Hàng loạt website quảng cáo mỹ phẩm Hanayuki như thuốc chữa bệnh

Nhiều loại mỹ phẩm nhãn hiệu Hanayuki đang được hàng loạt website quảng cáo có tác dụng "trị", "điều trị", "đặc trị" mụn, nám…như thuốc chữa bệnh. 

 Mỹ phẩm có tác dụng "điều trị", "đặc trị" như thuốc?

Bài 1: Hàng loạt website quảng cáo mỹ phẩm Hanayuki lừa dối người tiêu dùng?
Thông tin quảng cáo về mỹ phẩm Hanayuki như thuốc chữa bệnh trên website https://hanayuki.asia thuộc sở hữu của Công ty TNHH Thương mại VB Group. Ảnh chụp màn hình.

Theo khảo sát của PV Báo Đại biểu Nhân dân, hiện đang có rất nhiều website đăng thông tin giới thiệu, quảng cáo và bán các sản phẩm mỹ phẩm nhãn hiệu Hanayuki. Cụ thể như: https://hanayuki.asia ; https://hana-yuki.asia; https://hanayuki.net.vn; https://myphamhanayukichinhhang.com; http://congtymyphamhanayuki.com; https://kemtrinamhanayuki.com; https://hanayuki.co;  https://dibanglabeaute.com;     https://hanayukichinhhang.com; https://hanayukivietnam.com...

Trong số những website trên có website https://hanayuki.asia thuộc sở hữu của Công ty TNHH Thương mại VB Group và được in trên hộp các sản phẩm mỹ phẩm nhãn hiệu Hanayuki. Cùng với đó là nhiều website có dấu chứng nhận “đã thông báo Bộ Công Thương” và nhiều website đăng thông tin khẳng định là đang bán hàng chính hãng của nhãn hiệu mỹ phẩm Hanayuki.

Điều đáng nói là tại các website này đều có những thông tin, hình ảnh quảng cáo nhiều loại mỹ phẩm nhãn hiệu Hanayuki với các tác dụng “trị”, “đặc trị”, điều trị” như thuốc chữa bệnh.

Bài 1: Hàng loạt website quảng cáo mỹ phẩm Hanayuki lừa dối người tiêu dùng?
Thông tin quảng cáo về mỹ phẩm Hanayuki như thuốc chữa bệnh trên website https://hanayuki.asia. Ảnh chụp màn hình.

Cụ thể, tại website https://hanayuki.asia có bài viết “Mỹ phẩm Hanayuki làm mê mẩn phái đẹp Hanayuki – “Xinh như hoa, trắng như tuyết””, giới thiệu: Hiện tại Hanayuki có các dòng sản phẩm sau: Hana Acnes – serum đặc trị mụn, thâm do mụn…; Hana Melasma – serum đặc trị nám, tàn nhang, trẻ hóa làn da làm mờ vết nhăn; Hana Acne & White – Kem trị mụn…; Hana Melasma & Night – Kem trị nám…

Cũng tại website này có bài viết “Top 3 kem trị mụn tốt nhất hiện nay” đưa Kem trị mụn trắng da Hana Acne and White nên hàng đầu với thông tin giới thiệu: “Nếu bạn đang tìm kiếm một loại kem trị mụn trắng da vừa tốt, vừa là hàng Việt, phù hợp với làn da phụ nữ Việt thì Hana Acne & White là lựa chọn đáng để bạn tham khảo và sử dụng. Hana Acne & White thuộc danh sách kem trị mụn tốt nhất hiện nay và rất được lòng chị em phụ nữ. Tuy là dạng kem đặc, nhưng Hana Acne & White có khả năng thẩm thấu vào da siêu nhanh hơn so với nhiều loại kem khác, do đó, không tạo cảm khác nhờn rít khi thoa kem”.

Còn tại bài viết “Tinh chất trị nám hiệu quả - Hana Melasma” có thông tin: “Trong các loại tinh chất trị nám hiện có trên thị trường, serum trị nám Hana Melasma đang là một trong những sản phẩm rất được chị em tin dùng. Tinh chất trị nám Hana Melasma (serum) chứa những thành phần chiết xuất từ tự nhiên giúp đem đến hiệu quả nhanh chóng chỉ trong vòng 3-5 tuần sử dụng và cải thiện tông da lên đến 60%. Serum trị nám Hana Melasma không chỉ giải quyết các vết nám, sạm và tàn nhang, mà tinh chất này còn chứa các hoạt chất giúp nuôi dưỡng và phục hồi da sau quá trình điều trị. Ngoài ra, những vết thâm mụn cũng sẽ được làm mờ nhanh chóng bởi tinh chất trị nám Hana Melasma”.

Bài 1: Hàng loạt website quảng cáo mỹ phẩm Hanayuki lừa dối người tiêu dùng?
Website https://hana-yuki.asia quảng cáo về mỹ phẩm Hanayuki. Ảnh chụp màn hình

Tại website https://hana-yuki.asia có bài viết: Kem trị mụn Hanayuki – Đánh bay mụn ẩn tức thì” đưa những thông tin quảng cáo sản phẩm Kem trị mụn Hanayuki Hana Acne and White là “bảo bối diệt mụn”, “trị mụn dưỡng trắng” với hàng loạt công dụng chỉ sau 7-10 ngày sử dụng.

“Kem trị mụn Hanayuki là dòng sản phẩm chăm sóc da có nguồn gốc xuất xứ tại Việt Nam. Sản phẩm thuộc Công ty TNHH Thương mại VB Universal được sản xuất dựa trên công nghệ hiện đại của Nhật Bản. Chủ sở hữu thương hiệu này là nữ doanh nhân Đoàn Di Băng”, trích thông tin quảng cáo trên website https://hana-yuki.asia.

Bài 1: Hàng loạt website quảng cáo mỹ phẩm Hanayuki lừa dối người tiêu dùng?
Bài 1: Hàng loạt website quảng cáo mỹ phẩm Hanayuki lừa dối người tiêu dùng?
Website https://hanayuki.com.vn cam kết bàn hàng chính hãng Hanayuki với các "bộ sản phẩm điều trị", có sử dụng hình ảnh của ca sĩ Đoàn Di Băng. Ảnh chụp màn hình

Những combo mỹ phẩm có tác dụng "điều trị" giá hàng triệu đồng

Đặc biệt, tại website https://hanayuki.com.vn có thông tin: Sản phẩm chúng tôi cung cấp gồm: Hoá đơn, phiếu bảo hành. Đóng gói cẩn thận. Cam kết hàng chính hãng Hanayuki 100%. Không bán hàng giả, hàng lỗi, hạn sử dụng tối thiểu 12 tháng. 

Tại website này, các sản phẩm mỹ phẩm có tác dụng “trị”, “điều trị” được bán thành combo với giá hàng triệu đồng. Đáng chú ý, trong những combo này có cả những sản phẩm như kem dưỡng da, sửa rửa mặt.

Cụ thể như: Combo hanayuki trị nám hỗn hợp, có giá hơn 2,6 triệu đồng, bao gồm các sản phẩm Serum nám, Kem nám đêm, Kem dưỡng ngày và Sữa rửa mặt Hanayuki.

"Bộ hanayuki điều trị mụn mủ, mụn viêm thể nặng", bao gồm 3 sản phẩm: Sữa rửa mặt Hana Cleanser, kem trị mụn Hana Acne and White và serum trị mụn Hana Acnes có giá hơn 1,8 triệu đồng, được giới thiệu là: “Kết hợp trọn bộ điều trị mụn nặng điều trị để tiêu diệt hoàn toàn mụn cám, mụn đầu đen, mụn mủ, mụn viêm,……từ thể nhẹ đến thể nặng một cách nhanh chóng & hiệu quả an toàn”.

Bài 1: Hàng loạt website quảng cáo mỹ phẩm Hanayuki lừa dối người tiêu dùng?
Bài 1: Hàng loạt website quảng cáo mỹ phẩm Hanayuki lừa dối người tiêu dùng?
Bài 1: Hàng loạt website quảng cáo mỹ phẩm Hanayuki lừa dối người tiêu dùng?
Các sản phẩm mỹ phẩm Hanayuki được bán thành combo điều trị trên website https://hanayuki.com.vn. Ảnh chụp màn hình.

Tương tự combo trị nám chân sâu, tàn nhang, cũng có giá hơn 2,6 triệu đồng bao gồm các sản phẩm: Serum nám Hanayuki, Kem dưỡng đêm Hanayuki, Kem dưỡng ngày Hanayuki, Sữa rửa mặt Hanayuki.

Ngoài ra còn có các combo khác như: Bộ trị nám hanayuki hiệu quả; Combo trị mụn Hanayuki mini; Bộ trị mụn lưng Hanayuki… đều có giá hàng triệu đồng.

Bài 1: Hàng loạt website quảng cáo mỹ phẩm Hanayuki lừa dối người tiêu dùng?
Bài 1: Hàng loạt website quảng cáo mỹ phẩm Hanayuki lừa dối người tiêu dùng?
Bài 1: Hàng loạt website quảng cáo mỹ phẩm Hanayuki lừa dối người tiêu dùng?
Hình ảnh quảng cáo trên website https://dibanglabeaute.com. Ảnh chụp màn hình

Tại website https://dibanglabeaute.com (có dấu chứng nhận đã thông báo Bộ Công Thương) cũng đăng tải nhiều bài viết quảng cáo về những “bộ trị mụn”, “bộ trị nám” gồm những sản phẩm như: Kem trị mụn Hanayuki Acne & White; Serum trị mụn Hanayuki Acnes; Kem trị nám đêm Hanayuki Melasma & Night; Serum trị nám Hanayuki Melasma

Riêng với sản phẩm Serum trị nám Hanayuki Melasma được quảng cáo chi tiết như sau: “Serum Đặc Trị Nám Hanayuki Melasma điều trị các loại nám, tàn nhang, thâm sạm cực kỳ hiệu quả. Ngoài ra còn giúp làm mờ các loại sẹo, sẹo rổ do mụn để lại. Giúp dưỡng trắng da từ sâu bên trong. Sản phẩm được đông đảo chị em phụ nữ tin dùng đều khen ngợi và hài lòng.

Nám da điều trị hiệu quả nhất là khi mới bắt đầu. Vì vậy khi phát hiện dấu hiệu nám, tàn nhang hãy tìm một biện pháp điều trị thích hợp. Bạn có thể điều trị nám vào bất cứ giai đoạn nào nhưng càng sớm càng tốt. Và không nên để lâu, vì để lâu nám sẽ nghiêm trọng hơn. Một giải pháp hiệu quả của hàng ngàn chị em phụ nữ Việt và được các chuyên gia khuyên dùng đó là dùng Serum Đặc Trị Nám Hanayuki Melasma sẽ loại bỏ hoàn toàn các loại nám da, tàn nhang, thâm sạm nhanh chóng và hiệu quả an toàn. Đồng thời nuôi dưỡng làn da trắng mịn tự nhiên".

Tương tự, tại các webiste: https://hanayukichinhhang.com; https://hanayuki.net.vn; https://hanayuki.co; https://simyphamonline.com https://kemtrinamhanayuki.com; http://congtymyphamhanayuki.com... đều có các bài viết quảng cáo về các sản phẩm “trị mụn”, “trị nám” nhãn hiệu Hanayuky, với tác dụng “trị mụn tận gốc”, “trị được tất cả các loại mụn”…

Bài 1: Hàng loạt website quảng cáo mỹ phẩm Hanayuki lừa dối người tiêu dùng?
Bài 1: Hàng loạt website quảng cáo mỹ phẩm Hanayuki lừa dối người tiêu dùng?
Bài 1: Hàng loạt website quảng cáo mỹ phẩm Hanayuki lừa dối người tiêu dùng?
Hàng loạt website quảng cáo mỹ phẩm Hanayuki như thuốc chữa bệnh, có dấu hiệu lừa dối người tiêu dùng. Ảnh chụp màn hình

Có thể truy cứu trách nhiệm hình sự

Trao đổi với PV Báo Đại biểu Nhân dân, Luật sư Trương Hồng Điền (Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh) cho biết, việc quảng cáo mỹ phẩm ngoài phải tuân thủ điều kiện chung được quy định tại Điều 4; Điều 6, Điều 15 Thông tư số 09/2015/TT-BYT ngày 25.5.2015 của Bộ Y Tế; còn phải đáp ứng đủ điều kiện được quy định tại Điểm b Khoản 4 Điều 20 của Luật quảng cáo 2012, Điều 4 Nghị định số 181/2013/NĐ-CP ngày 14.11.2013. 

Theo đó, việc quảng cáo mỹ phẩm phải có phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm theo quy định của pháp luật về y tế; Nội dung quảng cáo mỹ phẩm phải phù hợp với phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm theo quy định của pháp luật về dược; Tài liệu chứng minh tính an toàn, hiệu quả của mỹ phẩm và tuân thủ theo hướng dẫn về công bố tính năng sản phẩm mỹ phẩm của hiệp hội quốc tế (nếu có). 

Đồng thời, phải có đầy đủ các nội dung gồm Tên mỹ phẩm; Tính năng, công dụng của mỹ phẩm; Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường; Các cảnh báo theo quy định của các hiệp định quốc tế.

Nội dung quảng cáo không được sử dụng hình ảnh, trang phục, tên, thư tín, bài viết của các đơn vị, cơ sở y tế, bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế khác; Tính năng, công dụng của sản phẩm phải phù hợp với bản chất của sản phẩm, phân loại sản phẩm và tính năng, công dụng đã được công bố theo quy định của pháp luật. 

Đặc biệt không được quảng cáo mỹ phẩm gây hiểu nhầm sản phẩm đó là thuốc...

"Việc công bố tính năng của sản phẩm mỹ phẩm phải đáp ứng hướng dẫn của ASEAN về công bố tính năng của sản phẩm mỹ phẩm. Trong đó các từ như “trị”, “điều trị” “đặc trị” không được chấp nhận trong việc công bố tính năng mỹ phẩm theo từng loại sản phẩm, đã được quy định tại Hiệp định mỹ phẩm Asean; Thông tư 06/2011/TT-BYT quy định về quản lý mỹ phẩm; Công văn 1609/QLD-MP về hướng dẫn phân loại mỹ phẩm, công bố tính năng mỹ phẩm. 

Như vậy, các từ mang ý nghĩa chữa cho khỏi như "trị", "điều trị", "chữa trị", "đặc trị" không được chấp nhận trong việc công bố tính năng cũng như đặt tên sản phẩm mỹ phẩm" Luật sư Trương Hồng Điền khẳng định.

Theo Luật sư Trương Hồng Điền, Bộ Y Tế đã nêu rõ, đặc tính của mỹ phẩm là tạo nên các ảnh hưởng/hiệu quả không vĩnh viễn và cần phải sử dụng thường xuyên để duy trì hiệu quả. Các sản phẩm điều chỉnh vĩnh viễn, phục hồi hoặc làm thay đổi chức năng cơ thể bằng cơ chế miễn dịch, trao đổi chất hoặc cơ chế dược lý không được phân loại là mỹ phẩm.

Do đó, việc sử dụng  "trị", "điều trị", "chữa trị", "đặc trị" là đã vi phạm một trong những hành vi bị nghiêm cấm được quy định tại khoản 9 Điều 8 Luật Quảng cáo 2012. Hành vi này có thể bị xử phạt hành chính từ 15 - 20 triệu đồng, bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc cải chính thông tin và buộc tháo gỡ, tháo dỡ, xóa quảng cáo hoặc thu hồi sản phẩm in, tạp chí in quảng cáo, theo khoản 3 Điều 51 Nghị định 38/2021/NĐ-CP ngày 29.3.2021 (sửa đổi tại Nghị định 129/2021/NĐ-CP). 

"Trường hợp sử dụng các từ như “trị”, “điều trị” “đặc trị” khi quảng cáo mỹ phẩm có thể coi là hành vi có dấu hiệu của tội “Quảng cáo gian dối” được quy định tại Điều 198 BLHS 2015, sửa đổi 2017. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Để hạn chế tình trạng trên, các cơ quan chức năng cần xử lý nghiêm các hành vi quảng cáo sai sự thật. Bên cạnh việc cần thiết tăng cường các hoạt động thanh tra, kiểm tra của cơ quan chức năng, người tiêu dùng cũng nên chung tay phản ảnh các hành vi quảng cáo sai sự thật bằng cách gửi đơn khiếu nại, tố cáo đến cơ quan chức năng có thẩm quyền giải quyết", Luật sư Điền khẳng định.

Hanayuki là nhãn hiệu mỹ phẩm do Công ty TNHH Thương mại VB Group chịu trách nhiệm phân phối ra thị trường với rất nhiều sản phẩm khác nhau. 

Công ty TNHH Thương mại VB Group thành lập ngày 29.4.2021, trụ sở chính tại địa chỉ tầng Lửng Cao Ốc Đại Thanh Bình số 911-913-915-917 Nguyễn Trãi, phường 14, quận 5, TP. Hồ Chí Minh. Người đại diện pháp luật tên là Lương Minh Hưng.

Ngoài trụ sở chính, Công ty TNHH Thương mại VB Group còn có văn phòng đại diện thàng lập ngày 27.10.2021, tại địa chỉ 62/2 Lâm Văn Bền, phường Tân Kiểng, quận 7.  Đây cũng là kho hàng và địa điểm giao dịch hàng hoá của công ty này. 

Trước đó, các sản phẩm mỹ phẩm nhãn hiệu Hanayuki do Công ty TNHH Thương mại VB Universal chịu trách nhiệm phân phối ra thị trường. Công ty này thành lập ngày 27.3.2017, trụ sở chính tại địa chỉ 141 Nguyễn Đình Chiểu, phường Võ Thị Sáu, quận 3. Người đại diện pháp luật là ông Nguyễn Quốc Vũ. Tuy nhiên, hiện công ty này đã giải thể, phá sản, chấm dứt tồn tại.

Theo thông tin quảng cáo trên các website, ca sĩ Đoàn Di Băng (tên thật là Phạm Thị Thanh Thúy) là chủ sở hữu của nhãn hiệu mỹ phẩm Hanayuki. Hình ảnh của ca sĩ Đoàn Di Băng cũng được sử dụng nhiều trong việc quảng cáo các sản phẩm mỹ phẩm Hanayuki.

Báo Đại biểu Nhân dân tiếp tục giám sát và thông tin vụ việc đến bạn đọc và cử tri cả nước.

Sức khỏe

Lo ngại dịch kép, Sở Y tế Hà Nội ra công văn khẩn
Sức khỏe

Lo ngại dịch kép, Sở Y tế Hà Nội ra công văn khẩn

Trước tình hình bệnh sởi và tay chân miệng có diễn biến phức tạp và có xu hướng gia tăng trên địa bàn thành phố, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Vũ Cao Cương đã ký công văn khẩn số 147/SYT-NVY về việc tiếp tục tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi và tay chân miệng.

Amway Việt Nam ra mắt dòng sản phẩm chăm sóc tóc Satinique mới
Sống khỏe

Amway Việt Nam ra mắt dòng sản phẩm chăm sóc tóc Satinique mới

Thương hiệu chăm sóc tóc Satinique thuộc Tập đoàn Amway vừa ra mắt bộ giải pháp chăm sóc tóc và da đầu hoàn toàn mới. Với công thức cải tiến vượt trội chứa các dưỡng chất từ thực vật an toàn và dịu nhẹ, Satinique mang đến hiệu quả chăm sóc tối ưu, giúp mái tóc khỏe mạnh, bóng mượt và tràn đầy sức sống.

Ngành y tế TP. Hồ Chí Minh đi đầu trong chuyển đổi số
Sức khỏe

Ngành y tế TP. Hồ Chí Minh đi đầu trong chuyển đổi số

Ngành Y tế TP. Hồ Chí Minh đang đẩy mạnh chuyển đổi số, hướng tới hệ thống y tế hiện đại, thông minh, phục vụ người dân hiệu quả và minh bạch. Việc triển khai bệnh án điện tử tại 100% bệnh viện và số hóa toàn diện thủ tục hành chính là những bước đi then chốt thể hiện quyết tâm đi đầu trong chuyển đổi số quốc gia.

Có hay không lỗ hổng pháp lý trong quản lý sữa?
Thời sự Quốc hội

Có hay không lỗ hổng pháp lý trong quản lý sữa?

Chiều 16.4, tiếp tục Phiên họp thứ 44, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét báo cáo tổng hợp kết quả giám sát văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực phụ trách của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội năm 2024.

Ma trận sữa giả: Làm sao để làm người tiêu dùng thông thái?
Sức khỏe

Ma trận sữa giả: Làm sao để làm người tiêu dùng thông thái?

Những thông tin tiêu cực về vụ việc sản xuất sữa bột giả ở Chương Mỹ, Hà Nội đang tác động mạnh đến người tiêu dùng nội địa. Nếu cơ quan chức năng cũng như cơ quan quản lý nhà nước về kiểm định, an toàn thực phẩm, cấp phép... không siết lại thì sữa hoàn toàn có nguy cơ trở thành thị trường mất niềm tin nhất trong thời gian tới.