Hành vi trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc bị xử lý thế nào?

Xin hỏi, những hành vi nào được xem là trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc? Biện pháp xử lý hành vi trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc là gì? – Câu hỏi của bạn Nam Bình ( Hà Nam).

Biện pháp xử lý đối với hành vi trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc là gì? -0
Ảnh minh họa/ITN

Luật sư Hoàng Văn Chiển, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội tư vấn như sau:

Hành vi nào được xem là trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc?

Căn cứ theo Điều 39, Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định về các hành vi được xem là trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm:

- Sau 60 ngày kể từ ngày hết thời hạn theo quy định mà người sử dụng lao động không đăng ký hoặc đăng ký không đầy đủ số người phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc;

- Sau 60 ngày kể từ ngày hết thời hạn phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp mà người sử dụng lao động không đăng ký hoặc đăng ký không đầy đủ số người phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp;

- Đăng ký tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thấp hơn quy định tại khoản 1, Điều 31, Luật Bảo hiểm xã hội 2024;

- Đăng ký tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm thất nghiệp thấp hơn quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp;

- Không đóng hoặc đóng không đầy đủ số tiền đã đăng ký bảo hiểm xã hội bắt buộc sau 60 ngày kể từ ngày đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc chậm nhất quy định tại khoản 4, Điều 34, Luật Bảo hiểm xã hội 2024 và đã được cơ quan có thẩm quyền đôn đốc theo quy định tại Điều 35, Luật Bảo hiểm xã hội 2024;

- Không đóng hoặc đóng không đầy đủ số tiền đã đăng ký bảo hiểm thất nghiệp sau 60 ngày kể từ ngày đóng bảo hiểm thất nghiệp chậm nhất theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp và đã được cơ quan có thẩm quyền đôn đốc theo quy định tại Điều 35, Luật Bảo hiểm xã hội 2024;

- Các trường hợp khác bị coi là trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Chính phủ.

Lưu ý: Các trường hợp trên có lý do chính đáng thì không bị coi là trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.

Biện pháp xử lý đối với hành vi trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc là gi?

Căn cứ theo Điều 41, Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định như sau:

Điều 41. Biện pháp xử lý hành vi trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp

1. Bắt buộc đóng đủ số tiền trốn đóng; nộp số tiền bằng 0,03%/ngày tính trên số tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp trốn đóng và số ngày trốn đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội, quỹ bảo hiểm thất nghiệp.

2. Xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

3. Không xem xét trao tặng các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng.

4. Chính phủ quy định chi tiết khoản 1, Điều này.

Theo quy định nêu trên, thì biện pháp xử lý đối với hành vi trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc là:

- Bắt buộc đóng đủ số tiền trốn đóng; nộp số tiền bằng 0,03%/ngày tính trên số tiền bảo hiểm xã hội trốn đóng và số ngày trốn đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.

- Xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

- Không xem xét trao tặng các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng.

Giải đáp pháp luật

Nguồn ảnh: ITN
Giải đáp pháp luật

Người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội có được hưởng trợ cấp một lần khi ra nước ngoài định cư không?

Từ 1.7.2025, người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng nếu ra nước ngoài để định cư có được hưởng trợ cấp một lần không? Hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp một lần đối với người ra nước ngoài định cư? – Câu hỏi của bạn Minh Thùy (Hà Tĩnh).