Hàng loạt vi phạm tại các dự án sân golf được Thanh tra Chính phủ chỉ rõ

Thanh tra Chính phủ vừa có văn bản thông báo kết luận thanh tra công tác quản lý nhà nước về du lịch.

Theo đó, Tại TP Hải Phòng, đối với dự án Khu tổ hợp resort Sông Giá do Công ty TNHH Huyndai E&C Vina Sông Giá làm nhà đầu tư, UBND TP Hải Phòng phê duyệt quy hoạch chi tiết sân golf và khu nghỉ dưỡng tổng hợp trong khi sân golf trong dự án chưa có trong Quy hoạch chung xây dựng đến năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh tại Quyết định số 04/2001; không thực hiện việc nghiên cứu điều chỉnh cục bộ kịp thời cho phù hợp với tình hình và điều kiện thực tế theo quy định.
Việc lập quy hoạch, điều chỉnh và phê duyệt quy hoạch đối với dự án của các cơ quan tham mưu, UBND TP Hải Phòng chưa tốt, dẫn đến trong quá trình thực hiện quy hoạch (3 năm) đã phải điều chỉnh quy hoạch, đồng thời phải thay đổi giấy chứng nhận đầu tư lần thứ 8. Bên cạnh đó, Hải Phòng chưa thực hiện đôn đốc, gia hạn đối với dự án chậm tiến độ, chưa thực hiện thu hồi đất theo thẩm quyền quy định.

Hàng loạt vi phạm tại các dự án sân golf được Thanh tra Chính phủ chỉ rõ -0
Ảnh minh họa.

Tại tỉnh Thừa Thiên- Huế, Khu quần thể sân golf và các dịch vụ đi kèm do Công ty cổ phần Thiên An làm chủ đầu tư. Thanh tra phát hiện công tác kiểm đếm, phê duyệt thanh toán đền bù giải phóng mặt bằng triển khai chậm và kéo dài gần 4 năm. Do nhiều lần phải tiến hành làm lại các thủ tục thay đổi điều chỉnh thiết kế, nhất là phê duyệt lại quy hoạch 1/500 nên tiến độ thực hiện không đảm bảo đúng cam kết phải xin điều chỉnh gia hạn tiến độ.
Tại thời điểm thanh tra, dự án đang bị chậm tiến độ hoàn thành giai đoạn 1, giai đoạn 2 khoảng 12 tháng theo giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thay đổi lần hai.
Khu du lịch nghỉ dưỡng, sân golf Lăng Cô có nhà đầu tư là Công ty cổ phần đầu tư phát triển Phong Phú Lăng Cô (được thành lập bởi Tổng công ty Phong Phú, Công ty TNHH Sơn Tùng, Công ty CP đầu tư và phát triển Phong Phú, Công ty CP Bất động sản Điện lực dầu khí Việt Nam; Công ty CP Phát triển nhà và đô thị Phú Quốc, Công ty CP quản lý quỹ đầu tư chứng khoán Việt Long, Công ty CP xuất nhập khẩu và đầu tư Thừa Thiên Huế).

Nhà đầu tư đã thực hiện ký quỹ bảo đảm thực hiện đầu tư dự án số tiền 19 tỷ đồng. Do có sự thay đổi nhà đầu tư góp vốn, tỷ lệ góp, tính đến ngày 31.7.2018 các doanh nghiệp đầu tư đã tiến hành góp được 57,9 tỷ đồng (khoảng 18% vốn điều lệ).
Sau thời gian được cấp giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh lần 2 vào tháng 11.2010 với tổng diện tích sử dụng đất 292ha, do vướng mắc trong việc sân golf chưa được bổ sung vào quy hoạch nên công tác giải phóng mặt bằng chưa được triển khai.
Năm 2017, UBND huyện Phú Lộc đã ban hành các thông báo thu hồi đất để thực hiện dự án, phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ thiệt hại 4 đợt, bàn giao mặt bằng cho nhà đầu tư trên 26h. Nhưng tới thời điểm Thanh tra Chính phủ vào cuộc, nhà đầu tư vẫn chưa tiến hành khởi công công trình.
Sau khi cấp giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh lần 2, dự án được cấp giấy phép quy hoạch, phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết xây dựng (năm 2017), nhà đầu tư đã trình thẩm định phê duyệt quy hoạch, đã thực hiện rà soát, điều chỉnh hoàn thiện hồ sơ đồ án quy hoạch (năm 2018) nhưng chưa được các cơ quan chức năng của tỉnh Thừa Thiên Huế tiếp nhận để thẩm định.
Thanh tra Chính phủ khẳng định, dự án chậm tiến độ khởi công theo giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh lần 3 là 14 tháng. Đáng chú ý, trong cả 2 lần cấp giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh, dự án đầu tư xây dựng sân golf 27 lỗ chưa được lập, chưa được thẩm định, phê duyệt và chưa có báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Từ ngày được bổ sung quy hoạch theo Quyết định 795/2014 của Thủ tướng Chính phủ đến thời điểm thanh tra đã 50 tháng nhưng dự án đầu tư xây dựng sân golf 27 lỗ chưa được triển khai xây dựng, vượt quá thời gian quy định.
Diện tích 8,37ha đất nhà đầu tư được thuê, ký hợp đồng thuê đất năm 2009 và đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất năm 2011 để triển khai thực hiện giai đoạn 1 của dự án. Nhưng đến thời điểm thanh tra đã 94 tháng (7 năm 10 tháng) kể từ ngày được giao đất trên thực địa chưa được nhà đầu tư sử dụng để triển khai thực hiện dự án, vượt thời gian quy định của Luật Đất đai.
Đối với Dự án sân golf Indochina Hội An (tỉnh Quảng Nam), Thanh tra Chính phủ cho biết nhà đầu tư là Công ty cổ phần sân golf Indochina Hội An và Sở Tài nguyên và Môi trường ký hợp đồng thuê đất năm 2011; UBND tỉnh Quảng Nam cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất năm 2014.
Giai đoạn 2008-2013, nhà đầu tư sử dụng dưới 500 lao động nên sẽ không được hưởng ưu đãi về tỷ lệ % thuê đất theo quy định. Xác định lại thời gian khấu trừ hết tiền bồi thường, giải phóng mặt bằng vào tiền thuê đất phải nộp là 5 năm 5 tháng, không phải 16 năm 10 tháng như Thông báo 6770/2014 của Cục Thuế tỉnh Quảng Nam.

Từ tháng 4.2013, Công ty cổ phần sân golf Indochina Hội An bắt đầu phải nộp tiền thuê đất theo quy định với tổng số tiền gần 42 tỷ đồng (chưa được cơ quan thuế thông báo nộp và chưa nộp).
Thanh tra Chính phủ còn phát hiện nhà đầu tư chưa thực hiện báo cáo cơ quan đăng ký đầu tư và cơ quan quản lý nhà nước về thống kê tại địa phương theo quy định tại Nghị định số 118/2015 của Chính phủ.
Dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng và sân golf cao cấp Mai House Hội An (Quảng Nam) tiến độ thực hiện đang chậm theo cam kết. Thời điểm tháng 7.2018 dự án mới đang triển khai thực hiện cọc thử và cọc đại trà, thi công hầm kết nối với dự án sân golf Indochina Hội An, san lấp mặt bằng, triển khai trồng dừa, chưa có hạng mục xây dựng được hoàn thành.
Nhà đầu tư là Công ty CP Indochina Thế kỷ 21 Resort (được thành lập bởi Công ty CP đầu tư Thái Bình và Công ty Indochina Invision Capital Ltd) chưa thực hiện báo cáo cơ quan đăng ký đầu tư và cơ quan quản lý nhà nước về thống kê tại địa phương theo quy định tại Điều 53 Nghị định số 118/2015 của Chính phủ.
Đối với các tồn tại nêu trên, Thanh tra Chính phủ đã kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo UBND 9 tỉnh, thành phố (Hà Nội, Hải Phòng, Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Lâm Đồng, Bình Thuận, TP HCM, Cần Thơ) kiểm điểm theo quy định pháp luật đối với các tập thể, cá nhân có trách nhiệm liên quan; đồng thời chấn chỉnh công tác quản lý, có giải pháp sớm khắc phục những hạn chế, khuyết điểm đã được thanh tra chỉ ra.

Văn bản - Chỉ đạo

Xử nghiêm “tham nhũng chính sách”
Chính sách và cuộc sống

Xử nghiêm “tham nhũng chính sách”

Cần quán triệt nghiêm túc, đầy đủ nội dung, tinh thần của Quy định số 178-QĐ/TW ngày 27.6.2024 của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật, qua đó cần đề cao hơn nữa vai trò và trách nhiệm của cấp ủy đảng trong công tác xây dựng pháp luật, tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm vi phạm; tuyệt đối không để xảy ra tình trạng “tham nhũng chính sách”, lồng ghép “lợi ích nhóm”, hoặc sơ suất trong xác định chính sách. Đây là nhấn mạnh của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định tại Hội nghị quán triệt, triển khai một số luật, nghị quyết của Quốc hội Khóa XV mới đây.

TP. Hồ Chí Minh: Tạo điều kiện để báo chí thực hiện giám sát công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực
Văn bản - Chỉ đạo

TP. Hồ Chí Minh: Tạo điều kiện để báo chí thực hiện giám sát công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

UBND TP. Hồ Chí Minh đưa ra nhiều mục tiêu, giải pháp trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực năm 2024, trong đó có việc yêu cầu thủ trưởng các cơ quan, đơn vị phải tạo điều kiện để các cơ quan truyền thông tham gia giám sát việc thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo quy định pháp luật.

Tổng công ty máy động lực và máy nông nghiệp Việt Nam - CTCP (VEAM) đối diện nguy cơ thất thoát vốn từ những khoản nợ khó đòi
Văn bản - Chỉ đạo

Tổng công ty máy động lực và máy nông nghiệp Việt Nam - CTCP (VEAM) đối diện nguy cơ thất thoát vốn từ những khoản nợ khó đòi

Vừa qua, Thanh tra chính phủ (TTCP) đã công bố Kết luận thanh tra (KLTT) việc tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước thuộc Bộ Công thương, chỉ ra hàng loạt thiếu sót trong quán trình thực hiện cổ phần hoá (CPH), thoái vốn Nhà nước tại Tổng công ty máy động lực và máy nông nghiệp Việt Nam - CTCP (VEAM).

Công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực phải kịp thời, quyết liệt, nhịp nhàng hơn nữa!
Chính trị

Công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực phải kịp thời, quyết liệt, nhịp nhàng hơn nữa!

Đây là nhấn mạnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khi phát biểu kết luận Phiên họp thứ 24 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, sáng 16.8. Tổng Bí thư cũng nêu rõ, trong công tác này phải kiên quyết, kiên trì, không nể nang và không chịu bất kỳ sức ép nào.

Thanh tra phát hiện nhiều thiếu sót trong việc cổ phần hoá, thoái vốn Nhà nước tại Tổng Công ty thép Việt Nam
Văn bản - Chỉ đạo

Thanh tra phát hiện nhiều thiếu sót trong việc cổ phần hoá, thoái vốn Nhà nước tại Tổng Công ty thép Việt Nam

Vừa qua, Thanh tra chính phủ (TTCP) đã công bố Kết luận thanh tra (KLTT) việc tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước thuộc Bộ Công thương, chỉ ra hàng loạt thiếu sót, vi phạm trong quá trình thực hiện cổ phần hoá (CPH), thoái vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì Phiên họp thứ 24 Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực
Chính trị

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì Phiên họp thứ 24 Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

Ngày 16.8, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (Ban Chỉ đạo) đã họp Phiên thứ 24 dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Trưởng Ban Chỉ đạo, để thảo luận, cho ý kiến về kết quả hoạt động của Ban Chỉ đạo 6 tháng đầu năm 2023 và nhìn lại công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng đến nay; xác định nhiệm vụ trọng tâm công tác những tháng cuối năm và thời gian tới.

Công cụ sắc bén thực thi kiểm soát quyền lực và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực
Bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng

Công cụ sắc bén thực thi kiểm soát quyền lực và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

Ts. Bùi Ngọc Thanh- Nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội

Ngày 11.7 vừa qua, Ban Chấp hành Trung ương đã ban hành Quy định số 114-QĐ/TW về việc kiểm soát quyền lực và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ. Đây là Quy định nhằm tiếp tục cụ thể hóa đường lối công tác cán bộ tại Đại hội XIII của Đảng. Đó là “thực hiện tốt quy định về kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ, chống chạy chức, chạy quyền; xử lý nghiêm minh, đồng bộ kỷ luật đảng, kỷ luật hành chính và xử lý bằng pháp luật đối với cán bộ có vi phạm...”[1]. Quy định 114 - QĐ/TW thay thế cho Quy định 205 -QĐ/TW về việc kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ và chống chạy chức, chạy quyền.

Chống tham nhũng trong công tác cán bộ
Chính sách và cuộc sống

Chống tham nhũng trong công tác cán bộ

Bộ Chính trị vừa ban hành Quy định 114-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ với nhiều điểm mới, cụ thể hơn và chi tiết hơn so với Quy định 205-QĐ/TW ban hành tháng 9.2019 cũng về nội dung này.

Khắc phục triệt để tình trạng đùn đẩy, né tránh, nhũng nhiễu tiêu cực, không tham mưu giải quyết công việc
Địa phương

Khắc phục triệt để tình trạng đùn đẩy, né tránh, nhũng nhiễu tiêu cực, không tham mưu giải quyết công việc

Kết luận Hội nghị giao ban trực tuyến Thường trực Thành ủy - HĐND - UBND TP. Hà Nội với lãnh đạo quận, huyện, thị xã Quý II.2023, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến yêu cầu thực hiện quyết liệt, đồng bộ các nhóm giải pháp, đẩy mạnh công tác cải cách hành chính (CCHC), nhất là khắc phục triệt để tình trạng nhũng nhiễu tiêu cực, không tham mưu giải quyết công việc.