Hành trình hồi sinh cho trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh hoàn toàn

Suốt 16 năm sống chung với bệnh tim bẩm sinh chuyển gốc động mạch phức tạp, bệnh nhi luôn trong tình trạng mệt mỏi, thở dốc, da xanh tím. Sau ca phẫu thuật sửa chữa toàn bộ dị tật, trái tim của trẻ đã được “hồi sinh” hoàn toàn.

Theo bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương thông tin, bệnh nhi N.V.V (Bắc Giang) là một trong những trường hợp mắc bệnh tim bẩm sinh hi hữu có thể kéo dài sự sống trong suốt 16 năm qua mà không phẫu thuật. Tuy nhiên, chất lượng cuộc sống của trẻ rất thấp khi thường xuyên mệt mỏi, khó thở, tím môi, tím tay chân, hoạt động thể lực rất hạn chế và có nguy cơ đột tử bất cứ thời điểm nào.

Theo lời kể của mẹ bệnh nhi, trẻ được phát hiện mắc bệnh tim bẩm sinh chuyển gốc động mạch, bị thông liên nhĩ từ 22 ngày tuổi. Suốt nhiều năm qua, gia đình đã nỗ lực đưa con đi chữa bệnh ở nhiều nơi nhưng đều nhận được câu trả lời rằng tình trạng của trẻ quá phức tạp, không thể can thiệp phẫu thuật, tỷ lệ tử vong rất cao. Vì vậy, trẻ chỉ được khám định kỳ, sự sống kéo dài được ngày nào hay ngày đó.

Rất may mắn, khoảng tháng 6 vừa qua, các bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương đã có buổi khám sàng lọc miễn phí bệnh tim cho trẻ em dưới 18 tuổi. Trẻ được mẹ đưa đến tham gia và được thăm khám trực tiếp với PGS.TS Nguyễn Lý Thịnh Trường – Giám đốc Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Nhi Trung ương.

benh-tim-hiem-gap-tai-vien-nhi-tw-2.jpg
Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhi (Ảnh: BVCC)

Qua thăm khám, nhận thấy tình trạng bệnh tim bẩm sinh của trẻ rất nặng, các bác sĩ đã quyết định sẽ đưa trẻ về Bệnh viện Nhi Trung ương để phẫu thuật. Tại đây, sau khi hội chẩn, bệnh nhi được siêu âm tim, chụp cắt lớp vi tính, thông tim để đánh giá toàn trạng và được chuẩn bị mọi điều kiện tốt nhất trước khi bước vào cuộc mổ.

Chiều ngày 30.7, bệnh nhi N.V.V được ekip bác sĩ tiến hành phẫu thuật vá lỗ thông liên nhĩ, tạo hình van động mạch phổi và động mạch chủ, chuyển các đại động mạch về vị trí bình thường.

PGS.TS Nguyễn Lý Thịnh Trường - Giám đốc Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, đây là ca mổ rất khó khăn, mọi thao tác đều cần độ chính xác cao, nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối, tránh gây hẹp các đường vào và đường thoát của tim. Đồng thời, giảm tối đa nguy cơ loạn nhịp sau phẫu thuật, tránh ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của trẻ.

Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng và chu đáo của cả ekip. Ca mổ thành công sau 6 giờ đồng hồ, trái tim của bệnh nhi đã có thể hoạt động giống như người bình thường. Sau đó, bệnh nhi được chuyển đến khoa Điều trị tích cực Ngoại Tim mạch để hồi sức sau mổ.

Quá trình hồi sức của trẻ cũng khá phức tạp do trẻ bị tím trong nhiều năm, máu bị cô đọng nhiều nên nguy cơ tắc mạch hoặc chảy máu trong và sau mổ cao hơn so với các trường hợp khác. Vì vậy, các bác sĩ đã áp dụng nhiều biện pháp chăm sóc đặc biệt, kiểm soát độ cô đặc máu, đông máu, cũng như hô hấp, đường thở cho bệnh nhi để đảm bảo các chức năng về huyết động và chức năng các tạng.

benh-tim-hiem-gap-tai-vien-nhi-tw-3.jpg
PGS.TS Nguyễn Lý Thịnh Trường khám cho bệnh nhi sau 2 tháng phẫu thuật (Ảnh: BVCC)

Ngày 12.8, bệnh nhi N.V.V được ra viện trong niềm hân hoan, hạnh phúc của các bác sĩ và gia đình. Sau 2 tháng phẫu thuật, bệnh nhi quay lại bệnh viện tái khám.

“Tôi cảm thấy vô cùng hạnh phúc vì giờ đây cuộc sống của con đã dần tốt đẹp hơn, da dẻ hồng hào. Bé đã trở lại đi học bình thường và còn có thể leo núi chặt củi, làm nhiều việc giúp đỡ gia đình, bé cũng vui vẻ, tự tin hẳn so với trước kia”, mẹ bệnh nhi xúc động bày tỏ.

Chuyển gốc động mạch là một khuyết tật nghiêm trọng của tim, xuất hiện ngay từ khi mới sinh ra, làm thay đổi đường máu lưu thông khắp cơ thể, gây ra tình trạng thiếu oxy trong máu đi từ tim đến các phần còn lại của cơ thể. Tỷ lệ tử vong của trẻ mắc bệnh là 30% trong tuần đầu sau sinh, 50% trong tháng đầu và 90% trong năm đầu tiên.

Mỗi năm, Trung tâm Tim mạch – Bệnh viện Nhi Trung ương phẫu thuật cho khoảng 50 – 60 trẻ mắc bệnh lý tim bẩm sinh chuyển gốc động mạch, với tỷ lệ thành công ngang bằng các nước tiên tiến trên thế giới. Trẻ sau phẫu thuật được cải thiện chất lượng cuộc sống rất nhiều, học tập, sinh hoạt như trẻ bình thường và không cần đến bệnh viện khám liên tục.

Sức khỏe

Người phụ nữ bỏng nặng khi đi giác hơi
Sức khỏe

Người phụ nữ bỏng nặng khi đi giác hơi

Trong lúc thực hiện phương pháp giác hơi để giảm bớt căng thẳng, bà T.T.T., 54 tuổi, ở Long An đã gặp phải sự cố bị cồn nóng đổ vào người. Cồn bắt lửa, bốc cháy, gây bỏng nặng vùng lưng và bụng.

Người đàn ông nguy kịch vì vi khuẩn gây bệnh Whitmore "tấn công"
Sức khỏe

Người đàn ông nguy kịch vì vi khuẩn gây bệnh Whitmore "tấn công"

Các bác sĩ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đang điều trị một trường hợp nguy kịch vì bệnh Whitmore. Bệnh nhân làm việc trong môi trường tiếp xúc trực tiếp với đất và nước ô nhiễm, kết hợp với nền bệnh lý đái tháo đường không kiểm soát, đã tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh.

Các dịch vụ thẩm mỹ xâm lấn núp bóng spa ở Hà Tĩnh: Đòi hỏi sự vào cuộc mạnh mẽ của các Sở ngành có liên quan!
Sức khỏe

Các dịch vụ thẩm mỹ xâm lấn núp bóng spa ở Hà Tĩnh: Đòi hỏi sự vào cuộc mạnh mẽ của các Sở ngành có liên quan!

Sở Y tế Hà Tĩnh khẳng định những cơ sở thẩm mỹ Minh Tuyết, Mậm Spa, Trinh Tây Spa chưa được các cơ quan có chức năng cấp phép thực hiện các dịch vụ thẩm mỹ xâm lấn. Các cơ sở thường thực hiện dịch vụ thẩm mỹ xâm lấn lén lút, cảnh giác cao nên rất khó để xử lý, đòi hỏi phải có sự vào cuộc mạnh mẽ của các Sở ngành có liên quan.

Cô giáo tiểu học tìm hạnh phúc làm mẹ sau 7 năm hiếm muộn
Sống khỏe

Cô giáo tiểu học tìm hạnh phúc làm mẹ sau 7 năm hiếm muộn

Trên hành trình tìm con đơn độc của vợ chồng cô giáo Bùi Thị Giang (1988, quê Ninh Bình), chưa bao giờ họ muốn bỏ cuộc, cho dù đa số thời gian người chồng công tác xa, không thể chăm sóc động viên vợ mình. Nhưng chính sự yêu thương chân thành đã giúp họ vượt qua mọi khó khăn để giờ đây mái ấm nhỏ tràn ngập tiếng cười nói của 3 cô con gái đáng yêu.