cả nhằm lan tỏa những hình ảnh đẹp của hầu đồng cũng như của văn hóa truyền thống người Việt.

Chứng kiến quá trình nghiên cứu, tổ chức, đầu tư của Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam, tâm huyết và chuyên môn của các nhà nghiên cứu, tôi kỳ vọng chương trình sẽ đạt hiệu quả như mong muốn. Tuy nhiên để thành công cũng cần có sự ủng hộ của cơ quan chức năng, khán giả và du khách, để những người nghiên cứu, thực hành tín ngưỡng chung tay gạn đục khơi trong, gìn giữ và phát huy nét đẹp đặc sắc của nghi lễ này.

- Xin cảm ơn ông!

Văn hóa

Bộ đội Trường Sơn đẩy mạnh công tác hậu cần cho chiến trường miền Nam chống Mỹ, cứu nước
Văn hóa - Thể thao

Tác chiến hiệp đồng binh chủng quy mô lớn

Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975, đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh, công tác bảo đảm hậu cần đóng vai trò quan trọng; lần đầu tiên trong lịch sử, Quân đội ta huy động lực lượng lớn, hiệp đồng quân, binh chủng tham gia chiến dịch trên 5 hướng tiến công.

Tổng hợp luyện diễu binh, diễu hành lần thứ hai
Văn hóa - Thể thao

Tổng hợp luyện diễu binh, diễu hành lần thứ hai

Tối 22.4, tại trục đường Lê Duẩn, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh, Tiểu ban diễu binh, diễu hành trong Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025) tổ chức tổng hợp luyện lần cuối trước khi sơ duyệt và tổng duyệt cấp Nhà nước của các lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành trong Lễ kỷ niệm.

Cuộc thi vẽ tranh “Thế giới quanh tôi”: Chắp cánh tài năng trẻ và người khuyết tật
Văn hóa - Thể thao

Cuộc thi vẽ tranh “Thế giới quanh tôi”: Chắp cánh tài năng trẻ và người khuyết tật

Từ ngày 22.4 - 2.5, tại sảnh chính của Khách sạn Pan Pacific Hà Nội, số 1 đường Thanh Niên, Ba Đình, Hà Nội, trưng bày các tác phẩm xuất sắc của cuộc thi vẽ tranh “Thế giới quanh tôi”, truyền cảm hứng cho tài năng trẻ và người khuyết tật dám ước mơ và theo đuổi đam mê hội họa.

Chiến dịch Huế và Đà Nẵng là hoạt động trọng tâm tiếp sau chiến thắng Tây Nguyên
Văn hóa

Điều kiện chắc thắng cho Chiến dịch Hồ Chí Minh

Chiến dịch Trị Thiên - Huế, chiến dịch Đà Nẵng là các chiến dịch đặc biệt, được tổ chức trong quá trình phát triển cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975. Thắng lợi của hai chiến dịch này cùng với chiến dịch Tây Nguyên đã làm thay đổi so sánh lực lượng về mặt chiến lược, góp phần tạo điều kiện chắc thắng cho Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.

Chương trình nghệ thuật đặc biệt giao hưởng thính phòng 'Bài ca Thống nhất'
Văn hóa - Thể thao

Chương trình nghệ thuật đặc biệt giao hưởng thính phòng 'Bài ca Thống nhất'

Tối 21.4, tại Nhà hát Quân đội khu vực phía Nam (TP. Hồ Chí Minh), Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam tổ chức Chương trình nghệ thuật đặc biệt giao hưởng thính phòng “Bài ca thống nhất”, chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025).

Tọa đàm về ý nghĩa của Đại thắng mùa Xuân 1975
Văn hóa - Thể thao

Tọa đàm về ý nghĩa của Đại thắng mùa Xuân 1975

Tọa đàm “Đại thắng mùa Xuân 1975 - Sức mạnh của ý chí và niềm tin chiến thắng” chiều 21.4, giúp bạn đọc hiểu sâu sắc hơn về sự kiện lịch sử này cách đây 50 năm, đồng thời lan tỏa tinh thần yêu sách, xây dựng phong trào đọc sách, phát triển văn hóa đọc, xây dựng xã hội học tập. 

Tăng cường trách nhiệm trong bảo vệ di tích
Văn hóa - Thể thao

Tăng cường trách nhiệm trong bảo vệ di tích

Tại họp báo thường kỳ quý I Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chiều 21.4, cơ quan quản lý các lĩnh vực văn hóa đã thẳng thắn trao đổi nhiều vấn đề, trong đó có việc tăng cường trách nhiệm trong bảo vệ di tích và xử lý quảng cáo sai sự thật của nghệ sĩ, người nổi tiếng.

Văn hóa đọc thời đại số
Văn hóa - Thể thao

Văn hóa đọc thời đại số

Sự bùng nổ của thông tin tri thức số, cùng với xu hướng chuyển đổi số xuất bản, đang tạo nên sự thay đổi mạnh mẽ trong văn hóa đọc, khơi mở những phương thức tiếp cận mới, lan tỏa tri thức và kiến tạo một cộng đồng đọc năng động.

Bền bỉ thúc đẩy văn hóa đọc trong cộng đồng
Văn hóa

Bền bỉ thúc đẩy văn hóa đọc trong cộng đồng

Lần thứ 7 chương trình Tủ sách Nhân ái trở lại Bình Phước, trao tặng 12 tủ sách với 606 cuốn thuộc nhiều thể loại cho học sinh huyện biên giới Bù Gia Mập. Tính đến nay đã có hàng nghìn cuốn sách được trao tặng, góp phần thúc đẩy văn hóa đọc cho học sinh Bình Phước.