HĐND tỉnh Quảng Trị giám sát về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

Chiều 16.5, Đoàn giám sát của HĐND tỉnh Quảng Trị do Phó Chủ tịch Thường trực Lê Quang Chiến làm trưởng đoàn có buổi làm việc với UBND tỉnh Quảng Trị về công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng và triển khai thực hiện trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng để triển khai các dự án trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016-2022.

Báo cáo của UBND tỉnh Quảng Trị cho thấy, tỉnh có tổng diện tích tự nhiên 470.123 ha, trong đó diện tích rừng và đất lâm nghiệp quy hoạch phát triển rừng 285.878,0 ha, chiếm 60,8% diện tích toàn tỉnh. Tỷ lệ độ che phủ rừng tính đến hiện tại đạt 49,9%; Diện tích rừng và đất lâm nghiệp được xác lập theo chức năng, gồm 3 loại: rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất.

Từ 2017 đến nay, ngành nông nghiệp tỉnh Quảng Trị đã giao 9.118,1 ha rừng (trong đó, hộ gia đình: 1.188,9 ha; cộng đồng: 7.929,20 ha), cho thuê rừng cho tổ chức kinh tế: 100,1 ha. Có 99 dự án có chuyển đổi mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác với tổng diện tích là 2.427,22 ha, chủ yếu là rừng trồng.

HĐND tỉnh Quảng Trị giám sát về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng -0
Lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Trị báo cáo tại buổi làm việc chiều 16.5

Cũng trong giai đoạn trên, diện tích trồng rừng tập trung đạt 56.079,86 ha; toàn tỉnh trồng được khoảng 16,4 triệu cây phân tán các loại (bình quân mỗi năm trồng từ 2,5 – 3,1 triệu cây). Hàng năm, các địa phương và ngành chức năng trồng rừng mới và trồng lại rừng sau khai thác khoảng 7.200 -12.500 ha; Tổng sản lượng gỗ rừng trồng khai thác trên địa bàn tỉnh những năm gần đây đạt khoảng 900.000 - 1.000.000 m3/năm...

Phát biểu tại buổi làm việc, ĐBQH, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Sỹ Đồng thẳng thắn thừa nhận, công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng và triển khai thực hiện trồng rừng thay thế vẫn còn một số hạn chế như: nhiều dự án đầu tư trên phần diện tích đất quy hoạch ba loại rừng, bị chồng chéo với các quy hoạch khác; Phương án chuyển đổi đất rừng phòng hộ đầu nguồn ít xung yếu sang quy hoạch phát triển rừng sản xuất (Phương án 3359) triển khai còn chậm; vẫn để xảy ra tình trạng cháy rừng, khai thác rừng trái phép…

Kiến nghị với đoàn giám sát, thường trực UBND tỉnh đề xuất HĐND tỉnh sớm ban hành nghị quyết riêng để phát triển lâm nghiệp thành ngành kinh tế kỹ thuật mạnh; quan tâm công tác quản lý, bảo vệ rừng và phát triển kinh tế bằng những chính sách đặc thù của địa phương. Hàng năm hỗ trợ kịp thời kinh phí cho công tác phát triển lâm nghiệp, đặc biệt là các chủ rừng, cộng đồng, hộ gia đình đã được nhà nước giao quản lý rừng tự nhiên.

HĐND tỉnh Quảng Trị giám sát về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng -0
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Sỹ Đồng kiểm tra công tác quản lý, bảo vệ rừng tại huyện Hướng Hóa

Kết luận buổi giám sát, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Lê Quang Chiến đánh giá cao công tác quản lý chỉ đạo của UBND tỉnh, các Sở, ngành công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng. Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn do lực lượng bảo vệ rừng còn khá mỏng, trang thiết bị hỗ trợ còn hạn chế trong khi địa hình rừng còn phức tạp… nhưng tỷ lệ độ che phủ rừng đảm bảo yêu cầu, kinh tế rừng có đóng góp ngân sách, giải quyết công ăn việc làm cho người dân trên địa bàn tỉnh.

Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh cũng cho rằng, bên cạnh những kết quả đạt được thì qua giám sát cần thẳng thắn nhìn nhận những vướng mắc, bất cập để sớm điều chỉnh. Đồng thời, UBND tỉnh chủ động báo cáo các bộ, ngành trung ương sửa đổi quy định cho phù hợp với điều kiện thực tiễn nhằm thực hiện tốt hơn công tác trồng rừng và quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh thời gian tới.

Đối với công tác phối hợp, các sở, ngành và địa phương cần chủ động thực hiện tốt các nhiệm vụ mà ngành được giao, thực hiện hoàn thành thắng lợi các nhiệm vụ công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng trên địa bàn tỉnh.

Chuyển động

Hà Nội khắc phục vướng mắc, bất cập trong công tác cán bộ
Chuyển động

Hà Nội khắc phục vướng mắc, bất cập trong công tác cán bộ

Tại Kỳ họp thứ 19, diễn ra sáng 19.11, HĐND thành phố Hà Nội đã thông qua quy định việc chuyển cán bộ, công chức làm việc tại xã, phường, thị trấn thành cán bộ, công chức thuộc biên chế hành chính; việc tuyển dụng, sử dụng, quản lý cán bộ, công chức làm việc tại xã, phường, thị trấn trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Hà Nội nâng cao hiệu quả sử dụng, khai thác tài sản công
Chuyển động

Hà Nội nâng cao hiệu quả sử dụng, khai thác tài sản công

Sáng 19.11, tại Kỳ họp thứ 19, HĐND thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết quy định việc nhượng quyền khai thác, quản lý công trình kiến trúc có giá trị và công trình, hạng mục công trình hạ tầng văn hóa, thể thao thuộc phạm vi quản lý của thành phố, theo điểm a, b khoản 4 Điều 41 Luật Thủ đô.

Đoàn giám sát khảo sát khu vực nhà ăn của Cơ sở Cai nghiện ma tuý số 1
Chuyển động

Sớm thẩm định định mức, đơn giá dịch vụ cho cơ sở cai nghiện ma túy

Gửi kiến nghị đến Đoàn giám sát HĐND tỉnh Lào Cai về thực hiện chính sách, pháp luật về công tác cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện ma túy trên địa bàn, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh mong muốn, UBND tỉnh chỉ đạo các sở ngành chức năng sớm thẩm định định mức kinh tế - kỹ thuật, đơn giá dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước cho cơ sở cai nghiện ma túy. Đồng thời, đẩy nhanh tiến độ xây dựng, nâng cấp 2 cơ sở cai nghiện ma túy để bảo đảm điều kiện quản lý và tổ chức điều trị, cai nghiện.

Quang cảnh kỳ họp chuyên đề lần thứ 19 HĐND tỉnh Tuyên Quang
Hội đồng nhân dân

Tuyên Quang: Thông qua 6 nghị quyết quan trọng

Chiều ngày 14.11, HĐND tỉnh Tuyên Quang Khóa XIX đã tổ chức Kỳ họp chuyên đề lần thứ 19. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Thị Kim Dung; Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Phạm Thị Minh Xuân; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Thị Thanh Trà chủ tọa kỳ họp.

Đồng Tháp: HĐND tỉnh yêu cầu thực hiện nghiêm kế hoạch giải ngân kế hoạch vốn năm 2024
Hội đồng nhân dân

Đồng Tháp: HĐND tỉnh yêu cầu thực hiện nghiêm kế hoạch giải ngân kế hoạch vốn năm 2024

Ngày 14.11, HĐND tỉnh Khóa X đã tổ chức Kỳ họp đột xuất lần thứ Mười để xem xét, giải quyết kịp thời những nội dung quan trọng, cấp bách liên quan đến nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; đặc biệt, là nội dung điều chỉnh vốn đầu tư công để bảo đảm chỉ tiêu giải ngân đề ra trong năm.