Hiện thực hóa chiến lược bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa

Vượt qua khó khăn, các lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc vẫn nỗ lực hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
Vượt qua khó khăn, các lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc vẫn nỗ lực hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ

Trong quá trình xây dựng và phát triển của Liên Hợp Quốc, bảo đảm hòa bình luôn là sứ mệnh cao nhất. Từ năm 2010, chủ trương của Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương về việc tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc đã được triển khai, qua đó thể hiện trách nhiệm của Việt Nam đối với cộng đồng quốc tế trong việc bảo vệ thế giới, hiện thực hóa chiến lược bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa, là cơ hội nâng cao vị thế của nước ta ở Liên Hợp Quốc và trên trường quốc tế.

Vượt qua khó khăn, bảo đảm an toàn tuyệt đối

Theo PGS.TS. Đại tá Lê Văn Đông, Phó Cục trưởng Cục Quân y, Tổng cục Hậu cần, sau 10 năm tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc, Việt Nam đã cử lực lượng tại các phái bộ, với hai hình thức cá nhân và đơn vị. Từ tháng 6.2014 đến nay, Quân đội đã cử gần 600 lượt sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp tại phái bộ Nam Sudan, Cộng hòa Trung Phi, khu vực Abyei và Trụ sở Liên Hợp Quốc. Trong đó, lực lượng quân y với 5 bệnh viện dã chiến cấp 2, 2 bệnh viện dã chiến cấp 1 có tổng quân số 337 quân nhân. Hiện nay, Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 5 và Bệnh viện dã chiến cấp 1 số 2/Đội công binh 2 đang làm nhiệm vụ tại thực địa, Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 6 và Bệnh viện dã chiến cấp 1 số 3 thuộc Đội công binh 3 đang chuẩn bị thành lập.

Vượt qua khó khăn, lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc vẫn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ

Vượt qua khó khăn, lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc vẫn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ

Đại tá Lê Văn Đông nhìn nhận, những khó khăn mà quân đội ta gặp phải, đó là lần đầu tiên ta tổ chức đưa lực lượng ra nước ngoài làm nhiệm vụ dưới hình thức đơn vị, do đó đặt ra thách thức về công tác chuẩn bị gồm cả về tổ chức, biên chế, nhân sự, trang bị, cơ sở vật chất. Chúng ta phải đáp ứng yêu cầu và vượt qua các đợt kiểm tra, đánh giá của Liên Hợp Quốc về năng lực chuyên môn, ngoại ngữ, vật tư, trang thiết bị… cùng với việc các bệnh viện dã chiến triển khai nhiệm vụ tại những nơi có điều kiện thời tiết khắc nghiệt, nhiệt độ cao, mùa khô kéo dài, mùa mưa ngắn nhưng lượng mưa lớn nên dễ ngập lụt do điều kiện địa lý bằng phẳng, ít sông ngòi, ao hồ, điều kiện kinh tế nghèo nàn, lạc hậu, dịch bệnh phức tạp, nơi có nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như sốt rét, sốt vàng, dịch Ebola… Điều đó ảnh hưởng đến tinh thần, sức khỏe của cán bộ, nhân viên và kết quả điều trị cho lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc tại địa bàn đóng quân.

“Vượt qua những thách thức, khó khăn, các lực lượng quân y tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc đã nỗ lực phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, bảo đảm an toàn tuyệt đối, giữ vững niềm tin của Liên Hợp Quốc và bạn bè quốc tế, góp phần tăng cường mối quan hệ hợp tác quốc phòng với nhiều quốc gia, đối tác; nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế; được Đảng, Nhà nước, Nhân dân ghi nhận, đồng tình ủng hộ và Liên Hợp Quốc cùng cộng đồng quốc tế đánh giá cao”, Đại tá Lê Văn Đông khẳng định.

Huấn luyện bài bản, có hiệu quả cao

Để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ công tác quân y trong tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc là công tác tham mưu chiến lược trong chỉ đạo, hướng dẫn chuyên môn quân y cho các lực lượng. Ngành quân y đã tích cực, chủ động nghiên cứu, tham mưu đề xuất, triển khai tập trung thực hiện nhiều nội dung, giải pháp.

Đại tá Lê Văn Đông phân tích, trong công tác chuẩn bị, triển khai Bệnh viện dã chiến cấp 2, ngành quân y đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan nghiên cứu xây dựng biểu tổ chức biên chế Bệnh viện dã chiến cấp 2 và cấp 1 phù hợp giữa chức danh của Liên Hợp Quốc và chức danh của Quân đội nhân dân Việt Nam.

Đặc biệt, ngành quân y cũng tham mưu ban hành thông tư của Bộ Quốc phòng quy định tiêu chuẩn sức khỏe cho lực lượng tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc trong quân đội, làm cơ sở để tuyển chọn nhân sự cá nhân và đơn vị. Phối hợp tuyển chọn nhân sự cán bộ, nhân viên quân y cho Bệnh viện dã chiến cấp 2 và cấp 1. Tham mưu đề xuất công tác chuẩn bị hồ sơ nhân sự cán bộ nhân viên chuyên môn đáp ứng yêu cầu của Liên Hợp Quốc…

Nhằm đáp ứng nhiệm vụ mới tại địa bàn khó khăn với cơ cấu bệnh tật phức tạp, điều kiện vật chất nghèo nàn, khả năng hỗ trợ hạn chế, nội dung huấn luyện, đào tạo cho lực lượng quân y tham gia các bệnh viện dã chiến được tập trung đầu tư và triển khai tổ chức thực hiện một cách bài bản và có hiệu quả cao.

Xây dựng chương trình huấn luyện cho các bệnh viện dã chiến được cân đối giữa nội dung quân sự, chuyên môn, chính trị, hậu cần, kỹ thuật và gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc, làm cơ sở để huấn luyện bệnh viện dã chiến. Hướng dẫn, chỉ đạo chuyên môn nghiệp vụ, tham gia huấn luyện các nội dung, diễn tập cho các bệnh viện dã chiến phục vụ Liên Hợp Quốc kiểm tra, đánh giá cũng như phục vụ đánh giá của các cơ quan của Bộ Quốc phòng trước khi các bệnh viện dã chiến lên đường làm nhiệm vụ.

Công tác huấn luyện chuyên môn y tế, ngoại ngữ và các nội dung huấn luyện chính trị, hậu cần, kỹ thuật, võ, bắn súng K54 cho sỹ quan, AK cho quân nhân chuyên nghiệp, kỹ năng mềm như múa, hát, nhảy các vũ điệu quốc tế, tập tục văn hóa quốc tế, chuyên môn gìn giữ hòa bình... cũng được quan tâm, đầu tư nhằm trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng cho lực lượng quân y tham gia nhiệm vụ.

Ngành quân y đã chỉ đạo, hướng dẫn xây dựng các quy trình hoạt động chuẩn phục vụ huấn luyện và triển khai tại thực địa. Trong quá trình các bệnh viện dã chiến của Việt Nam làm nhiệm vụ tại thực địa, đã luôn nhận được sự theo dõi, chỉ đạo, hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ kịp thời, hiệu quả, đặc biệt là giai đoạn dịch bệnh Covid-19 tại Nam Sudan.

Đại tá Lê Văn Đông cho biết, tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc là một lĩnh vực mới và khó. “Song bằng ý chí tự lực, tự cường, sự phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng của Bộ Quốc phòng, ngành quân y đã tích cực, chủ động nghiên cứu, tham mưu đề xuất và triển khai thực hiện hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao cả về quản lý, chỉ đạo ngành và chuyên môn nghiệp vụ trong tình hình mới”.

Xã hội

Số người chết vì tai nạn tăng, Hà Tĩnh tìm giải pháp khắc phục
Đời sống

Số người chết vì tai nạn tăng, Hà Tĩnh tìm giải pháp khắc phục

Để tăng cường công tác bảo đảm trật tự ATGT, hạn chế tai nạn giao thông trên địa bàn, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa có văn bản yêu cầu các đơn vị liên quan làm rõ nguyên nhân xảy ra tai nạn giao thông làm số người chết tăng cao trên địa bàn, tìm giải pháp khắc phục, xử lý trách nhiệm các tập thể, cá nhân vi phạm nếu có.

Đoàn cứu hộ Việt Nam tìm được nhiều nạn nhân tại Myanmar
Đời sống

Đoàn cứu hộ Việt Nam tìm được nhiều nạn nhân tại Myanmar

Thông tin từ Cục Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ (C07), Bộ Công an cho biết, sáng 3.4, Đoàn cứu nạn cứu hộ quốc tế của Việt Nam đã có buổi làm việc với Trung tâm quản lý thảm họa, Bộ an ninh giảm nhẹ và tái định cư Myanmar, do Bộ trưởng, tiến sĩ Soe Win chủ trì.

Đại diện Tập đoàn T&T Group và Ngân hàng SHB trao bảng tượng trưng hỗ trợ kinh phí 42 tỷ đồng để xây dựng 700 căn nhà cho các hộ dân khó khăn trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
Xã hội

T&T Group và Ngân hàng SHB đồng hành cùng Bộ Công an xây dựng 700 căn nhà cho người nghèo tỉnh Bạc Liêu

Nhằm tiếp tục đồng hành cùng Chính phủ và Bộ Công an trong chương trình hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát cho các hộ gia đình khó khăn trên địa bàn cả nước, T&T Group và Ngân hàng SHB đã chung tay hỗ trợ trợ kinh phí xây dựng 700 căn nhà cho các hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu với tổng số tiền là 42 tỷ đồng.

Đắk Lắk: Tiếp nhận nguyên trạng Cục Quản lý thị trường về Sở Công Thương
Địa phương

Đắk Lắk: Tiếp nhận nguyên trạng Cục Quản lý thị trường về Sở Công Thương

UBND tỉnh Đắk Lắk vừa có quyết định về việc sắp xếp, tổ chức lại cơ cấu tổ chức của Sở Công thương, trong đó tiếp nhận nguyên trạng Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk (thuộc Bộ Công thương) và tổ chức lại thành Chi cục Quản lý thị trường tỉnh trực thuộc Sở Công thương.

Bài cuối: "Cháy" hết mình với công tác giảm nghèo
Đời sống

Bài cuối: "Cháy" hết mình với công tác giảm nghèo

Dù lực lượng mỏng, địa bàn rộng và hiểm trở, nhưng cán bộ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh Hà Giang vẫn bám sát cơ sở, nỗ lực đưa nguồn vốn chính sách đến với đồng bào. Với 162 cán bộ, người lao động đang công tác tại 5 phòng chuyên môn cấp tỉnh và 10 phòng giao dịch huyện, NHCSXH Hà Giang đang phục vụ 93.640 hộ vay trên toàn địa bàn. Mỗi cán bộ, mỗi tập thể đều "cháy" hết mình vì nhiệm vụ, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội nơi địa đầu Tổ quốc.

Bảo đảm cân đối Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp
Đời sống

Bảo đảm cân đối Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp

Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) đã “nới lỏng” hơn các quy định về chế độ bảo hiểm thất nghiệp, giúp người sử dụng lao động và người lao động tiếp cận thuận lợi hơn từ nguồn kinh phí. Theo đó, để thực hiện được mục tiêu này, phải đảm bảo được sự cân đối nguồn hỗ trợ kinh phí từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp.

Các đại biểu tham quan, đánh giá giải pháp băm rơm kết hợp xử lý vi sinh để phân hủy nhanh thành phân bón hữu cơ tại ruộng, giúp giảm phát thải trong canh tác lúa. Ảnh: PV
Môi trường

Canh tác lúa giảm phát thải: Hành trình nâng cao giá trị hạt gạo Việt

Tại Đồng bằng sông Cửu Long, một cuộc cách mạng canh tác đang diễn ra, hướng tới sự bền vững, tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất, giảm phát thải khí nhà kính và bảo vệ môi trường. Dự án "Canh tác lúa giảm phát thải phục vụ phát triển bền vững vùng nguyên liệu lúa gạo xuất khẩu của đồng bằng sông Cửu Long", do Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền chủ trì thực hiện, đang tạo ra những thay đổi tích cực.