Hàng loạt địa phương tăng cường quản lý việc học sinh sử dụng điện thoại trong trường

Bên cạnh Hà Nội, nhiều tỉnh thành trên cả nước đã có văn bản hay các cuộc vận động về tăng cường quản lý việc sử dụng điện thoại di động trong nhà trường.

Sở GD-ĐT Hải Phòng vừa có văn bản yêu cầu các đơn vị trên địa bàn tăng cường quản lý việc sử dụng điện thoại di động trong nhà trường.

Theo Sở GD-ĐT Hải Phòng, hiện nay, việc sử dụng điện thoại di động, các thiết bị thu, phát sóng trong cơ sở giáo dục trên địa bàn còn nhiều vấn đề bất cập, ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả công tác dạy và học.

Để chấn chỉnh và khắc phục tình trạng này, Sở GD-ĐT Hải Phòng đề nghị các đơn vị căn cứ điều kiện thực tế hướng dẫn cụ thể việc quản lý điện thoại di động, các thiết bị thu, phát sóng của học sinh trước khi vào tiết học đầu tiên (quản lý theo từng lớp học) và gửi lại điện thoại di động, các thiết bị thu, phát sóng cho học sinh sau khi kết thúc tiết học cuối trên lớp, trường. Học sinh chỉ được phép mang điện thoại di động, các thiết bị thu, phát sóng vào lớp học để sử dụng trong các giờ học cần đến việc sử dụng điện thoại di động, các thiết bị thu, phát sóng và được giáo viên cho phép.

Các nhà trường đôn đốc, kiểm tra, giám sát học sinh thực hiện nghiêm túc quy định tại Thông tư số 32 của Bộ GD-ĐT: "học sinh không được sử dụng điện thoại di động và các thiết bị khác khi đang học tập trên lớp không phục vụ cho việc học tập và không được giáo viên cho phép".

Sở GD-ĐT Hải Phòng cũng yêu cầu các trường tuyên truyền để cha mẹ học sinh đồng hành cùng nhà trường, giáo viên trong công tác chăm lo, động viên, nhắc nhở, quản lý học sinh sử dụng điện thoại di động, các thiết bị thu, phát sóng đúng mục đích, quy định. Hiệu trưởng các nhà trường, giám đốc các trung tâm giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên chịu trách nhiệm nếu để xảy ra vi phạm.

nth-4698.jpg
Nhiều địa phương tăng cường quản lý việc học sinh sử dụng điện thoại trong nhà trường (Ảnh minh họa: Trần Hiệp)

Tại Nghệ An, Sở GD-ĐT cùng Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh đã phát động cuộc vận động “Học sinh Nghệ An nói không với điện thoại trong buổi học”. Theo Giám đốc Sở GD-ĐT Nghệ An Thái Văn Thành, ngành giáo dục Nghệ An không cấm tuyệt đối nhưng học sinh, giáo viên cần sử dụng điện thoại khoa học, phù hợp với sức khỏe, thể trạng.

Cuộc vận động được thực hiện với 5 mục đích, yêu cầu; 5 nhiệm vụ và giải pháp, với mục tiêu chính là học sinh phổ thông không sử dụng điện thoại trong buổi học chính khóa, học thêm trong nhà trường.

Cuộc vận động góp phần giáo dục, nâng cao nhận thức của học sinh về ý thức, trách nhiệm sử dụng điện thoại đúng mục đích, phục vụ cho nhu cầu học tập. Đồng thời, giúp các em nhận diện thông tin xấu độc khi truy cập Internet, mạng xã hội; tăng cường các giải pháp quản lý hiệu quả việc sử dụng hiệu quả điện thoại trong trường học, buổi học, tiết học. Từ đó, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

Theo kế hoạch, ngành Giáo dục Nghệ An phấn đấu 100% các phòng GD-ĐT, các cơ sở giáo dục tổ chức phát động, triển khai thực hiện cuộc vận động tại địa phương, đơn vị. 100% các cơ sở giáo dục phối hợp với Ban đại diện Hội cha mẹ học sinh trường, ký cam kết phối hợp thực hiện cuộc vận động tại đơn vị và 100% Ban đại diện Hội cha mẹ học sinh lớp và giáo viên chủ nhiệm ký cam kết phối hợp để thực hiện cuộc vận động. Đồng thời, phấn đấu vận động 100% phụ huynh, học sinh cam kết thực hiện cuộc vận động.

Sở GD-ĐT Tuyên Quang cũng vừa có văn bản chỉ đạo về việc tăng cường quản lý việc sử dụng điện thoại di động và các thiết bị thu, phát sóng của học sinh trong trường học.

Theo đó, Sở GD-ĐT yêu cầu các cơ sở giáo dục xây dựng nội quy, quy chế của trường, lớp học, trong đó quy định cụ thể việc quản lý, sử dụng điện thoại của học sinh trong giờ học và trong khuôn viên nhà trường đảm bảo chặt chẽ, hiệu quả. Yêu cầu các trường phổ thông và các cơ sở giáo dục sẽ thực hiện thu, quản lý điện thoại di động của học sinh, người học trước khi vào tiết học đầu tiên của từng buổi học (chính khóa, ngoài giờ chính khóa, ôn tập...). Thiết bị sẽ được trả lại sau khi kết thúc buổi học.

Trong các tiết học cần sử dụng điện thoại di động, các thiết bị thu, phát sóng theo kế hoạch của giáo viên thì học sinh được phép sử dụng điện thoại, thiết bị thu, phát sóng theo hướng dẫn của giáo viên. Các đơn vị chủ động phối hợp với cha mẹ học sinh để quản lý, nhắc nhở học sinh sử dụng điện thoại di động và các thiết bị thu, phát sóng đúng mục đích và theo đúng quy định của nhà trường, lớp học.

Tại Hà Tĩnh, hàng loạt trường học cũng phát động học sinh cam kết không mang điện thoại đến trường, như THPT Phúc Trạch, Cẩm Bình, Kỳ Anh... Việc liên hệ của các em với bố mẹ sẽ thông qua thầy cô hoặc cán sự lớp. Các mô hình nhận được sự phản hồi tích cực của dư luận, phụ huynh, học sinh, giáo viên.

Theo Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Tĩnh Nguyễn Thị Nhung Quyên, phong trào lớp học không điện thoại đã cho thấy hiệu quả tức thì. Quyết tâm triển khai phong trào một cách hiệu quả, bền vững, ngành Giáo dục Hà Tĩnh đã chỉ đạo các trường học tiếp tục tuyên truyền phổ biến, quán triệt đến cán bộ, giáo viên, học sinh, phụ huynh; cập nhật, bổ sung vấn đề này vào nội quy nhà trường; tăng cường mua sắm các trang thiết bị, sách dùng chung, bổ sung các điều kiện để cho học sinh được vui chơi, vận động trên sân trường trong giờ nghỉ giải lao.

Trước đó, Sở GD-ĐT Hà Nội cũng có văn bản yêu cầu các đơn vị giáo dục nâng cao hiệu quả quản lý việc sử dụng điện thoại di động và các thiết bị thu, phát sóng trong nhà trường, tuyệt đối không để học sinh sử dụng điện thoại trong giờ học.

Sở GD-ĐT Hà Nội đề nghị, ban giám hiệu, giáo viên các nhà trường, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên phổ biến, quán triệt, thực hiện nghiêm túc, đầy đủ quy định về việc sử dụng điện thoại di động, các thiết bị thu, phát sóng trong nhà trường theo quy định của Bộ GD-ĐT. Tùy vào điều kiện thực tế, ban giám hiệu và các giáo viên nhà trường quản lý điện thoại và các thiết bị thu, phát sóng của học sinh trước khi vào tiết học đầu tiên (quản lý theo từng lớp học) và gửi lại điện thoại, thiết bị thu, phát sóng cho học sinh sau giờ tan trường, tan lớp.

Trong các tiết học cần đến việc sử dụng điện thoại di động, các thiết bị thu, phát sóng và được giáo viên cho phép thì học sinh được phép mang điện thoại di động và thiết bị thu, phát sóng vào lớp học để sử dụng.

Tại TP. Hồ Chí Minh, Sở GD-ĐT không đưa ra khuyến cáo chung nhưng nhiều trường đã quản lý chặt hơn việc dùng điện thoại của học sinh như THPT Nguyễn Thượng Hiền, THPT Trường Chinh, THPT Thạnh Lộc, THCS Nguyễn Thái Bình,... Ở các trường này, học sinh không được dùng điện thoại trong khuôn viên trường, kể cả giờ ra chơi.

Giáo dục

Bữa ăn học đường: Câu chuyện không phải của riêng ngành giáo dục
Giáo dục

Bữa ăn học đường: Câu chuyện không phải của riêng ngành giáo dục

Theo PGS.TS Trương Tuyết Mai, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, tổ chức bữa ăn học đường theo tiêu chuẩn dinh dưỡng là câu chuyện không phải của riêng ngành giáo dục. Muốn bữa ăn cho trẻ đạt được đúng tiêu chuẩn dinh dưỡng cần sự nỗ lực, giám sát thực thi rất nghiêm túc từ phía chính quyền địa phương, vai trò của phía nhà trường, cùng sự vào cuộc của phụ huynh...

Hà Nội: Trường THPT dạy "chui" 174 học sinh gần nửa kỳ học mới bị phát hiện, Sở GD-ĐT nói gì?
Giáo dục

Hà Nội: Trường THPT dạy "chui" 174 học sinh gần nửa kỳ học mới bị phát hiện, Sở GD-ĐT nói gì?

Trước thông tin Trường THPT Tô Hiến Thành (quận Hà Đông) không được giao chỉ tiêu nhưng vẫn tuyển sinh "chui" 174 học sinh, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cho biết đã nhận được báo của nhà trường, đồng thời sẽ phối hợp các cơ sở để tìm phương án giải quyết đảm bảo quyền lợi cho học sinh. 

ĐH Công nghiệp Hà Nội đẩy mạnh hợp tác với Hàn Quốc trong lĩnh vực tái sản xuất máy công nghiệp và xây dựng
Giáo dục

ĐH Công nghiệp Hà Nội đẩy mạnh hợp tác với Hàn Quốc trong lĩnh vực tái sản xuất máy công nghiệp và xây dựng

Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội vừa ký kết 5 biên bản ghi nhớ hợp tác với đại diện doanh nghiệp, trường đại học Hàn Quốc; qua đó thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa nhà trường với các tổ chức, doanh nghiệp, cơ sở đào tạo Hàn Quốc trong lĩnh vực tái sản xuất máy công nghiệp và xây dựng.

Bộ GD-ĐT công bố một số tài liệu phục vụ dạy học tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài
Giáo dục

Bộ GD-ĐT công bố một số tài liệu phục vụ dạy học tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài

Căn cứ Quyết định số 14/QĐ-TTg ngày 6.1.2017 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Đề án “Nâng cao hiệu quả dạy học tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài”, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức biên soạn các tài liệu phục vụ dạy học tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài.

PGS.TS Bùi Đức Thọ: "Trường đại học là nơi an toàn để sinh viên mắc lỗi, phạm sai lầm và thất bại"
Giáo dục

PGS.TS Bùi Đức Thọ: "Trường đại học là nơi an toàn để sinh viên mắc lỗi, phạm sai lầm và thất bại"

PGS.TS Bùi Đức Thọ, Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân nhắn nhủ sinh viên, mái trường đại học là nơi an toàn để các em mắc lỗi, phạm sai lầm và thất bại. Nếu ra trường rồi mới phạm sai lầm, cái giá phải trả sẽ rất đắt.

 Cần luật hóa những quy định liên quan tới dinh dưỡng
Giáo dục

Cần luật hóa những quy định liên quan tới dinh dưỡng

Trao đổi với Báo Đại biểu Nhân dân, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Thị Mai Hoa cho rằng cần có hành lang pháp lý, tức là phải luật hóa những quy định liên quan tới dinh dưỡng. Như vậy, chúng ta mới có đủ cơ sở pháp lý để thực hiện một cách tốt nhất, đồng bộ nhất những chính sách về dinh dưỡng nói chung cho người Việt, trong đó có dinh dưỡng học đường.

Hotel Academy Việt Nam khai giảng lớp quản trị khách sạn và trao học bổng toàn phần VET by EHL
Kinh tế

Hotel Academy Việt Nam khai giảng lớp quản trị khách sạn và trao học bổng toàn phần VET by EHL

Sáng 28.10, Hotel Academy Việt Nam đã tổ chức lễ khai giảng khóa học Quản trị Khách sạn và trao học bổng toàn phần VET by EHL tại Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, trong không khí trang trọng, tràn đầy cảm hứng. Chương trình có sự tham dự của tập thể sư phạm Nhà trường, tân học viên và phụ huynh.