ĐỒNG NAI CHUYỂN ĐỔI SỐ NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN

Hiệu quả từ ứng dụng khoa học công nghệ trong nông nghiệp

Nhằm hình thành vùng nguyên liệu chế biến, phục vụ xuất khẩu, thời gian qua, tỉnh Đồng Nai đặc biệt quan tâm, khuyến khích, tạo điều kiện để phát triển những mô hình, điển hình tiêu biểu trong sáng chế chuyển giao công nghệ cũng như các ứng dụng khoa học công nghệ trong nông nghiệp.

45 mô hình nông nghiệp công nghệ cao, vượt 12,5% kế hoạch đến năm 2025

Đồng Nai xác định, phát triển nông nghiệp công nghệ cao là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong nhiệm kỳ 2020 - 2025 theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI. Đây là hướng đi giúp cho ngành nông nghiệp của tỉnh phát triển bền vững, giúp người dân tăng lợi nhuận gấp nhiều lần so với sản xuất theo phương pháp truyền thống. Nông sản ứng dụng công nghệ cao đầu ra thuận lợi hơn, ngoài tiêu thụ ở thị trường nội địa có thể xuất khẩu chính ngạch sang một số nước như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản…

Đến nay, 7 địa phương của tỉnh Đồng Nai thuộc vùng kinh tế Tây Nam gồm các huyện: Long Thành, Nhơn Trạch, Trảng Bom, Thống Nhất, TP. Biên Hòa, TP. Long Khánh và một phần huyện Vĩnh Cửu đã tập trung phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao với nhiều kết quả tích cực. Cụ thể, tại các địa phương trên, 100% diện tích trồng mới và tái canh đã sử dụng các giống mới, giống có chất lượng cao; ứng dụng hệ thống tưới nước tiết kiệm trên cây trồng.

Vùng kinh tế Tây Nam của Đồng Nai hiện đã hình thành được các chuỗi sản phẩm nấm ăn, nấm dược liệu an toàn tại các huyện Trảng Bom, Thống Nhất và TP. Long Khánh; vùng sản xuất, kinh doanh cá cảnh tại các huyện: Vĩnh Cửu, Long Thành, Trảng Bom và TP. Biên Hòa; vùng sản xuất kinh doanh hoa - cây cảnh tại huyện Thống Nhất…

Các mô hình nông nghiệp công nghệ cao cho năng suất gấp 2-3 lần so với sản xuất thông thường. Ảnh: ITN
Các mô hình nông nghiệp công nghệ cao cho năng suất gấp 2-3 lần so với sản xuất thông thường. Nguồn: ITN 

Toàn tỉnh hiện đã có khoảng 1.000ha chuối, lúa ứng dụng máy bay không người lái phun thuốc bảo vệ thực vật; gần 149ha diện tích cây trồng ứng dụng công nghệ nhà màng, nhà lưới. Tỉnh cũng có khoảng 27,5% trang trại chăn nuôi sử dụng chuồng lạnh, chuồng kín; 65% tổng đàn heo; 49% tổng đàn gà chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao.

Mục tiêu đến năm 2025, toàn tỉnh có 40 mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Song đến nay, chỉ tính riêng lĩnh vực trồng trọt đã có 45 mô hình ứng dụng công nghệ cao, vượt 12,5% kế hoạch đến năm 2025. Các mô hình đều cho năng suất gấp 2 - 3 lần so với sản xuất thông thường.

Trong đó, các địa phương thuộc vùng kinh tế Tây Nam có lợi thế phát triển các mô hình nông nghiệp công nghệ cao, đã xuất hiện nhiều mô hình ứng dụng thâm canh bền vững có hiệu quả kinh tế cao. Tiêu biểu như: mô hình nuôi tôm siêu thâm canh trên địa bàn 2 huyện Long Thành, Nhơn Trạch với tổng diện tích 171ha cho lợi nhuận khoảng 600 - 800 triệu đồng/ha, mô hình trồng sầu riêng trên địa bàn huyện Cẩm Mỹ, TP. Long Khánh… cho lợi nhuận cao từ 700 triệu đồng đến 1 tỷ đồng/ha/năm.

Nhiều điển hình tiêu biểu

Anh Võ Văn Tâm (nông dân ở xã An Phước, huyện Long Thành) chia sẻ, thời gian đầu, anh đầu tư 1.000m2 nhà màng trồng dưa lưới. Sau thời gian thử nghiệm để nắm vững tay nghề, mỗi năm anh thu hoạch được khoảng 20 tấn, chỉ tính bán dưa lưới với mức giá bình quân 25 nghìn đồng/kg, thu nhập trung bình mô hình này mang lại khoảng 300 triệu đồng/năm. Thấy mô hình ứng dụng công nghệ cao này mang lại hiệu quả kinh tế, đầu năm 2024, anh Tâm đầu tư mở rộng thêm 1,2ha nhà màng để trồng dưa lưới. Sản phẩm an toàn, chất lượng nên trước khi đầu tư, trang trại của anh đã có đối tác đặt hàng bao tiêu sản phẩm với giá tốt.

Anh Võ Văn Tâm cho hay, ứng dụng khoa học công nghệ phù hợp với thực tế sản xuất ở các khu đô thị diện tích đất sản xuất nông nghiệp ngày càng thu hẹp, lao động làm nông ngày càng khan hiếm nhưng thu nhập trên một đơn vị diện tích lại đạt cao hơn nhiều so với các mô hình làm nông truyền thống.

Huyện Nhơn Trạch là địa phương có gần 2.000ha diện tích mặt nước nuôi thủy sản, trong đó diện tích nuôi tôm chiếm hơn 90%. Để phát triển vùng nuôi thủy sản quy mô lớn, huyện đã kết nối, triển khai mô hình ứng dụng mô hình công nghệ khoa học vào nuôi trồng, từ đó đã có nhiều nông dân tiên phong thực hiện.

Ông Nguyễn Trường Đại (nông dân ở xã Vĩnh Thanh, huyện Nhơn Trạch) bắt đầu nuôi tôm từ năm 2009. Ban đầu, ông cải tạo ruộng lúa nuôi tôm theo kiểu truyền thống, chỉ thu về khoảng 30 triệu đồng/1,5ha, không khá hơn làm lúa là bao. Được sự hỗ trợ của Phòng Kinh tế và Hội Nông dân huyện, ông Đại  tham gia các lớp học tập rồi chuyển sang nuôi tôm lót bạt đáy ao. Hiệu quả kinh tế từng bước được cải thiện.

Năm 2014, từ nguồn vốn vay ưu đãi, ông Đại mạnh dạn mở rộng ao nuôi lên 4ha, chuyên tâm phát triển mô hình công nghệ cao CPF-Combine Model. Với mô hình này, nguồn nước được xử lý sạch, cân bằng độ mặn trước khi thả con giống. Nhờ vậy, tôm có môi trường an toàn để phát triển, tỷ lệ hao hụt thấp.

Nhờ ứng dụng khoa học công nghệ vào nuôi tôm, năng suất bình quân mỗi vụ đạt 40 tấn/ha. Theo mức giá bình quân 130.000 đồng/kg, trừ hết chi phí, ông Đại thu lời khoảng 1,5-1,6 tỷ/năm, cao hơn nhiều so với làm lúa và các mô hình nuôi tôm trước đó. Hiện tổ hợp tác nuôi tôm do ông làm tổ trưởng có 4 hộ, đã được Chi cục Thủy sản công nhận vùng nuôi thủy sản đạt tiêu chuẩn VietGAP.

Ông Nguyễn Văn Thắng, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh cho biết, thời gian qua, các địa phương đều khuyến khích và tuyên dương nhiều điển hình tiêu biểu trong sáng chế chuyển giao công nghệ cũng như các ứng dụng khoa học công nghệ trong nông nghiệp, quan tâm quy hoạch các vùng nông nghiệp công nghệ cao. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng sẽ huy động nguồn lực, ưu tiên đầu tư để từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng các vùng sản xuất tập trung, hình thành vùng nguyên liệu cho chế biến, phục vụ cho xuất khẩu.

Địa phương

Bà Rịa – Vũng Tàu: Áp dụng quy định mới về hạn mức đất ở và đất nông nghiệp từ 22.10.2024
Trên đường phát triển

Bà Rịa – Vũng Tàu: Áp dụng quy định mới về hạn mức đất ở và đất nông nghiệp từ 22.10.2024

UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu vừa ban hành Quyết định số 32/2024/QĐ-UBND của quy định hạn mức các loại đất khi giao đất và công nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh. Quyết định mới này sẽ có hiệu lực từ ngày 22.10.2024, thay thế Quyết định số 51/2014 đã áp dụng trong 10 năm qua.

Hội Doanh nhân trẻ Đồng Nai kết nạp các hội viên mới trong dịp kỷ niệm 20 năm Ngày Doanh nhân Việt Nam. Ảnh:V.Gia
Địa phương

Trụ cột quan trọng của mảnh đất giàu tiềm năng

Với quan điểm luôn đồng hành với doanh nghiệp (DN), doanh nhân, tỉnh Đồng Nai luôn mong muốn đội ngũ doanh nhân ngày càng phát triển mạnh mẽ, trở thành trụ cột quan trọng của mảnh đất giàu tiềm năng. Việc khai thác những lợi thế trong vùng Sân bay Long Thành, sông Đồng Nai và những lợi thế khác sẽ tạo bước phát triển vững chắc cho các DN cũng như địa phương trong thời gian tới.

Đoàn công tác tỉnh Long An thăm và làm việc với Cựu Tổng thống Lee Myung Bak
Địa phương

Long An xúc tiến đầu tư Hàn Quốc, hướng đến kinh tế xanh, phát triển bền vững

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và xu hướng phát triển bền vững, tỉnh Long An đang nỗ lực hết mình để thu hút đầu tư nước ngoài. Đặc biệt là từ Hàn Quốc - đối tác chiến lược quan trọng của Việt Nam nói chung, tỉnh Long An nói riêng. Chuyến công tác của Đoàn công tác tỉnh Long An đến Hàn Quốc lần này mở ra những cơ hội mới trong kết nối, xúc tiến đầu tư, khẳng định tiềm năng phát triển theo định hướng tăng trưởng xanh của tỉnh.

Chương trình chuyển đổi số đã trở thành phong trào mạnh mẽ lan tỏa khắp các sở, ban ngành trên địa bàn tỉnh Cà Mau
Trên đường phát triển

Những thành tựu bước đầu trong công tác chuyển đổi số ở Cà Mau

Với tinh thần lấy người dân làm trung tâm, chủ thể để đổi mới trong thực hiện chuyển đổi số, cả hệ thống chính trị tỉnh Cà Mau đã và đang vào cuộc "đi từng ngõ, gõ từng nhà" đưa chuyển đổi số đến từng người dân. Việc làm trên đã bước đầu mang lại hiệu quả thiết thực từ nền tảng chuyển đổi số và trở thành phong trào mạnh mẽ. Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Cà Mau Trần Thị Cẩm Hằng đã có cuộc trao đổi với phóng viên Báo Đại biểu Nhân dân về vấn đề này.

Hoàn thiện khung pháp lý thúc đẩy phát triển thương mại điện tử
Địa phương

Hoàn thiện khung pháp lý thúc đẩy phát triển thương mại điện tử

Với sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Bộ Công Thương, các cấp ủy Đảng, UBND thành phố Hà Nội đã chỉ đạo các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan tập trung triển khai đầy đủ, có trọng tâm, trọng điểm các nhiệm vụ về công tác quản lý và phát triển thương mại điện tử trên địa bàn TP. Hà Nội.

Lãnh đạo TP Hạ Long kiểm tra tiến độ Dự án đường nối từ TL342 đến QL279 qua trung tâm xã Sơn Dương.
Trên đường phát triển

Nỗ lực của Hạ Long

Là địa phương bị thiệt hại nặng nề nhất do bão số 3 gây ra, cùng với thần tốc khắc phục hậu quả sau bão, TP. Hạ Long cũng tập trung triển khai các giải pháp quyết tâm, quyết liệt cao độ hơn trong thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, nhất là khôi phục nhanh chuỗi sản xuất - cung ứng, kịp thời gỡ khó cho doanh nghiệp, đẩy nhanh tiến độ các công trình trọng điểm, tăng thu ngân sách, đưa hoạt động tham quan vịnh Hạ Long trở lại…

Du khách Ấn Độ chụp ảnh check-in tại cảng tàu khách trước khi lên tàu tham quan Vịnh Hạ Long.
Trên đường phát triển

Hiện thực hóa mục tiêu đón 19 triệu du khách

Quý IV.2024, ngành du lịch tỉnh Quảng Ninh phấn đấu đón 3.361.000 lượt du khách; qua đó, hoàn thành mục tiêu đón 19 triệu lượt khách du lịch (khách quốc tế 3,5 triệu lượt) cả năm. Để thực hiện mục tiêu này, bên cạnh tổ chức các chương trình, sự kiện, khai thác các sản phẩm du lịch mới đã đề ra từ đầu năm, giải pháp trọng tâm được ngành du lịch tỉnh xác định là tập trung triển khai quảng bá, xúc tiến, kết nối để thu hút du khách đến với địa bàn.

Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh thăm, động viên các doanh nghiệp sớm phục hồi sản xuất sau bão số 3
Trên đường phát triển

Đẩy nhanh tiến độ hỗ trợ khắc phục, tái thiết sau thiên tai

Hơn 1 tháng kể từ khi bão số 3 càn quét qua địa bàn, tỉnh Quảng Ninh đã triển khai thực hiện khối lượng công việc rất lớn để khắc phục thiệt hại; đặc biệt, là thống kê, kiểm đếm, lập hồ sơ thiệt hại theo quy định; dọn dẹp, tận thu tài sản; sửa chữa công trình, thiết bị… nhằm ổn định tình hình sản xuất kinh doanh và đời sống người dân.

Quang cảnh Hội nghị lần thứ 17 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Khóa XVI (mở rộng)
Hoạt động chính quyền

Đánh giá trung thực làm cơ sở đề ra chỉ tiêu sát thực tế

Để bảo đảm hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2024; tích cực chuẩn bị các điều kiện tổ chức đại hội Đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Gia Lai lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2025 - 2030, cần tăng cường làm việc, trao đổi trực tiếp để nâng cao hiệu quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo; đánh giá thẳng thắn, trung thực việc thực hiện nghị quyết đại hội Đảng bộ các cấp, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI (nhiệm kỳ 2020 - 2025), làm cơ sở đề ra chỉ tiêu nhiệm kỳ 2025 - 2030 sát tình hình của đơn vị, địa phương...

Cùng với tăng trưởng GRDP hai con số, tỉnh Quảng Ninh cũng đặt mục tiêu số thu NSNN không thấp hơn 55.600 tỷ đồng trong năm 2024
Trên đường phát triển

Kiên định mục tiêu tăng trưởng kinh tế hai con số

8 tháng năm 2024, về cơ bản, các chỉ tiêu, mục tiêu phát triển của tỉnh Quảng Ninh đã được triển khai, thực hiện đạt kế hoạch, kịch bản đề ra. Tuy nhiên, đầu tháng 9 vừa qua, bão số 3 càn quét qua địa bàn đã để lại những thiệt hại nặng nề, tác động không nhỏ đến tình hình kinh tế - xã hội, đời sống nhân dân. Mặc dù vậy, bằng tinh thần tự lực, tự cường, đoàn kết, thống nhất ý chí và hành động, tỉnh đã và đang triển khai hàng loạt giải pháp quyết liệt, linh hoạt để hoàn thành thắng lợi các nhiệm vụ đề ra của cả năm, trong đó, có mục tiêu giữ vững tăng trưởng hai con số.