Xây dựng hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới:

Hệ giá trị con người là trung tâm

Xây dựng hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới là nhiệm vụ rất quan trọng nhằm triển khai Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và kết luận của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021. Trong đó, xây dựng hệ giá trị con người Việt Nam trong thời kỳ hiện nay là một trong những nội dung cốt yếu.

Hệ giá trị mang tính cốt lõi

Theo PGS.TSKH Lương Đình Hải, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, trong gần 4 thập niên qua, phát triển toàn diện con người Việt Nam đã trở thành trung tâm của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội; việc xây dựng con người theo các giá trị, tiêu chí và chuẩn mực con người được nêu ở Nghị quyết Trung ương 5 Khóa VIII và Nghị quyết Trung ương 9 Khóa XII, đạt được những thành tựu nổi bật. Các giá trị, tiêu chí và chuẩn mực xây dựng và phát triển con người Việt Nam được hiện thực hóa và phát huy tác dụng rất to lớn, quyết định các thành tựu của đất nước. Chỉ số HDI và các chỉ số khác về phát triển con người không ngừng gia tăng đạt mức cao hơn so với các quốc gia có cùng mức thu nhập bình quân GDP/người/năm.

PGS.TSKH Lương Đình Hải nêu rõ, hệ giá trị con người là một cấu thành đặc biệt quan trọng trong hệ thống nhiều hệ giá trị Việt Nam khác nhau cùng tồn tại trong giai đoạn lịch sử hiện nay của đất nước. Trong quá trình hình thành, phát triển, trải qua hàng nghìn năm lịch sử, dân tộc Việt Nam đã tạo nên một hệ thống nhiều hệ giá trị khác nhau, như: hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị xã hội, hệ giá trị gia đình, hệ giá trị cộng đồng, hệ giá trị tộc người, hệ giá trị đạo đức, hệ giá trị chính trị... Tùy thuộc vào lĩnh vực, đối tượng, chủ thể, góc độ xem xét, mà mỗi một hệ giá trị đó lại bao hàm những giá trị khác nhau và có những cơ cấu, trình tự thứ bậc khác nhau. Nhưng trong hệ thống các hệ giá trị đó thì hệ giá trị con người bao giờ cũng là hệ giá trị trung tâm.

Trong mối quan hệ với các hệ giá trị cơ bản, như hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình, hệ giá trị cộng đồng… thì hệ giá trị con người còn thể hiện là hệ giá trị cốt lõi với nhiều giá trị xuyên suốt các hệ giá trị khác; ẩn chứa, kết tinh, thấm đẫm trong nhiều mặt, nhiều nội dung của các hệ giá trị khác.

Với ý nghĩa quan trọng như vậy, GS.TS Hồ Sĩ Quý - nguyên Viện trưởng Viện Thông tin khoa học xã hội khẳng định, xây dựng chuẩn mực con người Việt Nam là nhiệm vụ không tách rời với xây dựng hệ giá trị gia đình, hệ giá trị văn hóa và hệ giá trị quốc gia. Về thực chất, đó là sự tìm kiếm một tổng thể các giá trị tin cậy với chuẩn mực lý tưởng về con người, nhằm khơi dậy ý chí phát triển, định hướng để từng con người và toàn xã hội phát triển lành mạnh, phát huy được tối đa tiềm năng, thu hút được ngoại lực và tinh hoa văn hóa, văn minh nhân loại, thực hiện thành công mục tiêu kỳ vọng mà Đại hội XIII của Đảng đặt ra là, phấn đấu đến năm 2045, kỷ niệm 100 năm thành lập nước, Việt Nam trở thành một quốc gia phát triển, có thu nhập cao.

Phiên thảo luận về hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam tại Hội thảo sáng 29.11 Ảnh: M. Trang
Phiên thảo luận về hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam tại Hội thảo sáng 29.11
Ảnh: M. Trang

Cần có nghị quyết chuyên đề về xây dựng và phát triển con người

Hiện nay, nhiều hành vi và hiện tượng xã hội ở Việt Nam đang bị coi là lệch chuẩn, không chỉ chuẩn đạo đức, mà còn cả về chuẩn pháp lý. “Chính vì thế vấn đề xây dựng chuẩn mực con người được đặt ra một cách cấp thiết. Nếu xã hội có những hệ chuẩn mực hợp lý, đúng đắn, sáng suốt, phù hợp với mục tiêu của tiến bộ xã hội... thì hành vi và hoạt động của con người sẽ có căn cứ để điều chỉnh và tự điều chỉnh, xã hội sẽ bớt đi những hiện tượng lệch chuẩn”, GS.TS Hồ Sĩ Quý nhận định.

Một số ý kiến cũng cho rằng, chuẩn mực con người, thực chất là chuẩn mực xã hội. Ngay cả trường hợp những cá nhân tự xác định chuẩn mực cho riêng mình, chỉ một mình thực hiện, không cần đến sự can thiệp của người khác, của cộng đồng, thì trên thực tế, những chuẩn mực tự xác định đó cũng vẫn là chuẩn mực xã hội. Với những trường hợp này, cơ chế kiểm tra, đánh giá thường rất nghiêm ngặt, tưởng như chỉ có ý nghĩa cá nhân, nhưng thực tế vẫn là theo những nguyên tắc, quy tắc, luật lệ... xã hội.

Bày tỏ sự đồng tình, Phó Chủ tịch Hội Khoa học phát triển nguồn nhân lực và nhân tài TP. Hồ Chí Minh, TS. Hồ Bá Thâm lưu ý, chính các chuẩn mực sẽ điều chỉnh ý thức và hành vi của con người và qua quá trình thực hiện các chuẩn mực thì giá trị con người được củng cố bền vững hơn.

Để thực hiện chuẩn mực hệ giá trị con người hiện nay, TS. Hồ Bá Thâm cho rằng, cần tuyên truyền sâu rộng hệ chuẩn mực con người Việt Nam nói chung, để từ đó các đơn vị, cá nhân biết, cụ thể hóa, áp dụng, thực hiện cho phù hợp từng nơi, từng thời kỳ. Việc thực hiện hệ chuẩn mực con người Việt Nam hiện nay cần gắn với hệ chuẩn mực gia đình văn minh, đời sống văn hóa ở cơ sở, đơn vị, khu phố văn minh... Bên cạnh đó, tích cực nêu gương người tốt việc tốt, người tử tế, việc làm tử tế, phê bình, phê phán những ý thức và hành vi không thực hiện hoặc thực hiện lệch chuẩn, sai chuẩn.

Theo PGS.TSKH Lương Đình Hải, trong giai đoạn đổi mới, Đảng ta đã xác định con người là mục tiêu, là động lực, là trung tâm của sự phát triển; công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội đều phải do con người, vì con người. Nhưng, trong thực tế, chủ trương đó vẫn chưa được các chủ thể xã hội khác nhau thực sự xem con người, nhân lực là khâu quyết định. Đảng chưa có nghị quyết riêng về xây dựng và phát triển con người, dù tất cả các nghị quyết đều có nói về con người. “Đã đến lúc cần có một nghị quyết chuyên đề về xây dựng và phát triển con người với đầy đủ các nội dung phong phú về con người đối với phát triển bền vững đất nước đến 2030 và tầm nhìn đến 2045”, PGS.TSKH Lương Đình Hải nhấn mạnh.

Xã hội

Đi xe điện, đón mùa xuân - Chuyện của Yadea và người Việt
Môi trường

Đi xe điện, đón mùa xuân - Chuyện của Yadea và người Việt

Trong những năm gần đây, người Việt Nam đã bắt đầu thay đổi thói quen đi lại, đặc biệt là xu hướng sử dụng xe điện. Điều này không chỉ phản ánh sự phát triển của công nghệ mà còn là sự nhạy bén trước những vấn đề môi trường ngày càng nghiêm trọng. Khi Tết Nguyên Đán đến gần, hình ảnh những chiếc xe điện lăn bánh trên đường phố ngày càng trở nên phổ biến. Sự chuyển mình này không chỉ là một xu hướng nhất thời mà còn phản ánh một thay đổi lớn trong thói quen đi lại của người Việt Nam.

Giáo dục văn hóa truyền thống, tạo sức đề kháng cho học sinh
Xã hội

Giáo dục văn hóa truyền thống, tạo sức đề kháng cho học sinh

Gần đây báo chí phản ánh tình trạng một số học sinh ở Quảng Nam mua búp bê Kumanthong về thờ cúng, mua bánh kẹo “cho ăn” để cầu may mắn và học giỏi. Đây là hoạt động mê tín dị đoan hết sức nguy hiểm, gây tâm lý hoang mang, lo sợ, tạo hệ lụy xấu cho học sinh, gia đình và xã hội. Chúng tôi có cuộc trao đổi với PGS.TS. BÙI HOÀI SƠN, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục xung quanh vấn đề này.

15 hạng giấy phép lái xe mới áp dụng từ ngày 1.1.2025
Xã hội

15 hạng giấy phép lái xe mới áp dụng từ ngày 1.1.2025

Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội Khóa XV và có hiệu lực thi hành từ ngày 1.1.2025. Theo đó, sẽ có 15 hạng giấy phép lái xe gồm: A, A1, B, B1, C, C1, D, D1, D2, BE, C1E, CE, DE, D1E và D2E.

Lặng thầm nghề quan trắc thủy văn
Môi trường

Lặng thầm nghề quan trắc thủy văn

Nghề quan trắc thủy văn đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý và bảo vệ nguồn nước, đồng thời cung cấp thông tin quý giá cho các quyết định phát triển bền vững. Nhưng ít ai biết, ngoài sự tỉ mỉ, chính xác, tâm huyết những người làm trong lĩnh vực này còn phải đối mặt với bão lũ, mưa giông… và am hiểu sâu sắc về các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến nguồn nước. Họ được ví như người theo dõi nhịp cảm xúc, nhịp sống của các con sông.

Ngành dân số sắp có logo mới
Đời sống

Ngành dân số sắp có logo mới

Mới đây, Ban Tổ chức cuộc thi Sáng tác Logo ngành dân số đã họp hội đồng để thống nhất ý kiến về việc chọn tác phẩm đoạt giải cuộc thi và góp ý về việc sử dụng mẫu logo mới cho ngành dân số trong tình hình mới.

Phát triển Buôn Ma Thuột xứng tầm trung tâm vùng Tây Nguyên
Xã hội

Phát triển Buôn Ma Thuột xứng tầm trung tâm vùng Tây Nguyên

Nằm ở vị trí ở trung tâm vùng Tây Nguyên, TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk đang đứng trước nhiều cơ hội lớn để phát triển, đặc biệt là Nghị quyết số 72/2022/QH15 ngày 15.11.2022 của Quốc hội khóa XV về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù cho TP. Buôn Ma Thuột. Chứng kiến Buôn Ma Thuột đổi thay từng ngày, vươn lên thành đô thị hiện đại, đời sống người dân được nâng lên là niềm vui chung của cả Đảng bộ, chính quyền và toàn thể nhân dân nơi đây. 

Nâng cao chất lượng dân số để đất nước phồn vinh, gia đình hạnh phúc
Xã hội

Nâng cao chất lượng dân số để đất nước phồn vinh, gia đình hạnh phúc

Để thực hiện có hiệu quả công tác dân số trong thời gian tới, theo các chuyên gia, cần nâng cao nhận thức của các cấp chính quyền, đoàn thể, tổ chức xã hội, từng gia đình và toàn xã hội về ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác dân số, nhất là nâng cao chất lượng dân số, vì mục tiêu sức khỏe, hạnh phúc của người dân và sự phát triển bền vững của đất nước.