Hành trình thiện nguyện vượt qua bão lũ

Đoàn từ thiện của chúng tôi tới Trường mầm non Bình Long (huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên) - một trong những điểm trường bị ảnh hưởng bởi bão số 3 vừa qua, vui mừng khi chứng kiến niềm hân hoan bởi những cuốn sách, hộp bút, đồ chơi đã được trao đến tận tay thầy, cô giáo, các em học sinh nơi đây...

Tiếp sức vượt qua khó khăn

Hành trình thiện nguyện tới Thái Nguyên lần này mang tới cho tôi thêm rất nhiều góc nhìn, về các mặt tích cực của cuộc sống, về tình đoàn kết tương thân tương ái, về sự ấm áp của lòng người.

455954252_10161564674589304_4781851130450503993_n.jpg
Sau bão lũ, nhiều công trình trường học bị ảnh hưởng. Ảnh: Thanh Bình

Đây là chuyến đi thiện nguyện đã được nhóm chúng tôi định sẵn trước khi có bão lũ, vì mỗi năm chúng tôi tiếp cận một vùng đất mới, tiếp cận những hoàn cảnh khó khăn mới. Năm nay chúng tôi lựa chọn Trường mầm non Bình Long, huyện Võ Nhai - một điểm trường còn nhiều khó khăn của tỉnh Thái Nguyên để đến. Theo tìm hiểu, nhà trường có 28 cán bộ, giáo viên, nhân viên, 10 nhóm lớp. Với một địa phương vùng núi đặc biệt khó khăn như Võ Nhai, phục vụ học tập cho gần 300 học sinh của cả một xã, là một hành trình vô cùng gian nan của các thầy cô giáo.

Từ Hà Nội, chúng tôi phải mất hơn 3 giờ đồng hồ mới đến Trường mầm non Bình Long. Đón nhóm thiện nguyện chúng tôi, Bí thư Đảng ủy xã Bình Long Ma Văn Đạt và Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Bình Long Trần Quang Hưng bày tỏ sự cảm kích trước những tấm lòng hảo tâm, thiện nguyện vì đã quan tâm đến địa phương nói chung, quan tâm đến nhà trường nói riêng.

ffb2f25b-6a6f-4f4c-9951-efcde2d96b80.jpg
Nhóm tình nguyện đã tặng công trình vui chơi cho nhà trường. Ảnh: Thanh Bình

Theo Bí thư Đảng ủy xã Bình Long Ma Văn Đạt, trận bão lũ lịch sử vừa qua đã khiến mực nước sông Cầu dâng cao, vượt mức báo động 3, gây ngập lụt trên diện rộng tại nhiều địa phương trong tỉnh Thái Nguyên, gây thiệt hại về tài sản và cơ sở hạ tầng nhiều nơi trên địa bàn. Học sinh học ở trường là người dân tộc Dao, Tày, Kinh, với độ tuổi từ 24 tháng đến 5 tuổi.

"Do trường học nằm xa trung tâm huyện; kinh phí không có, cùng với sự ảnh hưởng trận bão lũ vừa diễn ra đã làm hỏng, xuống cấp một số vật chất phục vụ giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh nhà trường"- ông Đạt cho biết.

a5a6c739-74cf-4a8a-a807-3db50d33ea89.jpg
Các em trường mầm non Bình Long với những mong ước giản đơn. Ảnh: Thanh Bình

Thực hiện chương trình, chúng tôi đã khảo sát cùng kêu gọi các mạnh thường quân với hy vọng đem lại những món quà ý nghĩa cho các em nhỏ nơi đây khi đã trải qua khoảng thời gian vất vả chịu ảnh hưởng bão lũ. Nhóm tình nguyện đã thực hiện thêm một số hoạt động như: Nâng cấp, tu sửa cơ sở vật chất; Cải tạo và tu bổ khuôn viên trường và khu vườn cổ tích của các bạn nhỏ. Điều quan trọng nhất là nâng cấp đã nhà vệ sinh gồm hút bể phốt, thay mới bồn, bệt cho các con.

Chúng tôi mang đến bất ngờ cho các em học sinh khi bắt tay làm mới sân vui chơi khi đã sơn sửa cầu trượt, nhà bóng, đu quay. Bão lũ đã cuốn trôi, làm ướt sách vở của các em. Những cuốn sách, truyện, vở bút, đồ dùng học tập giáo cụ được gửi đến nhà trường, thầy cô giáo, các em học sinh quả là hoạt động kịp thời để hỗ trợ một phần nào đó cho hoạt động giảng dạy và học tập của thầy cô, học sinh của nhà trường.

Những ước mơ giản đơn

Điều ước chung của các em học sinh là muốn có ông tiên, ông bụt hay tôn ngộ không để có thể đánh tan những vất vả của bố mẹ và thực hiện những điều ước của trẻ thơ. Đáp ứng ước muốn giản đơn đó, chúng tôi đã vào vai đóng giả nhân vật để trò chuyện, lắng nghe những mong ước của các em.

bacab820-e724-4160-896c-1fa5387b55df.jpg
Công trình vui chơi được các em thích thú trải nghiệm. Ảnh: Thanh Bình

Sau khi lắng nghe ước mơ của các em học sinh, chúng tôi quyết định biến ước mơ của 4 em Dương Đình Trung, Lương Thị Thương, Lương Xuân Trường và Sầm Văn Huy trở thành hiện thực. Trong đó, hai em Sầm Văn Huy và em Lương Xuân Trường, hiện đang là học sinh tại trường Tiểu học Bình Long I và Bình Long II là những tấm gương vượt khó khi hàng ngày phải đi bộ đi học vì không có phương tiện đi lại. Ước mơ nhỏ nhoi của các em là có xe đạp để đến trường. Sau khi trao đổi với Bí thư Đảng ủy xã Bình Long Ma Văn Đạt cùng với nhà trường, nhóm chúng tôi quyết định mua tặng các em những chiếc xe đạp mới để khuyến khích các em tiếp tục nỗ lực học tập.

Nhóm cũng đã trao hơn 30 suất học bổng cho những em học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại trường Tiểu học Bình Long I và Bình Long II.

Phó trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Võ Nhai Hoàng Thị Huyền cảm ơn đoàn từ thiện đã thực hiện những điều mơ ước, những món quà hỗ trợ kịp thời của các em cho các con, các bậc phụ huynh và các cô giáo Trường Mầm non Bình Long sau khi trải qua thời gian khó khăn sau bão lũ.

e0764d3b-df98-45c8-8d96-0cbb75ed9438.jpg
Ảnh: Thanh Bình

Tiễn chúng tôi về Hà Nội, Hiệu trưởng Trường Mầm non Quang Vinh Trịnh Thị Thanh Bình xúc động cảm ơn các nhà hảo tâm, các đoàn thiện nguyện và các cơ quan thông tấn, báo chí đã hỗ trợ, giúp đỡ, động viên, chia sẻ khó khăn với nhà trường. Đây là những tình cảm quý báu đã chung tay giúp đỡ, đồng hành cùng nhà trường. Sự quan tâm đó chính là nguồn động viên to lớn đối với trường Mầm non Quang Vinh.

Đời sống

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động
Đời sống

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động

Về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động của công đoàn, dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) có quy định, cán bộ công đoàn không chuyên trách được bảo đảm thời gian thực hiện nhiệm vụ của công đoàn; tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, thời lượng cụ thể dành cho công tác công đoàn còn thiếu thực tế, không khả thi. Do đó, cần nghiên cứu để có những quy định phù hợp, bảo đảm tổ chức công đoàn có vị thế, hoạt động độc lập, không phụ thuộc vào người sử dụng lao động.

Dấu mốc quan trọng
Đời sống

Dấu mốc quan trọng

Trong bối cảnh số lượng doanh nghiệp và người lao động, đoàn viên ngày càng tăng, nhiệm vụ của công đoàn càng thêm nặng nề. Để hoàn thành nhiệm vụ này, hành lang pháp lý về công đoàn cần phải tiếp tục được hoàn thiện. Luật Công đoàn (sửa đổi) nếu được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ Tám này sẽ là dấu mốc rất quan trọng thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, nâng cao vị thế và khẳng định vai trò, hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn trong bối cảnh hiện nay.

Ổn định phúc lợi cho người lao động
Đời sống

Ổn định phúc lợi cho người lao động

Theo đánh giá của các ĐBQH, việc duy trì kinh phí công đoàn là một yếu tố quan trọng không chỉ giúp tổ chức công đoàn hoạt động hiệu quả mà còn bảo đảm nguồn lực để công đoàn khẳng định được trách nhiệm, vai trò của mình để tiếp tục chăm lo, bảo vệ quyền lợi cho người lao động.

Phát huy quyền chủ động giám sát
Đời sống

Phát huy quyền chủ động giám sát

Một trong những nội dung đáng chú ý trong dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) đang được Quốc hội thảo luận và xem xét thông qua trong Kỳ họp thứ Tám là quy định giám sát của công đoàn. Quy định này đã nhận được sự đồng tình của nhiều ĐBQH nhằm phát huy quyền chủ động thực hiện giám sát của tổ chức công đoàn, góp phần phát hiện sớm vi phạm tại đơn vị sử dụng lao động để kiến nghị chấn chỉnh hoặc xử lý kịp thời…

Cần lộ trình tăng thuế hợp lý
Xã hội

Cần lộ trình tăng thuế hợp lý

Mục tiêu chính của thuế tiêu thụ đặc biệt là điều chỉnh hành vi tiêu dùng, không phải tăng thu ngân sách. Đối với thuốc lá, đây là sản phẩm có hại cho sức khỏe, nhưng chính sách thuế cần có lộ trình phù hợp, phải khuyến khích thay đổi hành vi theo hướng lành mạnh hơn, thay vì tạo cơ hội cho việc sử dụng các sản phẩm thay thế không đảm bảo chất lượng, hay buôn lậu.

Đoàn giám sát của Thường trực HĐND tỉnh Điện Biên kiểm tra mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất trồng cây quế, sắn tại xã Nà Khoa, huyện Nậm Pồ
Đời sống

Thực hiện thông suốt, đồng bộ và hiệu quả

Chương trình giảm nghèo bền vững là 1 trong 3 chương trình mục tiêu quốc gia phản ánh rõ nét những chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước. Thời gian qua, tỉnh Điện Biên đã thể hiện sự quan tâm đặc biệt trong lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện chương trình này một cách hiệu quả, góp phần giảm nghèo và nâng cao đời sống người dân.

Nhiều nguồn lực ủng hộ người dân trên địa bàn tỉnh Cà Mau xóa nhà dột, nhà tạm
Xã hội

Khẳng định vai trò tự quản của cộng đồng dân cư

Với chủ đề: "Xây dựng khu dân cư tự quản, đoàn kết, ấm no, hạnh phúc, lập thành tích chào mừng thành công Ðại hội Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam các cấp”, Ngày hội Ðại đoàn kết (ÐÐK) toàn dân tộc năm 2024, đang tác động tích cực nhiều mặt trong đời sống chính trị, xã hội, cũng như cổ vũ, động viên tinh thần của Nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Vun trồng "mầm xanh" - gieo những hy vọng
Xã hội

Vun trồng "mầm xanh" - gieo những hy vọng

Với những đóng góp không ngừng nghỉ, Agribank đã trở thành biểu tượng cho sự đồng hành giữa tài chính và cộng đồng. Hơn 4 vạn cán bộ, nhân viên Agribank đang ngày ngày gieo những "hạt mầm xanh" cho ngành giáo dục - những hạt giống sẽ lớn lên, trở thành nguồn lực cho sự phát triển bền vững của đất nước.

Phối hợp chặt chẽ bảo đảm sử dụng phù hợp quỹ bảo hiểm y tế
Xã hội

Phối hợp chặt chẽ bảo đảm sử dụng phù hợp quỹ bảo hiểm y tế

Nhằm bảo đảm nguồn quỹ bảo hiểm y tế (BHYT) được sử dụng phù hợp, kiểm soát gia tăng chi phí khám chữa bệnh BHYT, bảo đảm cân đối nguồn kinh phí, đồng thời bảo đảm quyền lợi của người tham gia, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Đồng Nai đã triển khai nhiều giải pháp cụ thể, trong đó chú trọng sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan BHXH với các cơ sở khám, chữa bệnh BHYT.

Tân Hiệp Phát và hành trình mang học bổng “Nâng bước tới trường” đến với học sinh miền núi khó khăn tại Quảng Nam
Xã hội

Tân Hiệp Phát và hành trình mang học bổng “Nâng bước tới trường” đến với học sinh miền núi khó khăn tại Quảng Nam

Tiếp nối thành công tại Hậu Giang, Bình Dương và Hà Nam, chương trình trao học bổng “Nối trọn yêu thương – Nâng bước tới trường” của Tân Hiệp Phát tiếp tục đến với 2 huyện miền núi khó khăn thuộc tỉnh Quảng Nam là Nam Trà My và Bắc Trà My. Hơn 200 suất học bổng cùng 2 bộ máy tính đã được đơn vị trao tận tay cho các em học sinh.