Hậu Giang đa dạng hóa sinh kế để giảm nghèo bền vững

Với mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo trong toàn tỉnh bình quân từ 1%/năm, giảm tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số trên 2%/năm; đến năm 2025 phấn đấu giảm 1/2 số hộ nghèo và cận nghèo so với đầu kỳ theo chuẩn nghèo đa chiều của quốc gia, tỉnh Hậu Giang đã và đang thực hiện đa dạng hóa sinh kế, xem đây là một trong những giải pháp hữu hiệu để giảm nghèo bền vững.

Nhiều dự án, mô hình giảm nghèo hiệu quả

Mấy năm nay, gia đình ông Nguyễn Văn Thới, ở ấp 5, xã Vị Đông, huyện Vị Thủy đã có cuộc sống ổn định hơn vì được hỗ trợ về con giống để nuôi lươn. Trước đây, gia đình ông Thới thuộc diện hộ nghèo, do ít đất sản xuất, thiếu vốn, không có công việc ổn định nên cuộc sống luôn thiếu trước, hụt sau. Năm 2023, chính quyền địa phương hỗ trợ cho gia đình ông 3.000 con lươn giống và hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi để thực hiện mô hình nuôi lươn kinh tế cao. Có được đòn bẩy đó nên ông Thới rất nỗ lực vươn lên vừa để thoát nghèo, vừa làm gương cho con cháu.

Bằng nhiều hình thức và mô hình khác nhau, chính quyền các cấp tỉnh Hậu Giang đã giúp nhiều hộ dân thoát nghèo
Bằng nhiều hình thức và mô hình khác nhau, chính quyền các cấp tỉnh Hậu Giang đã giúp nhiều hộ dân thoát nghèo

Ông Thới là 1 trong 20 hộ nghèo, hộ cận nghèo được hỗ trợ thực hiện Dự án đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo. Nhờ đó, các hộ nghèo và cận nghèo đã thực hiện mô hình nuôi heo, nuôi lươn, nuôi cá, nuôi vịt, trồng chanh, trồng mít. Trong quá trình nuôi, người dân còn được tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt.

Theo Bí thư Huyện ủy Hồ Thu Ánh, những năm qua, công tác giảm nghèo luôn được các cấp ủy đảng, chính quyền đặc biệt quan tâm vận động, xã hội hóa từ nhiều nguồn lực để hỗ trợ cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, đặc biệt là những người khuyết tật có hoàn cảnh khó khăn ổn định cuộc sống. Nhờ đó, nhiều hộ có thêm điều kiện mua cây, con giống, thiết bị, dụng cụ, phương tiện sản xuất; tạo thêm việc làm mới, mở rộng việc làm đang có, góp phần tăng thu nhập, ổn định cuộc sống, từng bước vươn lên khá giả.

Phía sau bạn là tôi

Một trong những điểm sáng trong thực hiện công tác giảm nghèo ở Hậu Giang không thể không nhắc tới đó là thành phố Ngã Bảy. Đến thời điểm này, toàn thành phố chỉ còn 187 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 1,21%. Quyết tâm giảm nghèo, nâng cao đời sống Nhân dân được thể hiện rõ qua các giải pháp thực hiện đồng bộ, khả thi. Trong thời gian qua, thành phố đã tổ chức nhiều buổi đối thoại với các hộ nghèo, qua đó nắm bắt tâm tư, nguyện vọng để có sự hỗ trợ phù hợp; nâng cao ý thức tự vươn lên của người dân để họ thoát nghèo bền vững. Năm 2023, thành phố Ngã Bảy được UBND tỉnh phân bổ hơn 2,85 tỷ đồng thực hiện chương trình giảm nghèo, gồm các dự án: đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo; hỗ trợ phát triển sản xuất, cải thiện dinh dưỡng; phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững; truyền thông và giảm nghèo về thông tin; nâng cao năng lực và giám sát đánh giá chương trình.

Xác định nguyên nhân dẫn đến nghèo là do người dân còn thiếu kiến thức, thiếu vốn, thiếu đất để phát triển sản xuất, tỉnh Hậu Giang đã thực hiện đa dạng hóa sinh kế, xem đây là giải pháp hữu hiệu để giảm nghèo bền vững. Cụ thể, tỉnh đã rà soát, lựa chọn các hộ thuộc diện được hỗ trợ để tuyên truyền, vận động tham gia. Cách làm là Nhà nước hỗ trợ vật tư, nguyên liệu, giống cây trồng, vật nuôi, người dân đóng góp một phần kinh phí đối ứng, người tham gia chương trình đã có trách nhiệm hơn với sự hỗ trợ của chính quyền và các tổ chức xã hội.

Trong Chương trình giảm nghèo bền vững giai đoạn 2022 - 2025, tỉnh Hậu Giang cũng đặt mục tiêu đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo, hỗ trợ người có nhu cầu đi xuất khẩu lao động với các cách thức gần gũi, thân thiện như “Người đi trước rước người đi sau”; hỗ trợ vật chất và “trao cần câu” cho người yếu thế với phong trào “Phía sau bạn có tôi”. Nhờ thực hiện các dự án hiệu quả, đời sống của Nhân dân trong tỉnh được nâng lên về vật chất lẫn tinh thần, diện mạo nông thôn tươi đẹp hơn.

Thực tế nhiều năm qua, tiêu chí xét hộ nghèo có nhiều thay đổi. Cũng như nhiều địa phương khác, tỷ lệ hộ nghèo ở tỉnh Hậu Giang có những năm giảm sâu, nhưng sau đó lại tăng nên. Để đạt được kết quả như hôm nay, Đảng bộ và chính quyền tỉnh không chỉ quyết tâm, nỗ lực mà còn luôn kiên trì, đổi mới, sáng tạo, dám làm, dám chịu trách nhiệm để thực hiện đồng bộ, hiệu quả chính sách giảm nghèo. Theo Cục Thống kê tỉnh Hậu Giang, năm 2023, thu nhập bình quân đầu người ước đạt 80,33 triệu đồng, tăng 14,13 triệu đồng so với năm 2022. Một trong 6 nhiệm vụ trọng tâm năm 2024 mà Đảng bộ, chính quyền tỉnh Hậu Giang đặt ra là tốc độ tăng trưởng GRDP năm 2024 tăng 7,5% hướng đến mục tiêu phấn đấu thành tỉnh khá trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long và cả nướcVới kết quả này, hy vọng về một Hậu Giang không có ai bị bỏ lại phía sau là điều không còn xa.

Trên đường phát triển

Giám đốc Bảo hiểm xã hội Cà Mau Trịnh Trung Kiên
Địa phương

Chính sách Bảo hiểm xã hội tự nguyện ngày càng thuận tiện, tạo được niềm tin trong Nhân dân

BHXH, BHYT là chính sách an sinh xã hội của Đảng, Nhà nước, là hai trụ cột chính trong hệ thống an sinh xã hội, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tại Cà Mau, BHXH, BHYT không ngừng được hoàn thiện và mở rộng, tỷ lệ người tham gia năm sau cao hơn năm trước. Tiến tới BHXH, BHYT toàn dân, Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh Cà Mau Trịnh Trung Kiên đã chia sẻ với phóng viên Báo Đại biểu Nhân dân những cách làm hay, kinh nghiệm quý để thu hút người dân tham gia bảo hiểm ngày một nhiều hơn.

Thái Nguyên: Huyện Định Hóa đạt chuẩn nông thôn mới và đón Huân chương Lao động hạng Ba
Trên đường phát triển

Thái Nguyên: Huyện Định Hóa đạt chuẩn nông thôn mới và đón Huân chương Lao động hạng Ba

Tối 30.10, tại Quảng trường ATK Định Hóa (huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên), UBND tỉnh Thái Nguyên long trọng tổ chức Lễ đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba và công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện Định Hóa đạt chuẩn Nông thôn mới năm 2023.

Khởi sắc cây “thoát nghèo” ở Mường Ảng
Trên đường phát triển

Khởi sắc cây “thoát nghèo” ở Mường Ảng

3 năm gần đây, giá café arabica trên địa bàn huyện Mường Ảng (Điện Biên) ổn định ở mức khá. Như lời Phó chủ tịch UBND huyện Tạ Mạnh Cường, thì đây là kết quả của sự chung sức đồng lòng cả hệ thống chính trị lẫn người dân trong nỗ lực nâng cao giá trị loại cây chiến lược. Và phấn khởi nhất, nguồn lực từ hạt cà phê Mường Ảng đã và đang giúp hàng ngàn người dân quanh vùng ổn định cuộc sống…

Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Khắc Toàn tặng bằng khen của UBND tỉnh cho các tập thể, có thành tích xuất sắc trong 15 năm thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW và Kết luận số 80-KL/TW. Ảnh: VĨNH THÀNH
Địa phương

Khánh Hòa: Tạo môi trường thực tiễn để thanh niên rèn luyện, trưởng thành

Cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể, các cấp thanh niên tiếp tục quán triệt nâng cao nhận thức về công tác thanh niên theo tinh thần Nghị quyết số 25-NQ/TW và Kết luận số 80-KL/TW, gắn với đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; chú trọng nâng cao hiệu quả các cuộc vận động, phong trào, tạo môi trường thực tiễn để thanh niên rèn luyện, trải nghiệm, phấn đấu và trưởng thành...

Đẩy mạnh truyền thông BHYT học sinh, sinh viên trước năm học mới
Trên đường phát triển

Đồng Nai: 100% học sinh tham gia BHYT

Để tạo lá chắn vững chắc bảo vệ sức khỏe cho thế hệ trẻ, giúp các em tự tin học tập và phát triển, thời gian qua Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Đồng Nai đã triển khai nhiều giải pháp, hoạt động cụ thể, trong đó đặc biệt chú trọng công tác truyền thông chuyên đề về bảo hiểm y tế (BHYT) học sinh, sinh viên.

Một góc diện mạo NTM ở huyện Chương Mỹ
Địa phương

Chương Mỹ vững tin hoàn thành mục tiêu trước thời hạn

Huyện Chương Mỹ, TP. Hà Nội được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn NTM năm 2020.;đến nay, trên địa bàn đã có 11 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) nâng cao, 1 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu. Với nỗ lực quyết tâm của cấp ủy, chính quyền địa phương và sự đồng lòng của người dân, doanh nghiệp, huyện Chương Mỹ đặt mục tiêu phấn đấu đến hết năm 2025 có 18 xã đạt NTM nâng cao, vượt kế hoạch đề ra và có 10 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.

Công an huyện Sơn Động thực hiện lời của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất”
Địa phương

Công an huyện Sơn Động thực hiện lời của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất”

Khắc ghi lời căn dặn“Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất” của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, thời gian qua, Công an huyện Sơn Động đã quán triệt, triển khai nhiều biện pháp công tác nhằm phát huy truyền thống “Công an Sơn Động vì nước, vì dân, tận tâm, tận lực”, không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng phục vụ Nhân dân.

Cao Bằng: Tạo thói quen ưu tiên sử dụng hàng hóa thương hiệu Việt của người dân vùng sâu, vùng xa
Trên đường phát triển

Cao Bằng: Tạo thói quen ưu tiên sử dụng hàng hóa thương hiệu Việt của người dân vùng sâu, vùng xa

Theo thống kê của Ban Chỉ đạo Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” tỉnh Cao Bằng, quá trình triển khai cuộc vận động đã có nhiều kết quả tích cực, người dân từng bước thay đổi nhận thức, hàng Việt được đưa đến người tiêu dùng tại vùng sâu, vùng xa với chất lượng cao, đa dạng mẫu mã, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.

Kiên Giang hỗ trợ kinh phí đầu tư cho nghề truyền thống nước mắm Phú Quốc
Trên đường phát triển

Kiên Giang hỗ trợ kinh phí đầu tư cho nghề truyền thống nước mắm Phú Quốc

Từ những kết quả đạt được trong thực hiện đề án khuyến công quốc gia hỗ trợ phát triển chế biến nước mắm giai đoạn 2022 - 2024, Sở Công Thương Kiên Giang tiếp tục xây dựng đề án “Hỗ trợ các cơ sở công nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh đầu tư phát triển chế biến sản phẩm từ nông sản, thủy sản giai đoạn 2025 - 2027”.

"Tấm vé thông hành” chinh phục thị trường lớn
Trên đường phát triển

"Tấm vé thông hành” chinh phục thị trường lớn

Phát huy vai trò của các HTX nông nghiệp trong tổ chức lại, liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản, ngành nông nghiệp Long An đã phối hợp củng cố các HTX nông nghiệp đã thành lập trong vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (CNC); xây dựng HTX điểm sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC… Cùng với đó, đẩy mạnh xây dựng chỉ dẫn địa lý, mã số vùng trồng, chứng nhận hữu cơ, VietGAP, GlobalGAP... như những "tấm vé thông hành” giúp nhiều nông sản từng bước tạo dựng được thương hiệu, chinh phục các thị trường lớn.

Bước khởi đầu cho sản xuất lúa bền vững
Trên đường phát triển

Bước khởi đầu cho sản xuất lúa bền vững

Với mục tiêu đến năm 2030, tỉnh Long An hình thành 125.000ha vùng chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tổ chức lại hệ thống sản xuất theo chuỗi giá trị, áp dụng các quy trình canh tác bền vững nhằm gia tăng giá trị, phát triển bền vững ngành lúa gạo, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu… Việc khởi động Đề án “Phát triển bền vững 1 triệu hécta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030” của Thủ tướng Chính phủ là bước khởi đầu cho sản xuất lúa theo hướng bền vững.

Giảm chi phí sản xuất, cải thiện lợi nhuận
Trên đường phát triển

Giảm chi phí sản xuất, cải thiện lợi nhuận

Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp là 1 trong 3 chương trình đột phá Đại hội Đảng bộ tỉnh Long An lần thứ X, XI đề ra nhằm đẩy mạnh phát triển 4 cây (lúa, chanh, thanh long, rau) và 2 con (con bò, con tôm). Hiệu quả bước đầu của các mô hình đã góp phần quan trọng thay đổi nhận thức, tập quán sản xuất của nông dân, từng bước thay đổi tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp. Qua đó, giảm chi phí sản xuất, cải thiện lợi nhuận cho các hộ tham gia.

Phấn đấu đến năm 2030, Đắk Lắk cơ bản không còn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn
Trên đường phát triển

Phấn đấu đến năm 2030, Đắk Lắk cơ bản không còn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn

Với chủ đề “Đồng bào các DTTS tỉnh Đắk Lắk đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững; góp phần xây dựng tỉnh Đắk Lắk giàu đẹp, văn minh, bản sắc”, Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Đắk Lắk lần thứ IV, năm 2024 chính thức diễn ra hôm nay (25.10) tại TP. Buôn Ma Thuột.