Hiện thực chiến tranh và khát vọng hòa bình

Dành cả cuộc đời ghi lại những khoảnh khắc chân thực của đời sống chiến đấu, vẻ đẹp Việt Nam, họa sĩ Lê Lam - một trong những tên tuổi của nền mỹ thuật hiện thực cách mạng Việt Nam - đã để lại di sản không chỉ mang giá trị nghệ thuật mà còn khắc họa sâu sắc lịch sử hào hùng của dân tộc.

Gương mặt tiêu biểu của mỹ thuật hiện thực cách mạng

215 tác phẩm đặc sắc của cố họa sĩ Lê Lam (tên thật là Vũ Quốc Ái, 1931 - 2022) đang được giới thiệu tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, trong triển lãm Mùa xuân bất diệt. Các tác phẩm đa dạng thể loại, từ ký họa, đồ họa đến tranh cổ động...

Họa sĩ Lê Lam là một trong những gương mặt tiêu biểu của nền mỹ thuật hiện thực cách mạng Việt Nam, người đã khắc họa chân thực, sâu sắc những dấu ấn lịch sử dân tộc. Ông theo học Trường Mỹ thuật Việt Nam trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp, dưới sự dẫn dắt của họa sĩ Tô Ngọc Vân. Những bài học trong lớp Mỹ thuật kháng chiến trang bị cho ông kỹ năng vẽ vững chắc và truyền cảm hứng về tinh thần nghệ thuật hiện thực. Cả cuộc đời và sự nghiệp của họa sĩ gắn bó mật thiết với phong trào cách mạng.

Họa sĩ Vũ Bạch Liên, con gái họa sĩ Lê Lam, chia sẻ: "Nhân dịp kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước; tháng 3 cũng là tháng sinh nhật và tháng cha tôi qua đời, gia đình mong muốn tổ chức triển lãm này để tái hiện những trang sử hào hùng đã qua, cũng như truyền tải khát vọng hòa bình của mỗi người Việt Nam”.

Triển lãm là thành quả 2 năm gia đình sắp xếp, chọn lựa tác phẩm cùng với các tài liệu, bài viết của họa sĩ Lê Lam, từ thời kỳ kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ cho đến hòa bình. Qua đó, mong muốn chia sẻ với công chúng chân dung một nghệ sĩ, chiến sĩ cách mạng, giúp thế hệ trẻ hiểu hơn về thời kỳ đất nước chìm trong khói lửa chiến tranh và truyền cho họ cảm hứng sáng tạo trên con đường nghệ thuật.

g1.jpg
Một góc triển lãm "Mùa xuân bất diệt". Ảnh: Th. Nguyên

Hội họa của họa sĩ Lê Lam không chỉ kể những câu chuyện về chiến tranh, mà còn tôn vinh vẻ đẹp của con người Việt Nam trong gian khó. Những đóng góp của họa sĩ thể hiện qua số lượng tác phẩm đồ sộ, và giá trị tinh thần, lịch sử sâu sắc mà chúng mang lại. Nhận định như vậy, nhà nghiên cứu mỹ thuật Bùi Như Hương cho rằng, di sản Lê Lam để lại không chỉ là những bức tranh mà còn là biểu tượng của tinh thần yêu nước và khát vọng tự do. Nghệ thuật của ông là sự kết nối giữa quá khứ và hiện tại, là lời nhắc nhở về những hy sinh to lớn của thế hệ cha ông.

"Triển lãm Mùa xuân bất diệt không chỉ là dịp để tôn vinh những giá trị trường tồn ấy mà còn như một lời nhắc nhở rằng tinh thần cách mạng và khát vọng tự do của dân tộc Việt Nam sẽ mãi mãi tươi mới, như mùa xuân bất diệt trong lòng mỗi con người”, nhà nghiên cứu mỹ thuật Bùi Như Hương nhấn mạnh.

Phác họa chân thực cuộc sống và chiến đấu

Triển lãm dành riêng không gian để giới thiệu các bức ký họa được họa sĩ Lê Lam vẽ tại chiến trường. Giữa những năm 60 của thế kỷ XX, lúc ông du học ở Liên Xô về cũng là lúc cả nước đang chìm trong khói lửa chiến tranh. Cuối năm 1965, ông xung phong vào chiến trường Nam Bộ để vẽ và phục vụ kháng chiến. Có những lúc, gia đình tưởng ông đã hy sinh, không tin tức. Mãi về sau, bất ngờ nhìn thấy trong một triển lãm ký họa chiến trường từ Nam gửi ra Bắc có tác phẩm của Lê Lam, gia đình mới thở phào biết ông còn sống!

9 năm gắn bó với chiến trường, sống và chiến đấu cùng người lính, người dân Nam Bộ, tác phẩm của Lê Lam giai đoạn này ký họa, phác thảo chân thực về cuộc sống sinh hoạt và chiến đấu, về những con người anh hùng, bình dị. Họa sĩ được đi nhiều nơi, đến các căn cứ cách mạng dọc đồng bằng sông Cửu Long như: Long An, Mỹ Tho, Bến Tre, Đồng Tháp Mười... Trong tập “nhật ký chiến trường” bằng hình ảnh của ông, người xem có thể thấy nhiều chân dung thanh niên xung phong, chiến sĩ trinh sát, du kích, đặc công, chiến sĩ thi đua diệt xe tăng địch… Bên cạnh đó là những cảnh đẹp, khoảnh khắc bình yên hiếm hoi, đan xen những bức vẽ vườn dừa tan hoang sau một trận càn hay cảnh bầu trời xao xác máy bay địch…

Ông cũng sáng tác nhiều tranh khắc gỗ, tranh in đá, tranh cổ động để tuyên truyền cho Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam và cuộc đấu tranh chính nghĩa vì độc lập dân tộc, thống nhất đất nước. Bức tranh cổ động nổi tiếng Chính quyền về tay nhân dân ra đời năm 1968 được vẽ ngay khi Chính phủ lâm thời miền Nam Việt Nam thành lập sau cuộc Tổng tiến công Tết Mậu Thân, góp phần tạo nên niềm phấn khởi và tin tưởng trong Nhân dân…

Theo họa sĩ Lê Huy Tiếp, nguyên Chủ tịch Hội đồng nghệ thuật Hội Mỹ thuật Việt Nam, tài năng của họa sĩ Lê Lam không chỉ thể hiện ở số lượng tác phẩm đồ sộ, mà còn ở sự đa dạng về đề tài và kỹ thuật. Ông nằm trong số nghệ sĩ Việt Nam đầu tiên thực hiện kỹ thuật đồ họa hiện đại như khắc đồng, khắc kẽm. Ông cũng vẽ tranh lụa, sơn dầu, sơn mài, in lưới, đặc biệt là các ký họa chì, bút sắt, mực nho, màu nước… Hiếm có họa sĩ Việt Nam nào sở hữu khối lượng tác phẩm lớn và đa dạng về kỹ thuật, đề tài như vậy. Thuộc thế hệ sau, họa sĩ Lê Huy Tiếp học hỏi từ những nét ký họa của họa sĩ Lê Lam gửi từ miền Nam ra, nhất là sự nhuần nhuyễn trong kỹ thuật màu nước và sự vững chắc về hình họa. Đây cũng chính là những yếu tố quan trọng tạo nên dấu ấn riêng biệt trong nghệ thuật của Lê Lam.

Họa sĩ Lương Xuân Đoàn, Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam khẳng định: cuộc đời và sự nghiệp của họa sĩ Lê Lam gắn bó sâu sắc với cách mạng và nghệ thuật nước nhà. Đặc biệt, những ký họa chiến trường của Lê Lam, cùng với tác phẩm của các họa sĩ khác gửi từ miền Nam ra Bắc, được giới văn nghệ sĩ Việt Nam trân trọng đón nhận, từng được trưng bày tại số 51 Trần Hưng Đạo, Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xem và vô cùng xúc động. Những ký họa ấy đã góp phần tạo nên trang sử vẻ vang cho nền ký họa kháng chiến trong nghệ thuật hiện đại Việt Nam.

Văn hóa

Một buổi sinh hoạt Góc đọc cuối tuần tại NXB Kim Đồng. Ảnh: KĐ
Văn hóa - Thể thao

Kết nối tri thức - từ trang sách đến độc giả

Với nỗ lực không ngừng kiến tạo hệ sinh thái tri thức vững mạnh, các đơn vị xuất bản Việt Nam đã chủ động tổ chức nhiều chương trình giao lưu, giới thiệu, quảng bá sách. Những hoạt động này không chỉ là cầu nối giữa tác giả và độc giả, mà còn là đòn bẩy quan trọng thúc đẩy văn hóa đọc trong cộng đồng.

"Giãn nở đa chiều" tại Muong Art Today Museum
Văn hóa - Thể thao

"Giãn nở đa chiều" tại Muong Art Today Museum

Sáng 19.4, tại không gian bảo tàng đương đại Muong Art Today Museum sẽ khai mạc trưng bày "Giãn nở đa chiều", quy tụ các tác phẩm có ngôn ngữ nghệ thuật đa dạng, thể hiện mối quan tâm bền bỉ và liên tục của nghệ sĩ với thay đổi nhanh chóng của đời sống thực tế.

Triển lãm ảnh Bình Thuận sau 50 năm giải phóng
Văn hóa - Thể thao

Triển lãm ảnh Bình Thuận sau 50 năm giải phóng

Chào mừng kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, 50 năm giải phóng tỉnh Bình Thuận (19.4.1975 - 19.4.2025), ngày 17.4, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bình Thuận khai mạc triển lãm ảnh, kết hợp trưng bày, giới thiệu sản phẩm thương mại - du lịch với chủ đề “Bình Thuận - 50 năm xây dựng, đổi mới và phát triển”.

Chuỗi sự kiện về sở hữu trí tuệ trong âm nhạc
Văn hóa - Thể thao

Chuỗi sự kiện về sở hữu trí tuệ trong âm nhạc

Hưởng ứng Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới (26.4) với thông điệp toàn cầu “Sở hữu trí tuệ và âm nhạc: Cảm nhận nhịp điệu của sở hữu trí tuệ”, Cục Bản quyền tác giả (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) phối hợp tổ chức chuỗi sự kiện tuyên truyền, nâng cao nhận thức về bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan, trọng tâm là lĩnh vực âm nhạc.

Kỷ nguyên nhựa: Từ niềm vui tuổi thơ đến cuộc đối thoại nghệ thuật sâu sắc
Văn hóa

Kỷ nguyên nhựa: Từ niềm vui tuổi thơ đến cuộc đối thoại nghệ thuật sâu sắc

“Kỷ Nguyên Nhựa” không chỉ là một triển lãm nghệ thuật thị giác, mà còn là hành trình khám phá đầy màu sắc về một phần ký ức tuổi thơ – nơi những món đồ chơi nhựa từng mang đến niềm vui vô tận giờ được nhìn lại qua lăng kính nghệ thuật. Triển lãm khơi gợi sự tò mò, mở ra cuộc đối thoại nhẹ nhàng nhưng sâu sắc về vai trò của nhựa trong đời sống hiện đại.

Bà Rịa - Vũng Tàu kích hoạt “mùa vàng” du lịch dịp kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam
Văn hóa - Thể thao

Bà Rịa - Vũng Tàu kích hoạt “mùa vàng” du lịch dịp kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam

Hướng tới kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ tổ chức chuỗi lễ hội văn hóa, thể thao và du lịch sôi động, trải dài từ thành phố biển đến các địa phương. Những sự kiện đặc sắc như đại nhạc hội, lễ hội khinh khí cầu, liên hoan diều nghệ thuật không chỉ tri ân lịch sử mà còn mở ra “mùa vàng” du lịch, góp phần quảng bá hình ảnh địa phương và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Chiếc mũ cối đặc biệt của nữ quân nhân tại đấu trường nhan sắc Hoa hậu Việt Nam 2024
Văn hóa - Thể thao

Chiếc mũ cối đặc biệt của nữ quân nhân tại đấu trường nhan sắc Hoa hậu Việt Nam 2024

Là một trong những thí sinh lọt chung khảo cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2024, Thiếu úy Trần Ngọc Châu Anh không chỉ sở hữu vẻ đẹp hình thể ấn tượng mà còn truyền tải một thông điệp mạnh mẽ về tình yêu đất nước, trách nhiệm và phẩm chất kiên cường của thế hệ trẻ.

Tái bản hồi ký của nguyên Phó Chủ tịch Nước Nguyễn Thị Bình
Văn hóa

Tái bản hồi ký của nguyên Phó Chủ tịch Nước Nguyễn Thị Bình

Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, NXB Chính trị quốc gia Sự thật và Omega Việt Nam hợp tác xuất bản lần thứ 2 cuốn sách “Gia đình, bạn bè và đất nước” của bà Nguyễn Thị Bình, nguyên Phó Chủ tịch Nước, nữ Bộ trưởng Ngoại giao đầu tiên, Trưởng đoàn đàm phán Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tại Hội nghị Paris.

"Mối giao cảm" của Tina Merandon
Văn hóa - Thể thao

"Mối giao cảm" của Tina Merandon

Nhằm khám phá mối quan hệ đặc biệt giữa con người và động vật trong cuộc sống hàng ngày, Viện Pháp tại Việt Nam tổ chức triển lãm ảnh "Mối giao cảm giữa con người và động vật" của nghệ sĩ người Pháp Tina Merandon, trong khuôn khổ chương trình Nghệ sĩ lưu trú Villa Saigon 2025.