Hàng chục nghìn người dân được hưởng lợi từ chương trình “Tiến về phía trước”

Ngày 12.11 tại Hà Giang, UBND tỉnh Hà Giang và các tổ chức Plan International Việt Nam, CARE Quốc tế tại Việt Nam và Trung tâm Nghiên cứu Sáng kiến Phát triển Cộng đồng (RIC) tổ chức cuộc họp Tổng kết chương trình “Tiến Về Phía Trước” giai đoạn 2023 – 2024 và lấy ý kiến đóng góp cho chương trình giai đoạn 2024 – 2028.

Chương trình “Tiến Về Phía Trước” được đồng thực hiện bởi 3 tổ chức Plan International Việt Nam, CARE quốc tế tại Việt Nam và Trung tâm RIC trong 05 năm, từ 2023 tới 2028 trên địa bàn 15 xã thuộc các huyện Đakrông, Hướng Hóa (tỉnh Quảng Trị), Đà Bắc, Lạc Sơn (tỉnh Hòa Bình) và Xín Mần, Vị Xuyên (tỉnh Hà Giang). Với sự tài trợ của Đại sứ quán Ireland tại Việt Nam, chương trình hướng tới cải thiện chất lượng cuộc sống cộng đồng khó khăn thông qua phương pháp tiếp cận lấy cộng đồng làm trung tâm và hỗ trợ triển khai các chính sách phát triển kinh tế, xã hội tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Trong giai đoạn 2023 – 2024, chương trình đã được triển khai đồng bộ ở 6 huyện thuộc 3 tỉnh Hà Giang, Hòa Bình và Quảng Trị, và đã thu được nhiều kết quả khả quan. Cụ thể: 26 nhóm cộng đồng với 204 thành viên đã được nâng cao năng lực để thực hiện 26 công trình vi mô. Ước tính 10.000 người dân được hưởng lợi trực tiếp từ các công trình. 10 xã đã được hỗ trợ nâng cao năng lực và triển khai kế hoạch ứng phó quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng. Hơn 7.600 giáo viên và học sinh của 15 trường học đã được trang bị kiến thức, kỹ năng và kiện toàn cơ sở vật chất để ứng phó với rủi ro thiên tai thông qua mô hình Khung trường học an toàn trước thiên tai và biến đổi khí hậu. 1.074 phụ nữ nghèo và người khuyết tật được nâng cao năng lực, hỗ trợ nguồn vốn và vật tư để thực hiện các kế hoạch kinh doanh, và bắt đầu sản xuất thặng dư để có thêm thu nhập phục vụ cuộc sống và tiết kiệm…

37179b6132178949d006.jpg
Toàn cảnh buổi Tổng kết (Ảnh: Trọng Hiếu)

Nhận thấy những tác động của biến đổi khí hậu trong những năm gần đây đối với Việt Nam nói chung, và vùng triển khai chương trình nói riêng, các tổ chức đồng thực hiện chương trình dự kiến sẽ thay đổi phương pháp tiếp cận trong quá trình triển khai cho giai đoạn 2024 - 2028. Theo đó, trên cơ sở tiếp tục duy trì các mảng hoạt động chính, chương trình “Tiến Về Phía Trước” cũng sẽ đồng thời tiến hành đánh giá lại từ góc độ rủi ro đến từ biến đổi khí hậu trên những địa bàn nơi triển khai để từ đó, có những bổ sung, điều chỉnh phù hợp.

Các đánh giá này sẽ được thực hiện ở từng vùng, với nội dung tập trung vào phân tích tác động của biến đổi khí hậu và năng lực ứng phó của cộng đồng. Kết quả của quá trình đánh giá sẽ được sử dụng làm cơ sở cho việc thiết kế các hoạt động, lập kế hoạch và thực hiện chương trình ở 15 xã, 6 huyện ở 3 tỉnh Hà Giang, Hòa Bình và Quảng Trị trong giai đoạn tiếp theo.

0075e06a6c1cd7428e0d.jpg
Quyền Giám đốc Sở Ngoại Vụ tỉnh Hà Giang Ông Phạm Thanh Hòa chia sẻ tại buổi Tổng kết (Ảnh: Trọng Hiếu)

Trước đề xuất của chương trình, Phó Ban dân tộc tỉnh Quảng Trị, ông Trương Chí Hiếu cho biết, trong năm triển khai, chương trình đã hỗ trợ đáng kể cho đồng bào dân tộc thiểu số tại 2 huyện miền núi Hướng Hóa và Đakrông, chương trình đã có các hoạt động nâng cao nhận thức, hỗ trợ công trình vi mô, trường học an toàn, phòng chống thiên tai, các mô hình sinh kế cũng đã hướng đến việc đa dạng hóa nguồn thu nhập bằng nhiều hình thức sản xuất, kinh doanh khác nhau, đã tạo ra sự thay đổi về nhận thức, tư duy phương pháp cải thiện sinh kế cũng như vấn đề phòng chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu tại địa phương.

Theo bà Hoàng Thị Duyên – Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Hòa Bình, phụ nữ có vai trò quan trọng trong các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu. Trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh, phụ nữ cũng là lực lượng tiên phong trong ứng dụng khoa học, công nghệ nhằm giảm thiểu khí nhà kính và hạn chế tác động tới môi trường. Tuy nhiên, kết quả một số nghiên cứu ở Việt Nam cũng cho thấy phụ nữ còn gặp nhiều rào cản về truyền thống, tài chính cũng như tiếp cận thông tin và ít cơ hội học hỏi, nắm bắt sớm các biện pháp ứng phó... Việc tăng cường sự tham gia có ý​ nghĩa của phụ nữ trong các sáng kiến sản xuất kinh doanh xanh là tiền đề quan trọng thúc đẩy và tạo điều kiện cho các hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu.

5b337b25f7534c0d1542.jpg
Quyền Giám đốc quốc gia của tổ chức Plan Việt Nam bà Lê Quỳnh Lan phát biểu tại buổi Tổng kết (Ảnh: Trọng Hiếu)

Quyền Giám đốc Sở Ngoại Vụ tỉnh Hà Giang ông Phạm Thanh Hòa chia sẻ, “Tỉnh Hà Giang là một tỉnh miền núi dễ chịu ảnh hưởng nặng nề từ các hiện tượng sạt lở, lũ quét, và suy thoái đất, chúng tôi đánh giá cao những nỗ lực của chương trình trong việc hỗ trợ các địa phương trong tỉnh tăng cường khả năng thích ứng với rủi ro thiên tai qua các hoạt động sinh kế, xây dựng công trình vi mô trong năm vừa qua…. Chúng tôi sẽ phối hợp chặt chẽ để triển khai chương trình giai đoạn tới phù hợp với nhu cầu thực tế và mong muốn của địa phương.”

Phát biểu tại cuộc họp, Quyền Giám đốc quốc gia của tổ chức Plan Việt Nam bà Lê Quỳnh Lan nhấn mạnh: “Các cộng đồng dễ bị tổn thương như phụ nữ nghèo, trẻ em, người già, người khuyết tật, người dân tộc thiểu số miền núi, đang trở nên dễ bị tổn thương hơn trước tác động của biến đổi khí hậu trong những năm gần đây. Các can thiệp của chương trình Tiến Về Phía Trước sẽ hỗ trợ các cộng đồng này có kiến thức và kỹ năng để từ đó họ có thể thích ứng tốt hơn và giảm thiểu tác động của thiên tai và biến đổi khí hậu đối với cuộc sống của họ. Chương trình này sẽ đóng góp đáng kể vào tầm nhìn của tổ chức Plan giai đoạn 2025-2027 là trẻ em gái, phụ nữ trẻ và thanh niên Việt Nam là những động lực tích cực thúc đẩy sự thay đổi trong việc hiện thực hóa quyền của họ đối với tương lai xanh và bền vững.”

Đời sống

Ngăn chặn bạo lực học đường, xâm hại trẻ em
Đời sống

Ngăn chặn bạo lực học đường, xâm hại trẻ em

Trong công cuộc phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em, sự quan tâm, định hướng và giáo dục của nhà trường đóng vai trò không nhỏ. Nhằm tạo cho các em môi trường lành mạnh, trường học thân thiện và nền tảng ý thức bảo vệ bản thân, Trường THCS Nguyễn Tất Thành (Can Lộc, Hà Tĩnh) rất chú trọng tuyên truyền giáo dục giới tính, phòng chống bạo lực, tạo sân chơi lành mạnh cho học sinh.

Ban hành Chỉ thị mới về nâng cao hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội
Xã hội

Ban hành Chỉ thị mới về nâng cao hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội

Thay mặt Ban Bí thư Trung ương Đảng, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú vừa ký ban hành Chỉ thị số 39-CT/TW về nâng cao hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội trong giai đoạn mới, nhằm thích ứng với bối cảnh tình hình mới, nhất là những tác động phức tạp, khó lường của các vấn đề an ninh truyền thống, an ninh phi truyền thống cùng với quyết tâm đạt được mục tiêu trở thành nước xã hội chủ nghĩa có thu nhập trung bình cao vào năm 2030, thu nhập cao vào năm 2045 đang đặt ra yêu cầu nâng cao hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội. 

Tân Hiệp Phát tiếp tục đồng hành cùng học sinh Hà Nam vượt khó đến trường
Xã hội

Tân Hiệp Phát tiếp tục đồng hành cùng học sinh Hà Nam vượt khó đến trường

Công ty Tân Hiệp Phát vừa phối hợp cùng Hội Khuyến học tỉnh Hà Nam trao tặng 200 suất học bổng cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Được biết, đây là điểm đến thứ 3 của đơn vị trong hành trình trao 800 suất học bổng “Nối trọn yêu thương – Nâng bước đến trường” tại 4 tỉnh thành trong năm 2024.

Nhiều chương trình tập huấn, đào tạo nghề nông nghiệp được tổ chức giúp người dân nâng cao thu nhập
Đời sống

Vực dậy vùng lõi nghèo

Bằng sự quyết tâm, cùng với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, bên cạnh những chính sách phù hợp, hiệu quả, đặc biệt là sự chung sức đồng lòng của người dân, huyện nghèo A Lưới đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận thoát khỏi huyện nghèo quốc gia năm 2024, vượt trước kế hoạch đề ra 1 năm. Đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong tiến trình đưa tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt
Xã hội

Đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt

Theo Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Đồng Nai, số người nhận lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng qua tài khoản cá nhân trên địa bàn tỉnh ngày càng tăng cho thấy người thụ hưởng đã hiểu được những lợi ích của việc nhận lương hưu qua tài khoản cá nhân vừa nhanh, thuận tiện, tiết kiệm thời gian và an toàn. Thời gian tới, BHXH tỉnh sẽ đẩy mạnh công tác tuyên truyền để tiếp tục vận động người nhận lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng qua phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt.

Học viên tham gia thực hành nghề nông nghiệp (Ảnh: Minh Hà)
Đời sống

Cao Bằng: Gần 14.000 lao động được tạo việc làm

Với việc triển khai hiệu quả các chính sách hỗ trợ giải quyết việc làm, duy trì việc làm cho người lao động; kết nối cung - cầu lao động, giúp doanh nghiệp tuyển dụng được lao động, người lao động tìm được việc làm phù hợp... tạo ra dấu ấn đậm nét cho công tác giảm nghèo tại Cao Bằng. 

Phát huy hiệu quả mô hình đặc thù trong thực hiện tín dụng chính sách
Đời sống

Phát huy hiệu quả mô hình đặc thù trong thực hiện tín dụng chính sách

Tín dụng chính sách xã hội được biểu hiện như một công cụ, giải pháp quan trọng của Đảng, Nhà nước thực hiện giảm nghèo bền vững; giúp hộ nghèo, hộ chính sách tạo sinh kế, nâng cao sức sản xuất, phát triển bền vững; bảo đảm an sinh xã hội. Tại Tọa đàm “Tín dụng chính sách xã hội dưới góc nhìn của đại biểu Quốc hội” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức chiều 9.11, các đại biểu đều cho rằng, việc phát huy hiệu quả sứ mệnh và vai trò mô hình thiết chế sáng tạo, đặc thù trong thực hiện tín dụng chính sách là đòi hỏi cấp bách trong điều kiện thực tiễn đất nước hiện nay.

Tín dụng chính sách xã hội – bệ đỡ cho đối tượng yếu thế
Xã hội

Tín dụng chính sách xã hội – bệ đỡ cho đối tượng yếu thế

Tín dụng chính sách xã hội được xem là “điểm sáng” và một “trụ cột” trong hệ thống các chính sách giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội, đáp ứng nguyện vọng của Nhân dân, đặc biệt là người nghèo và đối tượng yếu thế trong xã hội. Song, trong bối cảnh mới đòi hỏi cách nhìn mới về vai trò của tín dụng chính sách cũng như những quan điểm, giải pháp phát huy tối đa hiệu quả của tín dụng chính sách trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách, mục tiêu, nhiệm vụ của Đảng, Nhà nước về tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện công bằng xã hội.

T&T Group và Ngân hàng SHB đồng hành cùng Bộ Công an xây nhà và điểm trường cho địa phương thiệt hại bởi lũ
Đời sống

T&T Group và Ngân hàng SHB đồng hành cùng Bộ Công an xây nhà và điểm trường cho địa phương thiệt hại bởi lũ

Với tâm niệm “đóng góp cho xã hội là một phần bổn phận và là vinh dự của doanh nghiệp”, cùng tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, chung tay chia sẻ và ủng hộ người dân bị thiệt hại do bão lũ gây ra, T&T Group và Ngân hàng SHB đã đồng hành cùng Bộ Công an trong chương trình triển khai xây dựng 150 căn nhà cho người dân và xây dựng 1 điểm trường cho con em đồng bào miền núi.

Bắc Giang: Chủ động trong công tác phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em
Đời sống

Bắc Giang: Chủ động trong công tác phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em

Xác định việc tăng cường các biện pháp phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em là vấn đề quan trọng cần ưu tiên thực hiện, ngay từ đầu năm 2024, UBND tỉnh Bắc Giang đã ban hành Chỉ thị số 02/CT-UBND ngày 4.2.2024 về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em và tai nạn thương tích, đuối nước trẻ em trên địa bàn tỉnh nhằm bảo đảm an toàn và phát triển toàn diện cho trẻ.