Bồi dưỡng kiến thức kỹ năng cho đại biểu HĐND cấp huyện, xã:

Hiệu quả từ sự đổi mới và tăng tương tác

Với cách tiếp cận độc đáo; tăng sự tương tác với học viên đến mức tối đa trên kênh truyền dẫn; khái quát hóa các ví dụ sinh động từ thực tiễn cuộc sống… TS. Lại Đức Vượng, Vụ trưởng Vụ Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức (Bộ Nội Vụ) đã mang đến cho học viên là đại biểu HĐND cấp huyện, xã một không khí học tập sôi nổi, nghiêm túc; đồng thời, cung cấp một cái nhìn tổng quát, căn bản nhất về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và những vấn đề đặt ra cho chính quyền cấp huyện, cấp xã.

Chính sách bắt nguồn từ thực tiễn

Nhiều năm tham gia đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho cán bộ, công chức, TS. Lại Đức Vượng chia sẻ, trong quá trình truyền đạt, giảng viên phải đưa kỹ năng, tinh thần và hơi thở của thực tiễn cuộc sống vào mỗi bài giảng, bởi chính sách nào cũng bắt nguồn từ thực tiễn cuộc sống và phục vụ cho chính các chủ thể cuộc sống. Đặc biệt, với đối tượng học viên là đại biểu HĐND cần có phương pháp cung cấp kiến thức sinh động, thực tế với cách duy logic, giúp đại biểu có cái nhìn đa chiều về tình hình kinh tế - xã hội, đặc điểm chung và riêng của địa phương, từ đó đưa ra phương pháp quản lý, thực thi phù hợp.

TS. Lại Đức Vượng, Vụ trưởng Vụ Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, viên chức, Bộ Nội Vụ cia sẻ tại buổi tập huấn
TS. Lại Đức Vượng, Vụ trưởng Vụ Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức (Bộ Nội Vụ) chia sẻ tại buổi tập huấn

 “Với tư cách nhà đào tạo, tôi cho rằng mỗi giảng viên phải đưa được hơi thở của cuộc sống cùng kiến thức, kỹ năng và tinh thần của mình vào từng bài giảng. Cách tiếp cận kiến thức nên đến từ nhiều phương diện, đúc rút kinh nghiệm qua các bài học từ các sự kiện xuyên suốt chiều dài lịch sử...” - TS. Lại Đức Vượng chia sẻ.

TS. Lại Đức Vượng cho rằng, từ các mô hình trên thế giới cũng như tại Việt Nam có thể nhận định “cái gì liên quan đến quyền lực thì liên quan đến sự hy sinh, xương máu của bao thế hệ đi trước; quyền lực gắn với độc lập tự do”. Vì vậy, trong quá trình tiếp cận, đại biểu cấp xã, huyện cần có cái nhìn mang tính tổng quan về quyền lực. Theo Tiến sỹ, cách tiếp cận bất cứ bài giảng nào mang tính chất lịch sử, khi chia sẻ cần mang tâm thái vững vàng, phát huy, sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Kiên định với độc lập dân tộc, chủ nghĩa xã hội về đường lối và chính sách xây dựng đảng. 

Đánh giá về thành quả chung của đất nước trong những năm qua, TS. Lại Đức Vượng cho biết, đất nước đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên hầu hết các lĩnh vực. Nhìn chung, kinh tế vĩ mô ổn định vững chắc hơn, lạm phát được kiểm soát ở mức thấp, các cân đối lớn của nền kinh tế được cải thiện đáng để. Việc huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển được đẩy mạnh; đầu tư cho khu vực ngoài nhà nước tăng nhanh và chất lượng, hiệu quả được cải thiện. Các trọng tâm cơ cấu lại về đầu tư công, các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp nhà nước được tập trung thực hiện và đạt kết quả tích cực…

Song, đại dịch Covid-19 phức tạp và kéo dài đã ảnh hưởng trực tiếp đến toàn bộ nền kinh tế - xã hội, nền trong nước tiềm ẩn nhiều rủi ro như nợ công cao, nợ xấu tăng, sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn…. cùng với đó là nguy cơ biến đổi khí hậu và thiên tai diễn biến phức tạp. Do đó, nhiệm vụ của các đại biểu HĐND là nhìn ra được vấn đề xã hội, địa phương đang bức xúc; đồng thời đưa ra được các chính sách giải quyết những bức xúc, tồn đọng.

Quang cảnh lớp tập huấn taị các điểm cầu trực tuyến
Quang cảnh lớp tập huấn tại các điểm cầu trực tuyến

Đại biểu phải có cách tiếp cận đa chiều

Dùng hình tượng hình vuông lớn nhỏ lồng ghép trong nhau và làm phép đếm, TS. Lại Đức Vượng đã chỉ ra cho các đại biểu phương pháp để tiếp cận một vấn đề bất kỳ của cuộc sống. Theo đó, tùy vào từng góc nhìn, vị trí xã hội… các đại biểu đã đưa ra các phương án khác nhau – điều đó làm nên sự đa dạng, phong phú của đời sống xã hội; đồng thời giúp cho mỗi chính sách khi ra đời có thể điều chỉnh được nhiều đối tượng, lĩnh vực trong cuộc sống. “Thực tế, mỗi vị đại biểu HĐND ở các vị trí khác nhau có một cách tiếp cận khác nhau. Nhiệm vụ của giảng viên, báo cáo viên là đóng gói và truyền tải kiến thức một cách đơn giản, dễ hiểu nhất” – ông Vượng nói.

Ở một loạt bài tập trắc nghiệm thú vị khác, TS. Lại Đức Vượng đã tạo ấn tượng thông qua các câu hỏi thú vị, buộc học viên phải tập trung ngiên cứu, thảo luận sôi nổi. Qua các câu trả lời đa dạng, khác biệt từ cùng một câu hỏi, có thể thấy cách nhìn nhận sự việc của học viên tham dự trên khắp các tỉnh, thành vô cùng sáng tạo với các ý tưởng cùng luận điểm đanh thép, rất có sức thuyết phục. Qua đó, TS. Lại Đức Vượng khuyến cáo các đại biểu, khi dự báo hay kết luận một sự việc, cần phải quan sát, đánh giá, phân tích thật kỹ đối tượng theo nhiều phương diện. “Việc tôi đưa ra những bài tập này chính là để thấy được khi quyết định vấn đề với tư cách đại biểu HĐND, cần có cái nhìn đa chiều để có phương pháp quản lý, thực thi phù hợp.” – TS. Lại Đức Vượng chia sẻ.

​ Bài tập với hình ảnh sinh động kích thích tư duy logic, sáng tạo của hoc viên ​
​ Bài tập với hình ảnh sinh động kích thích tư duy logic, sáng tạo của học viên ​

Bên cạnh đó, các đại biểu HĐND được cung cấp cách tư duy logic; các số liệu, xu hướng chung mang tính chất thống kê, giúp họ có cái nhìn chung nhất. Tuy nhiên, TS. Lại Đức Vượng cũng lưu ý, luật mang tính chất chung, còn ở cấp huyện, cấp xã, đại biểu cần ưu tiên vấn đề tiếp xúc cử tri, sát dân hơn, gần dân hơn để tiếp cận trực tiếp vấn đề.

Đánh giá về buổi học, đại diện từ các tỉnh, thành cho rằng: Chuyên đề 1 do TS. Lại Đức Vượng trình bày rất sinh động, dễ hiểu. Đặc biệt, với cách dẫn dắt và truyền tải bài giảng mới mẻ, hấp dẫn cùng những trò chơi mang ý nghĩa sâu sắc đã giúp các học viên hào hứng, tiếp cận vấn đề nhanh hơn, sâu hơn, tránh được cảm giác khô cứng dù là chuyên đề mở đầu về tình hình chung của xã hội. Qua đó, rút ra những kinh nghiệm cho bản thân để áp dụng triển khai bồi dưỡng cho các đại biểu HĐND cấp huyện, cấp xã tốt hơn, toàn diện hơn.

Trên đường phát triển

Rõ trách nhiệm trong bảo vệ, phát triển rừng
Hội đồng nhân dân

Rõ trách nhiệm trong bảo vệ, phát triển rừng

Thực hiện đề nghị của HĐND tỉnh Gia Lai về tiếp tục tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng, phát huy vai trò của chủ rừng, cơ quan quản lý gắn với trách nhiệm của địa phương nơi có rừng, UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn các địa phương, đơn vị chủ rừng thực hiện; chủ động phòng ngừa nguy cơ gây cháy rừng, ngăn chặn phá rừng, khai thác rừng trái pháp luật. Trong đó, đã quy định rõ trách nhiệm của các sở, ngành, địa phương, đơn vị chủ rừng; công tác thanh, kiểm tra về quản lý bảo vệ, phát triển rừng được thực hiện nghiêm túc, bảo đảm xuyên suốt từ cấp tỉnh đến cơ sở và đạt những kết quả tích cực…

Bắc Kạn: Bảo đảm an sinh xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Địa phương

Bắc Kạn: Bảo đảm an sinh xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Bằng sự chủ động, nỗ lực triển khai hiệu quả các dự án, tiểu dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi đã góp phần giải quyết những khó khăn bức thiết, cải thiện đời sống nhân dân trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn; đồng thời, giảm tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết và xóa bỏ các định kiến và khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng.

Huyện Thạch Thất nâng tầm giá trị sản phẩm OCOP
Trên đường phát triển

Huyện Thạch Thất nâng tầm giá trị sản phẩm OCOP

Nhờ tích cực đồng hành, hỗ trợ các hợp tác xã, doanh nghiệp, người dân tham gia Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm" OCOP, đến nay, toàn huyện Thạch Thất có 188 sản phẩm OCOP đạt 3 - 4 sao, trong đó 68 sản phẩm đạt 3 sao, 120 sản phẩm đạt 4 sao... Thông qua việc đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP đã góp phần tạo ra các sản phẩm dịch vụ chất lượng, phục vụ đắc lực phát triển kinh tế tại địa phương.

Góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội
Trên đường phát triển

Góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội

Từ nguồn vốn của Chương trình mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (Chương trình 1719), trên địa bàn huyện Tương Dương có 86% thôn, bản có đường ô tô được cứng hóa về đến trung tâm; 99,8% bà con được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; 100% được sử dụng điện lưới sinh hoạt; 99% được tham gia BHYT… Qua đó, góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội; thu hẹp dần khoảng cách về mức sống.

Kết nối giao thương, tìm kiếm thị trường mới
Trên đường phát triển

Kết nối giao thương, tìm kiếm thị trường mới

Năm 2024, các hoạt động xúc tiến thương mại (XTTM) của tỉnh Long An tiếp tục được đổi mới và đẩy mạnh triển khai với đa dạng, linh hoạt các hình thức, qua đó mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa. Qua hoạt động XTTM, các doanh nghiệp (DN) đánh giá cao chính sách hỗ trợ, kết nối cung - cầu do Sở Công Thương tỉnh triển khai, nhất là các sự kiện có quy mô và tính chất quốc tế, tạo hiệu quả kết nối giao thương, tìm kiếm các thị trường mới.

“Chắp cánh” đưa nông sản vươn xa
Trên đường phát triển

“Chắp cánh” đưa nông sản vươn xa

Trăn trở với "bài toán" đầu ra cho nông sản địa phương, Sở Công Thương Long An đặc biệt chú trọng phối hợp các sàn thương mại điện tử (TMĐT) tổ chức tập huấn cho các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã, nông dân cách đăng ký thông tin, đưa sản phẩm lên sàn, kỹ năng livestream bán hàng trực tiếp... Các sàn TMĐT đã và đang góp phần đưa các nông sản chủ lực và nông sản chất lượng cao của tỉnh tiêu thụ rộng rãi trong và ngoài nước, từng bước chinh phục các thị trường "khó tính" như Trung Đông, Mỹ, châu Âu…

Tạo đột phá phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững
Trên đường phát triển

Tạo đột phá phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững

Trong xây dựng cơ chế, chính sách thu hút container vào cảng, Long An xác định rõ việc lấy doanh nghiệp làm trung tâm, đối tượng hỗ trợ, tham gia và thụ hưởng. Thành công thu hút hàng container đến Cảng Quốc tế Long An được kỳ vọng sẽ không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cho riêng Cảng Quốc tế Long An mà còn phát triển ngành logistics, phát huy tiềm năng khác biệt, tạo đột phá phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững.

Vĩnh Yên hiện thực hóa mục tiêu trở thành trung tâm đô thị xứng tầm của tỉnh Vĩnh Phúc
Địa phương

Vĩnh Yên nỗ lực hoàn thành các mục tiêu đề ra

Từ một đô thị nhỏ với hạ tầng cơ sở còn yếu kém, Vĩnh Yên đã vươn mình trở thành đô thị văn minh. Năm 2024, thành phố gặt hái được nhiều thành quả đáng mừng, với hàng loạt các chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch. Song để tiếp tục giữ vững đà tăng trưởng, Vĩnh Yên sẽ triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm tháo gỡ các điểm nghẽn, khơi thông nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội.

Để sản phẩm OCOP trở thành thương hiệu mạnh
Trên đường phát triển

Để sản phẩm OCOP trở thành thương hiệu mạnh

Giai đoạn 2021 - 2025, Hà Nội đặt mục tiêu có 2.000 sản phẩm được đánh giá, phân hạng trong Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Với quyết tâm cao, dự kiến hết năm 2024, Hà Nội sẽ hoàn thành mục tiêu Chương trình đề ra cho cả giai đoạn, trước 1 năm so với kế hoạch. Thời gian tới, thành phố sẽ tiếp tục hỗ trợ quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP, sản phẩm làng nghề qua hệ thống siêu thị, cửa hàng kinh doanh nông sản, thực phẩm an toàn, cửa hàng kinh doanh đồ thủ công mỹ nghệ, điểm tư vấn giới thiệu và bán sản phẩm OCOP.

Đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi - Chìa khóa giúp giảm nghèo bền vững
Trên đường phát triển

Đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi - Chìa khóa giúp giảm nghèo bền vững

Phát triển giáo dục nghề nghiệp, đào tạo nghề cho lao động nông thôn tạo việc làm bền vững là một trong những giải pháp thực hiện thắng lợi các mục tiêu đã đề ra trong công tác giảm nghèo bền vững của huyện Định Hóa.

Quyền Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Mạnh Dũng thăm và động viên người dân xây dựng nhà ở mới tại thôn Yên Lập, xã Yên Thành
Địa phương

Chung tay tái thiết cuộc sống cho người dân sau lũ

Sau cơn bão số 3, nhiều thôn bản bỗng chốc tan tác, để lại phía sau chỉ là bùn đất, nước mắt và sự mất mát không thể tả thành lời. Song, với sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, kịp thời của lãnh đạo tỉnh cùng nỗ lực của các cấp, ngành, đến nay, dự án khu tái định cư thôn Đồng Tâm, xã Yên Thành, huyện Quang Bình đang dần hồi sinh trở lại.