Kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3.2.1930 - 3.2.2024)

Hiện thực hóa khát vọng xây dựng nước Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc

Theo PGS.TS. NGUYỄN DANH TIÊN, Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, mục tiêu ban đầu của Đảng là lãnh đạo nhân dân đấu tranh đã được Hồ Chí Minh nêu ngắn gọn trong sáu chữ “Độc lập - Tự do - Hạnh phúc”, ngày nay được bổ sung “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Tại Đại hội XIII, Đảng thắp lên cho toàn thể dân tộc khát vọng xây dựng một nước Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc. Để hiện thực hóa khát vọng đó, Đảng phải tiếp tục phát huy truyền thống tốt đẹp, vẻ vang phù hợp tình hình thực tiễn và xu thế phát triển của thời đại.

Kiên định với mục tiêu đã chọn

- Trong bài viết nhân kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3.2.1930 - 3.2.2024), Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã một lần nữa nhấn mạnh: “Thực tiễn phong phú và sinh động của cách mạng Việt Nam từ ngày có Đảng đến nay đã chứng tỏ, sự lãnh đạo đúng đắn và sáng suốt của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định mọi thắng lợi của cách mạng, lập nên nhiều kỳ tích trên đất nước Việt Nam”. Nhìn lại lịch sử cách mạng Việt Nam, xin ông làm rõ hơn luận điểm này?

PGS.TS. NGUYỄN DANH TIÊN

- Trải qua 94 năm, kể từ mùa Xuân 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, đã lãnh đạo nhân dân vượt qua thử thách và giành được những thắng lợi vĩ đại. Đó là thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945, đập tan ách thống trị của thực dân, phong kiến, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam); thắng lợi của 30 năm đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, với đỉnh cao là Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954 và Đại thắng mùa Xuân năm 1975, mở ra kỷ nguyên mới cho dân tộc - kỷ nguyên độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội; thắng lợi quan trọng của công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

Thành tựu của sự nghiệp cách mạng Việt Nam là minh chứng hùng hồn về vai trò lãnh đạo của Đảng. Trong từng thời kỳ, từng giai đoạn, Đảng đã đề ra đường lối đúng đắn để lãnh đạo nhân dân đấu tranh giành độc lập, giải phóng dân tộc. Đặc biệt, kiên định với mục tiêu đã chọn, vững vàng trước những biến động thời cuộc. Nhất là khi chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, Đảng đã khởi xướng công cuộc Đổi mới, đưa đất nước từng bước thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

Công cuộc Đổi mới đã đáp ứng được những đòi hỏi bức thiết của đất nước, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại; có ý nghĩa như một cuộc cách mạng trong thời kỳ mới, một sự nghiệp thật sự sáng tạo của dân tộc Việt Nam; khẳng định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là phù hợp với thực tiễn của đất nước và xu thế phát triển của lịch sử. 

Đúng như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã viết: thực tiễn phong phú và sinh động của cách mạng Việt Nam từ ngày có Đảng đến nay đã chứng tỏ, sự lãnh đạo đúng đắn và sáng suốt của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định mọi thắng lợi của cách mạng, lập nên nhiều kỳ tích trên đất nước Việt Nam. Qua đó, khẳng định một chân lý: ở Việt Nam, không có một lực lượng chính trị nào khác ngoài Đảng Cộng sản Việt Nam có đủ bản lĩnh, trí tuệ, kinh nghiệm, uy tín và khả năng lãnh đạo đất nước vượt qua mọi khó khăn, thử thách, đưa sự nghiệp cách mạng của dân tộc ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.

5 truyền thống quý báu

- Cũng trong bài viết, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhận định,“thông qua quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta được tôi luyện và ngày càng trưởng thành, xứng đáng với vai trò và sứ mệnh lãnh đạo cách mạng và sự tin cậy, kỳ vọng của nhân dân”. Cụ thể, sự tôi luyện đó đã hun đúc nên “những truyền thống vẻ vang” của Đảng ta như thế nào, thưa ông?

- Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng xây dựng nên nhiều truyền thống quý báu. Thứ nhất, đó là “truyền thống trung thành vô hạn với lợi ích của dân tộc và giai cấp, kiên định mục tiêu, lý tưởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội trên cơ sở chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh”. Thực tế lịch sử đã chứng minh, chỉ có đi theo con đường cách mạng mà Đảng ta và Bác Hồ đã lựa chọn thì cách mạng Việt Nam mới giành được thắng lợi trọn vẹn, đất nước ta mới thật sự được độc lập; dân tộc ta mới thật sự được tự do; nhân dân ta mới có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Thứ hai, “truyền thống giữ vững độc lập, tự chủ về đường lối; nắm vững, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tham khảo kinh nghiệm của quốc tế để đề ra đường lối đúng và tổ chức thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ cách mạng”. Trong mỗi giai đoạn, Đảng luôn thấm nhuần quan điểm chân lý là cụ thể, cách mạng là sáng tạo, xuất phát từ thực tiễn Việt Nam để xác định phương hướng, nhiệm vụ, phương pháp của cách mạng.

Thứ ba, “truyền thống gắn bó máu thịt giữa Đảng và nhân dân, luôn lấy việc phục vụ nhân dân làm lẽ sống và mục tiêu phấn đấu”. Nhân dân ta đã nuôi dưỡng và bảo vệ Đảng từ những ngày còn trứng nước, hết lòng tin yêu Đảng, ủng hộ và ra sức phấn đấu thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng. Sức mạnh vô tận của nhân dân làm nên sức mạnh vô địch của Đảng; nguồn gốc sức mạnh của Đảng là ở sự gắn bó máu thịt với nhân dân, phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân.

Thứ tư, “truyền thống đoàn kết thống nhất, có tổ chức và kỷ luật chặt chẽ trên cơ sở nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình, phê bình và tình thương yêu đồng chí”. Trải qua những thử thách khắc nghiệt trong nhà tù đế quốc, những người cộng sản Việt Nam đã nêu tấm gương sáng ngời về tinh thần đoàn kết gắn bó; về tình đồng chí, đồng đội, tạo thành sức mạnh để Đảng vượt qua mọi thử thách, giữ vững niềm tin và giương cao ngọn cờ lãnh đạo.

Thứ năm, “truyền thống đoàn kết quốc tế thủy chung, trong sáng dựa trên những nguyên tắc và mục tiêu cao cả”. Đây là cơ sở vững chắc để Đảng ta hình thành và thực hiện thành công đường lối đối ngoại đúng đắn qua các thời kỳ lịch sử, phát huy cao độ sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, đưa cách mạng Việt Nam liên tục phát triển.

Tăng cườngquan hệ gắn bó máu thịt với nhân dân

- Trong bối cảnh hiện nay, theo ông, cần phải làm gì để phát huy được 5 truyền thống quý báu mà ông vừa phân tích để xây dựng nước Việt Nam ngày càng giàu đẹp, văn minh?

- Trong các thời kỳ lịch sử, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã 2 lần thắp lên khát vọng và lãnh đạo nhân dân Việt Nam hiện thực hóa khát vọng giành độc lập và giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, một lần nữa Đảng thắp lên cho toàn thể dân tộc khát vọng xây dựng một nước Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc. Để xây dựng đất nước phát triển nhanh, bền vững, theo định hướng xã hội chủ nghĩa nhằm hiện thực hóa khát vọng đó, Đảng Cộng sản Việt Nam phải tiếp tục phát huy truyền thống tốt đẹp, vẻ vang phù hợp tình hình thực tiễn và xu thế phát triển của thời đại.

Tiếp tục trung thành với lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc; kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trên cơ sở chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; nắm vững, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tham khảo kinh nghiệm quốc tế để đề ra đường lối đúng và tổ chức thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ cách mạng.

Phát huy sự chủ động sáng tạo của Đảng trong hoạch định chủ trương đường lối và chỉ đạo thực tiễn nhằm tranh thủ thời cơ, hạn chế thách thức, phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, khơi dậy sức mạnh văn hóa và con người Việt Nam để đẩy mạnh toàn diện và đồng bộ sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, xây dựng một nước Việt Nam hùng cường, phồn vinh, hạnh phúc.

Nâng cao trí tuệ, bản lĩnh của Đảng; đẩy mạnh công tác xây dựng Đảng toàn diện về chính trị, tư tưởng, tổ chức, đạo đức, đi đôi với tăng cường công tác kiểm tra, kỷ luật Đảng; giữ vững nguyên tắc tập trung dân chủ, thường xuyên tự phê bình và phê bình, giữ gìn đoàn kết thống nhất trong Đảng; tích cực đấu tranh, ngăn chặn và đẩy lùi tiêu cực trong Đảng; đổi mới mạnh mẽ công tác cán bộ, chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ chủ chốt, chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, bè phái, “lợi ích nhóm”, “nói không đi đôi với làm”.

Tăng cườngquan hệ gắn bó máu thịt giữa Đảng với nhân dân, thực hiện lý tưởng của Đảng: “Ngoài lợi ích của nhân dân, Đảng Cộng sản Việt Nam không còn lợi ích nào khác”.Thấu triệt quan điểm của Đảng: “Sự nghiệp cách mạng là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Chính nhân dân là người làm nên những thắng lợi lịch sử. Toàn bộ hoạt động của Đảng phải xuất phát từ lợi ích và nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Sức mạnh của Đảng là ở sự gắn bó mật thiết với nhân dân. Quan liêu, tham nhũng, xa rời nhân dân sẽ dẫn đến những tổn thất khôn lường đối với vận mệnh của đất nước, của chế độ xã hội chủ nghĩa và của Đảng”. Triệt để thực hiện phương châm: dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân thụ hưởng.

- Xin cảm ơn ông!

Theo dòng sự kiện

Đối thoại lần thứ 5 giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cánh tả Đức
Theo dòng sự kiện

Đối thoại lần thứ 5 giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cánh tả Đức

Chiều 22.11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Nguyễn Xuân Thắng thay mặt Lãnh đạo Đảng, Nhà nước ta tiếp Đoàn đại biểu cấp cao Đảng Cánh tả Đức do ông Maximilian Schirmer, Phó Chủ tịch Đảng làm Trưởng Đoàn, trong khuôn khổ chuyến thăm Việt Nam và tham dự Đối thoại lần thứ năm giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cánh tả Đức.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thăm chính thức Vương quốc Campuchia và tham dự Hội nghị toàn thể lần thứ 12 của Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á, Phiên họp toàn thể lần thứ 11 của Nghị viện Quốc tế vì Bao dung và Hòa bình - Ảnh: Lâm Hiển
Theo dòng sự kiện

Củng cố tin cậy chiến lược, làm sâu sắc hơn quan hệ Việt Nam - Campuchia, phát huy vai trò và đóng góp của Việt Nam vì một thế giới hòa bình, hạnh phúc

Chuyến thăm chính thức Vương quốc Campuchia và tham dự Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á, Phiên họp toàn thể Nghị viện Quốc tế vì Bao dung và Hòa bình của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn có ý nghĩa hết sức quan trọng, tiếp tục củng cố tin cậy chiến lược, làm sâu sắc hơn quan hệ Việt Nam - Campuchia, thể hiện sự coi trọng đối với vai trò của nước chủ nhà Campuchia và tinh thần trách nhiệm của Việt Nam sẵn sàng tham gia, đóng góp cho các vấn đề toàn cầu và khu vực, vì một thế giới hòa bình, vì hạnh phúc của nhân loại.

Campuchia đánh giá cao chuyến thăm chính thức của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Trần Thanh Mẫn
Chính trị

Campuchia đánh giá cao chuyến thăm chính thức của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Trần Thanh Mẫn

Ngày 21.11, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Việt Nam thăm chính thức Vương quốc Campuchia; tham dự Hội nghị toàn thể lần thứ 12 của Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á (ICAPP) và Phiên họp toàn thể lần thứ 11 của Nghị viện Quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP). Chuyến thăm được dư luận quan tâm và đánh giá cao.

Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm góp phần tạo xung lực mới cho quan hệ hai nước ở tầm cao mới
Chính trị

Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm góp phần tạo xung lực mới cho quan hệ hai nước ở tầm cao mới

Nhận lời mời của Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim và Phu nhân, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân sẽ thăm chính thức Malaysia từ ngày 21 - 23.11. Nhân dịp này, phóng viên TTXVN tại Kuala Lumpur đã phỏng vấn Đại sứ Việt Nam tại Malaysia Đinh Ngọc Linh về quan hệ hợp tác giữa hai nước.

Tăng cường hiểu biết, củng cố tin cậy chính trị giữa Việt Nam và Malaysia
Chính trị

Tăng cường hiểu biết, củng cố tin cậy chính trị giữa Việt Nam và Malaysia

Nhận lời mời của Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim và Phu nhân, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân sẽ thăm chính thức Malaysia từ ngày 21 - 23.11.2024. Nhân dịp này, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung đã trả lời phỏng vấn báo chí về mục đích, ý nghĩa cũng như kỳ vọng về những kết quả đạt được sau chuyến thăm.

Triển vọng phát triển mạnh mẽ trong quan hệ Việt Nam - Cộng hòa Dominicana
Chính trị

Triển vọng phát triển mạnh mẽ trong quan hệ Việt Nam - Cộng hòa Dominicana

Nhân chuyến thăm chính thức của Thủ tướng Phạm Minh Chính đến Cộng hòa Dominicana từ ngày 19-21.11, phóng viên TTXVN tại La Habana đã phỏng vấn Đại sứ Việt Nam tại Cuba kiêm nhiệm Cộng hòa Dominicana, Lê Quang Long về ý nghĩa chuyến thăm, các điểm nhấn trong lĩnh vực hợp tác cũng như cách thức tăng cường quan hệ song phương.

Việt Nam chú trọng tăng cường, củng cố quan hệ hữu nghị với các nước láng giềng
Chính trị

Việt Nam chú trọng tăng cường, củng cố quan hệ hữu nghị với các nước láng giềng

Theo thông cáo của Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Việt Nam, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Việt Nam thăm chính thức Vương quốc Campuchia, tham dự Hội nghị toàn thể lần thứ 12 của Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á (ICAPP) và Phiên họp toàn thể lần thứ 11 của Nghị viện quốc tế vì bao dung và hòa bình (TPTP) từ ngày 21-24.11.2024.

Chủ tịch UBND Trần Việt Trường phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Lâm Hiển
Theo dòng sự kiện

Thúc đẩy tín dụng cho ngành hàng nông sản - giải pháp tài chính, cam kết dài hạn, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển bền vững, nâng cao vị thế của nông sản ĐBSCL

Lời Tòa soạn: Sáng nay, 18.11, tại thành phố Cần Thơ, Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức Hội thảo “Thúc đẩy tín dụng cho ngành hàng nông sản chủ lực, đưa Đồng bằng sông Cửu Long phát triển nhanh, bền vững”. Tham dự Hội thảo, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND Thành phố Cần Thơ Trần Việt Trường có bài phát biểu chào mừng. Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu nội dung phát biểu:

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Thống đốc tỉnh Kanagawa, Nhật Bản
Theo dòng sự kiện

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Thống đốc tỉnh Kanagawa, Nhật Bản

Tối 15.11, tiếp Thống đốc tỉnh Kanagawa (Nhật Bản) Kuroiwa Yuji - người đã được trao tặng Huân chương hữu nghị của Việt Nam và cùng đoàn đại biểu chính quyền, doanh nghiệp tỉnh thăm Việt Nam 7 lần, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Kanagawa tăng cường hơn nữa hợp tác với các địa phương Việt Nam.

Phiên họp toàn thể của Quốc hội về dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi)
Theo dòng sự kiện

Thượng tôn Hiến pháp

Nguyễn Văn Phúc, Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế, Phó Ban biên tập sửa đổi Hiến pháp

Sinh thời, khi còn hoạt động cách mạng để giành độc lập cho Dân tộc, Bác Hồ đã từng “cầu cho Hiến pháp ban hành, trăm điều phải có thần linh pháp quyền”. Ước mong của Bác, tư tưởng của Bác đã được thể hiện tuyệt vời trong bản Hiến pháp năm 1946 làm nền tảng cho các bản Hiến pháp sau này.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Cấp cao Hợp tác Campuchia - Lào - Myanmar - Việt Nam lần thứ 11
Theo dòng sự kiện

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Cấp cao Hợp tác Campuchia - Lào - Myanmar - Việt Nam lần thứ 11

Chiều 7.11, tại thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) đã diễn ra Hội nghị Cấp cao Hợp tác Campuchia-Lào-Myanmar-Việt Nam (CLMV) lần thứ 11 với sự tham dự của người đứng đầu Chính phủ/trưởng đoàn các nước CLMV và Tổng Thư ký Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Cấp cao Chiến lược hợp tác kinh tế ACMECS
Theo dòng sự kiện

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Cấp cao Chiến lược hợp tác kinh tế ACMECS

Chiều 7.11, tại thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), Hội nghị Cấp cao Chiến lược hợp tác kinh tế Ayeyawady - Chao Phraya - Mekong (ACMECS) lần thứ 10 có chủ đề “Hướng tới kết nối thông suốt vì một tiểu vùng Mekong hội nhập” được tổ chức với sự tham dự của người đứng đầu Chính phủ, Trưởng đoàn các nước Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam.