Hành trình “xanh hóa” nẻo đường quê của những “chiến sĩ” tình nguyện

Chiến dịch “Mùa hè Xanh 2024” đang tạo nên sự đổi thay tích cực cho các xã khó khăn, vùng sâu vùng xa trên cả nước. Nhiều công trình ý nghĩa đã giúp cải tạo cảnh quan, môi trường, mang đến diện mạo mới cho địa phương, góp phần xoá tan nhiều nỗi bất an cho người dân.

Sức trẻ của hàng nghìn thanh niên cùng sự đồng hành của Quỹ Vì tương lai xanh đã giúp nhiều xã nghèo khó, vùng sâu vùng xa có “tấm áo" mới. Dự kiến, hơn 30 trường đại học (ĐH) và các đơn vị sẽ thắp sáng 35.700 mét đường vốn tối tăm về đêm bằng những bóng đèn năng lượng mặt trời. Nhiều tuyến đường trở nên xanh mát với hàng cây mới trồng, trong khi làng xã sạch đẹp hơn thông qua hoạt động dọn dẹp vệ sinh, cải tạo công trình cộng đồng.

Hành trình “xanh hóa” nẻo đường quê của những “chiến sĩ” tình nguyện -0
Sinh viên tình nguyện Trường Đại học Thủy Lợi đổ đường bê tông tại xã Lâm Sơn, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn. Ảnh: ITN

Những công trình xóa “nỗi ác mộng” của người dân

Trước đây, mỗi khi vào mùa mưa bão, đoạn đường đất quanh co, lầy lội, nối liền ngõ xóm ra trục đường chính xã Lâm Sơn, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn lại trở thành “nỗi ác mộng" của người dân.

“Lâm Sơn là xã vùng 3, các tuyến đường ngõ xóm đa phần chưa được bê tông hóa. Khi trời mưa, người dân phải băng qua đoạn đường trơn trượt. Đa phần phải chấp nhận đi bộ từ đó ra trục đường chính, không thể đi xe được”, chị Nguyễn Vi Hà Thu - Bí thư Đoàn Thanh niên xã Lâm Sơn, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơncho biết.

Sau khi có sự giúp sức của các “chiến sĩ” áo xanh,những con đường đất đã được bê tông hóa, không chỉ giúp người dân đi lại dễ dàng hơn mà còn góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Bên cạnh bê tông hóa đường đất, bức tranh tường cổ động dài 30m, vẽ về an toàn giao thông, bảo vệ môi trường, tình yêu quê hương đất nước, tinh thần đại đoàn kết và sự tiên phong, xung kích của đoàn viên, cũng là điểm nhấn trong chiến dịch lần này tại xã Lâm Sơn.

“Đây là bức tranh tường cổ động đầu tiên trên địa bàn xã khiến bà con vô cùng thích thú”, chị Thu nói.

Hành trình “xanh hóa” nẻo đường quê của những “chiến sĩ” tình nguyện -0
Sinh viên tình nguyện vẽ tranh cổ động tại xã Lâm Sơn, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn. Ảnh: ITN

Cách đó gần 300km, 500 cây keo - loại cây giúp tạo bóng mát, chống xói mòn – đã được trồng tại sân thể thao xã Lực Hành, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang, chỉ trong một ngày.

Bên cạnh trồng cây xanh, đoạn kênh mương trong khu vực cũng được nạo vét, làm sạch. Trước đó,công trình này bị bồi lấp nghiêm trọng bởi lớp bùn đất dày đặc, cỏ dại khiến dòng chảy bị tắc nghẽn, ảnh hưởng đến hệ thống đường nước.

“Khoảng 150 người, bao gồm sinh viên tình nguyện và người dân trong xã đã chung tay trồng cây, nạo vét con mương. Giờ đây,hệ thống tưới tiêu đã thông thoáng, cảnh quan cũng xanh, sạch, đẹp hơn”, anh Nguyễn Đức Thắng - Bí thư Đoàn Thanh niên xã Lực Hành, phấn khởi cho hay. 

Chia sẻ thêm, anh Thắng cho biết, điều quan trọng và ý nghĩa hơn là sau mỗi hoạt động, nhận thức của người dân địa phương về việc bảo vệ môi trường cũng đã tăng lên.

“Khi nhìn thấy hiệu quả, lợi ích nhãn tiền, bà con cũng tự có ý thức để giữ gìn. Tôi nhìn thấy sự thay đổi tích cực đến từ hành động nhỏ nhất như giảm thiểu rác thải”, anh Thắng chia sẻ.

Khởi đầu của bước chân xanh

Cũng theo Bí thư Đoàn Thanh niên xã Lực Hành, những “chiến sĩ” áo xanh còn mang tới địa phương một công trình ý nghĩa khác, khiến người dân vô cùng phấn khởi. Đó là “Thắp sáng đường quê” với 15 cột đèn năng lượng mặt trời chạy quanh trung tâm UBND. “Đèn năng lượng mặt trời không đốt nhiên liệu gây ô nhiễm môi trường, không cần bật/tắt hay cắm điện, rất tiện lợi cho người dân", anh Thắng nói.

Hành trình “xanh hóa” nẻo đường quê của những “chiến sĩ” tình nguyện -0
Các “chiến sĩ” Mùa hè Xanh của Đoàn Thanh niên Đại học Bách khoa Hà Nội hoàn thành lắp đặt đèn tại xã Lực Hành, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang. Ảnh: ITN

Chia sẻ về lý do lựa chọn xã Lực Hành để triển khai dự án “Thắp sáng đường quê”, anh Nguyễn Chính Nghĩa - Trưởng Ban Thanh niên Tình nguyện thuộc Đoàn Thanh niên Đại học Bách Khoa Hà Nội, cho hay: “Đoạn đường độc đạo băng qua đập tràn, tiềm ẩn nhiều nguy hiểm, luôn là nỗi ám ảnh của người dân. Vì vậy, chúng tôi mong đèn năng lượng mặt trời sẽ xua tan bóng tối và đảm bảo an toàn, nâng cao chất lượng đời sống cho bà con”.

Anh Nghĩa cho biết thêm, khi triển khai dự án, đội tình nguyện nhận được sự hỗ trợ rất lớn từ người dân địa phương. “Điều này là minh chứng cho thấy dự án mang ý nghĩa thiết thực với người dân địa phương chứ không phải hoạt động phong trào hết là thôi".

Còn đối với chị Nguyễn Thu Nga - Bí thư Đoàn Thanh niên Trường Đại học Thủy Lợi - dự án mà trường triển khai tại xã Lâm Sơn chỉ một khởi đầu cho “bước chân xanh".

“Các bạn sinh viên có sức trẻ, có sự sáng tạo. Chúng tôi ấp ủ rất nhiều dự án, muốn đến nhiều tỉnh thành khác để giúp nhiều người hơn nhưng đôi khi nguồn lực còn hạn chế. Nhờ sự hỗ trợ của Quỹ Vì tương lai xanh, chúng tôi có thêm động lực để tiếp tục cống hiến và lan tỏa năng lượng tuổi trẻ”, chị Nga chia sẻ.

Xa hơn nữa, chị Nga bày tỏ hy vọng những hoạt động này có thể góp phần thay đổi tư duy của người dân Việt Nam - “để mỗi cá nhân hiểu thế nào là xanh, sạch vì tương lai bền vững hơn cho các thế hệ sau", chị nhấn mạnh.

Quỹ Vì tương lai xanh - Tập đoàn Vingroup ký kết hợp tác đồng hành với Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh của hơn 30 trường, viện, đơn vị để tổ chức ra quân và phát động chiến dịch “Mùa hè Xanh 2024”.

Theo đó, Quỹ Vì Tương lai xanh tài trợ tổng cộng gần 1,5 tỷ đồng cho Đoàn Thanh niên của 12 đơn vị trường trực thuộc ĐH Quốc gia Hà Nội; 6 đơn vị trường thuộc ĐH Quốc gia TP. Hồ Chí Minh; 11 đơn vị thuộc Đại học Bách khoa Hà Nội; cùng với Trường Đại học Ngoại thương cơ sở 2 (tại TP. Hồ Chí Minh) và Trường Đại học Thủy Lợi.

Thông qua chiến dịch “Mùa hè Xanh 2024”, hơn 7.500 “chiến sĩ” của Đoàn Thanh niên sẽ phối hợp với lực lượng thanh niên tình nguyện ở những địa bàn khó khăn hoặc vùng sâu, vùng xa thuộc 13 tỉnh, thành trải dài 3 miền Tổ quốc, triển khai những công trình cộng đồng có ý nghĩa thiết thực, giúp cải thiện đời sống của bà con Nhân dân các địa phương.

Đây cũng là hoạt động nhằm hưởng ứng chiến dịch “Mãnh liệt tinh thần Việt Nam - Vì Tương lai xanh” do Tập đoàn Vingroup phát động, góp phần xây dựng một môi trường sống xanh và bền vững cho cộng đồng.

Đời sống

Các đại biểu tham dự chương trình. Ảnh: Lăng Dành
Xã hội

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nắm bắt tình hình

Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã thành lập trên 2.100 Tổ Dân vận cộng đồng ở 100% thôn, bản, tổ dân phố, trong đó có vùng đồng bào dân tộc thiểu số để nắm tình hình và đề xuất các cấp ủy Đảng, chính quyền giải quyết những vấn đề liên quan đến người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Các tổ dân vận đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong nắm bắt tình hình thông qua thành lập các nhóm Zalo “Tổ Dân vận nòng cốt vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”.

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động
Đời sống

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động

Về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động của công đoàn, dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) có quy định, cán bộ công đoàn không chuyên trách được bảo đảm thời gian thực hiện nhiệm vụ của công đoàn; tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, thời lượng cụ thể dành cho công tác công đoàn còn thiếu thực tế, không khả thi. Do đó, cần nghiên cứu để có những quy định phù hợp, bảo đảm tổ chức công đoàn có vị thế, hoạt động độc lập, không phụ thuộc vào người sử dụng lao động.

Dấu mốc quan trọng
Đời sống

Dấu mốc quan trọng

Trong bối cảnh số lượng doanh nghiệp và người lao động, đoàn viên ngày càng tăng, nhiệm vụ của công đoàn càng thêm nặng nề. Để hoàn thành nhiệm vụ này, hành lang pháp lý về công đoàn cần phải tiếp tục được hoàn thiện. Luật Công đoàn (sửa đổi) nếu được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ Tám này sẽ là dấu mốc rất quan trọng thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, nâng cao vị thế và khẳng định vai trò, hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn trong bối cảnh hiện nay.

Ổn định phúc lợi cho người lao động
Đời sống

Ổn định phúc lợi cho người lao động

Theo đánh giá của các ĐBQH, việc duy trì kinh phí công đoàn là một yếu tố quan trọng không chỉ giúp tổ chức công đoàn hoạt động hiệu quả mà còn bảo đảm nguồn lực để công đoàn khẳng định được trách nhiệm, vai trò của mình để tiếp tục chăm lo, bảo vệ quyền lợi cho người lao động.

Phát huy quyền chủ động giám sát
Đời sống

Phát huy quyền chủ động giám sát

Một trong những nội dung đáng chú ý trong dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) đang được Quốc hội thảo luận và xem xét thông qua trong Kỳ họp thứ Tám là quy định giám sát của công đoàn. Quy định này đã nhận được sự đồng tình của nhiều ĐBQH nhằm phát huy quyền chủ động thực hiện giám sát của tổ chức công đoàn, góp phần phát hiện sớm vi phạm tại đơn vị sử dụng lao động để kiến nghị chấn chỉnh hoặc xử lý kịp thời…

Cần lộ trình tăng thuế hợp lý
Xã hội

Cần lộ trình tăng thuế hợp lý

Mục tiêu chính của thuế tiêu thụ đặc biệt là điều chỉnh hành vi tiêu dùng, không phải tăng thu ngân sách. Đối với thuốc lá, đây là sản phẩm có hại cho sức khỏe, nhưng chính sách thuế cần có lộ trình phù hợp, phải khuyến khích thay đổi hành vi theo hướng lành mạnh hơn, thay vì tạo cơ hội cho việc sử dụng các sản phẩm thay thế không đảm bảo chất lượng, hay buôn lậu.

Đoàn giám sát của Thường trực HĐND tỉnh Điện Biên kiểm tra mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất trồng cây quế, sắn tại xã Nà Khoa, huyện Nậm Pồ
Đời sống

Thực hiện thông suốt, đồng bộ và hiệu quả

Chương trình giảm nghèo bền vững là 1 trong 3 chương trình mục tiêu quốc gia phản ánh rõ nét những chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước. Thời gian qua, tỉnh Điện Biên đã thể hiện sự quan tâm đặc biệt trong lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện chương trình này một cách hiệu quả, góp phần giảm nghèo và nâng cao đời sống người dân.

Nhiều nguồn lực ủng hộ người dân trên địa bàn tỉnh Cà Mau xóa nhà dột, nhà tạm
Xã hội

Khẳng định vai trò tự quản của cộng đồng dân cư

Với chủ đề: "Xây dựng khu dân cư tự quản, đoàn kết, ấm no, hạnh phúc, lập thành tích chào mừng thành công Ðại hội Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam các cấp”, Ngày hội Ðại đoàn kết (ÐÐK) toàn dân tộc năm 2024, đang tác động tích cực nhiều mặt trong đời sống chính trị, xã hội, cũng như cổ vũ, động viên tinh thần của Nhân dân trên địa bàn tỉnh.