Hàng trăm thí sinh trong nước và quốc tế tranh tài tại SIU Piano Competition 2024

Được khởi động từ tháng 3.2024, SIU Piano Competition nhận được hơn 300 hồ sơ dự thi của thí sinh đến từ nhiều nước.

107 thí sinh tranh tài tại cuộc thi SIU Piano Competition 2024 -0
Các thí sinh tranh tài tại SIU Piano Competition 2024

Tối 1.8, tại Nhà hát Diên Hồng, Đại học Quốc tế Sài Gòn (SIU) đã tổ chức gala trao giải cuộc thi SIU Piano Competition 2024.

SIU Piano Competition mùa thứ 2 được khởi động từ tháng 3.2024. Ban tổ chức đã nhận được hơn 300 hồ sơ dự thi của thí sinh đến từ nhiều nước. Đặc biệt, thí sinh nhỏ tuổi nhất tham gia cuộc thi năm nay chỉ mới 5 tuổi. Trong đêm gala, Ban tổ chức đã trao các giải thưởng với tổng giá trị lên đến hơn 1,1 tỉ đồng ở 2 nhóm chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp đều chia thành 3 bảng với 3 độ tuổi khác nhau.

Cuộc thi nhằm tìm kiếm những nghệ sĩ piano trẻ tài hoa và góp phần ươm mầm, bồi dưỡng tài năng trên lĩnh vực này. Đây cũng là cơ hội để các thí sinh trình diễn trước những nhà tìm kiếm tài năng và giới truyền thông, cộng đồng chuyên và không chuyên yêu thích piano, mở rộng cánh cửa sự nghiệp.

107 thí sinh tranh tài tại cuộc thi SIU Piano Competition 2024 -0
SIU Piano Competition được tổ chức nhằm tìm kiếm những nghệ sĩ piano trẻ, góp phần ươm mầm, bồi dưỡng tài năng trên lĩnh vực này

Tiến sĩ Lê Hồ Hải, Trưởng khoa Piano Nhạc viện TP. Hồ Chí Minh, thành viên Hội đồng Giám khảo cho biết, Ban giám khảo không chỉ đánh giá về kỹ thuật và năng lực biểu diễn mà còn đòi hỏi thí sinh phải thể hiện sự hiểu biết về các thời kỳ âm nhạc, phong cách sáng tác của tác giả cũng như tính chất của mỗi tác phẩm dự thi. 

Trong lần tổ chức thứ hai này, đối tượng tham gia cuộc thi được mở rộng hơn so với mùa đầu tiên. Ở nhóm chuyên nghiệp, bảng A (9-13 tuổi) có 21 thí sinh, bảng B (14-17 tuổi) có 15 thí sinh và bảng C (18 tuổi trở lên) có 15 thí sinh. Trong khi đó, ở nhóm không chuyên, bảng A (từ dưới đến 8 tuổi) có 18 thí sinh, bảng B (9-14 tuổi) có 22 thí sinh và bảng C (15 tuổi trở lên) có 14 thí sinh.

Đáng chú ý, nhóm chuyên nghiệp có nhiều thí sinh đến từ Hoa Kỳ, Singapore, Nga, Nhật Bản, Nigeria đã sở hữu những giải thưởng trong các cuộc thi Piano quốc tế uy tín khác đã mang đến những phần tranh tài hấp dẫn, chuyên môn cao cho mùa giải năm nay.

SIU Piano Competition do Đại học Quốc tế Sài Gòn (SIU) và Trường Quốc tế Á Châu (Asian School) thuộc Tập đoàn Giáo dục Quốc Tế Á Châu (GAIE) phối hợp tổ chức định kỳ 2 năm một lần, góp phần mang âm nhạc cổ điển đến gần hơn với các bạn trẻ, từ đó tìm kiếm ươm mầm, bồi dưỡng tài năng. Đây còn là dịp kết nối tài năng piano trẻ của VN với thế giới, giúp các thí sinh có cơ hội trình diễn trước các nhà tìm kiếm tài năng và giới truyền thông, cộng đồng chuyên và không chuyên yêu thích piano, mở rộng cánh cửa sự nghiệp của các bạn thí sinh.

Giáo dục

Hội đồng Giáo sư Nhà nước xử lý thế nào về ứng viên liên quan đến mua bán bài báo khoa học?
Giáo dục

Hội đồng Giáo sư Nhà nước xử lý thế nào về ứng viên liên quan đến mua bán bài báo khoa học?

PGS.TS Dương Nghĩa Bang, Phó Chánh văn phòng Hội đồng Giáo sư Nhà nước cho biết khi nhận được các đơn tố cáo hay ý kiến phản ánh về mua bán bài báo nói riêng và liên quan đến các tiêu chuẩn, tiêu chí trong hồ sơ ứng viên nói chung, Hội đồng Giáo sư Nhà nước đều phân loại và chuyển đến các bên liên quan để xử lý hoặc xác minh làm rõ, trên cơ sở đó xem xét xử lý theo quy định của pháp luật.

Newton Vĩnh Phúc: Tiên phong đào tạo thế hệ tương lai trong kỷ nguyên số
Giáo dục

Newton Vĩnh Phúc: Tiên phong đào tạo thế hệ tương lai trong kỷ nguyên số

Trường PTLC Newton Vĩnh Phúc tiên phong trong việc trang bị cho học sinh những hành trang cần thiết để trở thành công dân toàn cầu trong kỷ nguyên số. Với chương trình đào tạo đẩy mạnh Ngoại ngữ và Tin học chất lượng cao, nhà trường không chỉ giúp học sinh thành thạo ngoại ngữ mà còn rèn luyện tư duy lập trình, sẵn sàng bước vào cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 .

Đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học: "Cần giải pháp đồng bộ cho các trường công lập và ngoài công lập"
Giáo dục

Đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học: "Cần giải pháp đồng bộ cho các trường công lập và ngoài công lập"

Trước yêu cầu từ Kết luận 91 của Bộ Chính trị, “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”, việc đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong nhà trường không chỉ là một mục tiêu xa vời mà đã trở thành nhiệm vụ cấp bách.

Trường ĐH Lâm nghiệp phải trở thành trung tâm Khoa học - Công nghệ có uy tín
Giáo dục

Trường ĐH Lâm nghiệp phải trở thành trung tâm Khoa học - Công nghệ có uy tín

Với đội ngũ cán bộ khoa học có trình độ chuyên môn cao với trên 220 người có trình độ GS, PGS, TS, Trường ĐH Lâm nghiệp phải trở thành trung tâm Khoa học - Công nghệ có uy tín, góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển của lĩnh vực lâm nghiệp, của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.

ĐH Bách khoa Hà Nội xử lý vụ sinh viên ăn cơm canh thừa: Thầy cô ăn cùng sinh viên, mở mã QR nhận phản ánh
Giáo dục

ĐH Bách khoa Hà Nội xử lý vụ sinh viên ăn cơm canh thừa: Thầy cô ăn cùng sinh viên, mở mã QR nhận phản ánh

Sau sự việc phản ánh, sinh viên ăn cơm canh thừa, Ban lãnh đạo Đại học Bách khoa Hà Nội đã triển khai ngay việc chỉ đạo tất cả thầy cô của Khoa Giáo dục quốc phòng và an ninh ăn cùng sinh viên trong các bữa ăn. Bên cạnh đó, nhà trường đã dán các QR code tại các khu ở của sinh viên để các em có thể trực tiếp phản ánh về các vấn đề trong trường.

Đại học Bách khoa Hà Nội xin lỗi sau vụ sinh viên phải ăn cơm canh thừa, có dị vật
Giáo dục

Đại học Bách khoa Hà Nội xin lỗi sau vụ sinh viên phải ăn cơm canh thừa, có dị vật

Phóng sự về việc sinh viên Đại học Bách Khoa Hà Nội trong 2 tuần học giáo dục quốc phòng phải ăn cơm canh thừa bữa trước, nhiều dị vật bất thường, lên sóng chương trình Chuyển động 24h đã gây xôn xao dư luận. Đa số ý kiến bày tỏ sự bức xúc, xót xa và yêu cầu cơ quan chức năng sớm có giải pháp xử lý thật nghiêm.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế Thế giới GS. Klaus Schwab giao lưu với sinh viên
Chính trị

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế Thế giới GS. Klaus Schwab giao lưu với sinh viên

Ngày 7.10, tại Đại học Quốc gia Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Nhà sáng lập kiêm Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) Giáo sư Klaus Schwab giao lưu với sinh viên về chủ đề: “Định vị Việt Nam trong kỷ nguyên thông minh - Tầm nhìn cho thế hệ trẻ”.