Hàn Quốc trong tầm ngắm của Tổng thống Donald Trump?

“Mức thuế trung bình của Trung Quốc đối với các sản phẩm của chúng tôi cao gấp đôi mức chúng tôi áp dụng cho họ. Và mức thuế trung bình của Hàn Quốc cao gấp 4 lần… Trong khi chúng tôi hỗ trợ rất nhiều về mặt quân sự và nhiều mặt khác cho Hàn Quốc”, Tổng thống Donald Trump đã phát biểu như vậy mới đây, báo hiệu nguy cơ Hàn Quốc sẽ nằm trong tầm ngắm.

Giáo sư khoa học chính trị Robert Kelly cho biết những yêu cầu mới của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump về thương mại và quốc phòng sẽ buộc Hàn Quốc phải xem xét lại lập trường an ninh và hạt nhân của mình.

738b478f-3efe-4ac4-817a-98cb855b0c1d.jpg
Nguồn: cryptopolitan

Nhìn vào thực tế, mối quan hệ Hoa Kỳ - Hàn Quốc được đặc trưng bởi hai yếu tố mà Tổng thống Donald Trump đang không hài lòng ở các đồng minh của Hoa Kỳ: Thâm hụt thương mại và Mỹ đang phải duy trì những cam kết quốc phòng tốn kém.

Hàn Quốc thường xuyên có thặng dư thương mại với Hoa Kỳ - nghĩa là họ xuất khẩu sang Hoa Kỳ nhiều hơn nhập khẩu. Năm 2024, con số này là 66 tỷ USD; nhiều hơn năm 2023, là 51 tỷ USD. Trong khi đó, Hoa Kỳ đang đồn trú 28.500 binh lính và người phụ thuộc của họ tại một loạt các căn cứ trên bán đảo Triều Tiên.

Với hai yếu tố này, Tổng thống Donald Trump gần như chắc chắn sẽ yêu cầu giảm thặng dư và tăng chi phí bảo vệ quân sự của Hoa Kỳ. Trong nhiệm kỳ đầu tiên, ông cũng đưa ra những yêu cầu này, đe dọa sẽ rút quân đội Hoa Kỳ nếu Hàn Quốc không trả 5 tỷ USD theo thỏa thuận chia sẻ chi phí quốc phòng.

Hàn Quốc đã chùn bước trước trước con số khổng lồ đó. Vào năm 2019, họ đã trả 924 triệu USD. Và sau đó, may mắn cho Seoul, ông Joe Biden thắng cử năm 2020 với một tư tưởng cởi mở hơn. Hàn Quốc đã đàm phán lại những thỏa thuận chia sẻ chi phí mới, trong đó Hàn Quốc đã đồng ý trả 1,52 nghìn tỷ won (1 tỷ đô la Mỹ), sẽ không có hiệu lực cho đến năm 2026, điều có thể cho phép ông Trump hủy bỏ nó.

Trong chiến dịch tranh cử tổng thống vào tháng 10.2024, ông Trump đã có những lời lẽ căng thẳng khi gọi Hàn Quốc là "cỗ máy ngốn tiền" và nói rằng nước này nên trả 10 tỷ USD cho quân đội Hoa Kỳ.

Chủ nghĩa thực dụng Mỹ

Cách tiếp cận chính sách đối ngoại của Tổng thống Trump đã thay đổi đáng kể cấu trúc liên minh của Mỹ tại châu Âu. Quan điểm của ông về NATO và sự tham gia trực tiếp của ông với Nga về vấn đề Ukraine cho thấy quan điểm giao dịch dựa trên lợi ích kinh tế nhiều hơn về ý thức hệ hay quan hệ đối tác quốc tế.

Tương tự như vậy, ông Trump từ lâu đã coi việc triển khai quân đội Hoa Kỳ ở nước ngoài không phải nghĩa vụ, ông cũng không coi Mỹ là "sen đầm quốc tế". Thay vào đó, ông coi đây là sự bảo vệ của lính đánh thuê và Hoa Kỳ phải được trả tiền. Ví dụ, trong các cuộc đàm phán gần đây với Ukraine, ông đã đưa ra đề xuất về thỏa thuận khoáng sản giữa Hoa Kỳ và Ukraine như một khoản bồi thường của Ukraine cho viện trợ của Hoa Kỳ.

Bình luận của ông về các đồng minh của Hoa Kỳ ở châu Âu cho thấy ông không cảm thấy bị ràng buộc bởi hiệp ước để bảo vệ họ. Nếu cách tiếp cận quay lưng lại với liên minh này mở rộng sang Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, gần như chắc chắn sẽ châm ngòi cho một cuộc chạy đua vũ trang khu vực trong mối lo ngại về các đe dọa an ninh mà họ không được bảo vệ.

Quan điểm này cũng có thể châm ngòi cho sự cạnh tranh giữa Nhật Bản và Hàn Quốc, xét đến sự căng thẳng đáng kể giữa hai nước này. Thậm chí có thể dẫn đến phổ biến vũ khí hạt nhân, khi các đồng minh của Hoa Kỳ nghi ngờ về cam kết của nước Mỹ đối với an ninh của họ.

Hàn Quốc có thể sẽ là quốc gia đầu tiên trong khu vực cảm thấy áp lực mới. Nhật Bản là đối tác khu vực quan trọng nhất của Hoa Kỳ, vì vậy ông Trump có thể sẽ tiến hành thận trọng với Tokyo. Nhưng Hàn Quốc là một đồng minh nhỏ có tầm quan trọng trung bình đối với Hoa Kỳ, vì vậy họ có thể thấy mình bị giám sát chặt chẽ hơn.

Lựa chọn con đường nào?

Khi ông Trump gia tăng áp lực lên các đồng minh của Hoa Kỳ, tất cả đều phải đối mặt với câu hỏi là nên xoa dịu ông bằng những nhượng bộ, hay rời xa Hoa Kỳ để hướng tới một đường lối chính sách đối ngoại độc lập hơn.

Ở châu Âu, lựa chọn thứ hai sẽ vô cùng khó khăn trong bối cảnh lục địa này quá phụ thuộc vào an ninh của Mỹ. Châu Âu từ lâu được coi là người khổng lồ bằng giấy khi chi tiêu quốc phòng của châu Âu quá thấp khiến năng lực quân sự và năng lực sản xuất quốc phòng của châu lục này bị teo tóp. Đây là đòn bẩy cốt lõi của ông Trump đối với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy trong căng thẳng gần đây của họ. Châu Âu không thể thay thế sự ủng hộ của Hoa Kỳ đối với Ukraine, điều mà ông Zelenskyy biết rõ.

Ngược lại, Hàn Quốc có khả năng tự đi con đường của mình. Chi tiêu quốc phòng của họ gấp đôi mức trung bình của châu Âu. Quân đội của họ lớn vì chế độ nghĩa vụ quân sự và có cơ sở công nghiệp quốc phòng tuyệt vời. Nếu chịu áp lực từ Hoa Kỳ, Hàn Quốc sẽ có vị thế tốt hơn để độc lập về quân sự so với châu Âu.

Nguy cơ chạy đua vũ trang ở Đông Á

Tuy nhiên, quá trình tìm kiếm sự độc lập có thể diễn ra chậm rãi. Hàn Quốc nằm trong một khu vực khó khăn, vì vậy họ sẽ muốn tránh sự rạn nứt công khai với Mỹ. Họ có thể sẽ cố gắng xoa dịu nước Mỹ, như đã từng thành công trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông.

Và trong trường hợp của Hàn Quốc, sự độc lập lớn hơn về chính sách đối ngoại gần như chắc chắn buộc nước này phát triển vũ khí. Dư luận của công chúng và giới tinh hoa Hàn Quốc đã nghiêng về phía ủng hộ hạt nhân trong nhiều năm nay, và những hành động gần đây của ông Trump đã tiếp thêm sinh lực cho cuộc tranh luận đó.

Nếu mạng lưới liên minh Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Hoa Kỳ bị phân mảnh, các quốc gia khác cũng sẽ cân nhắc đến ngân sách quốc phòng lớn và vũ khí hạt nhân.

Nếu không có sự ủng hộ vững chắc của Hoa Kỳ, Australia và Nhật Bản có thể đánh giá lại tình trạng phi hạt nhân của mình. Hàn Quốc và Nhật Bản thậm chí có thể rơi vào tình trạng cạnh tranh.

Liên minh Hoa Kỳ - Hàn Quốc đã tồn tại hơn bảy thập kỷ. Seoul sẽ phải hành động thận trọng.

Thế giới 24h

Kỷ nguyên “đi lại tự do” dần khép lại?
Quốc tế

Kỷ nguyên “đi lại tự do” dần khép lại?

Brussels đang nhanh chóng hoàn thiện các quy định mới, cho phép Liên minh châu Âu (EU) dễ dàng hơn trong việc đình chỉ chế độ miễn thị thực đối với công dân của 61 quốc gia hiện đang được hưởng quyền này. Giới quan sát nhận định, động thái này không chỉ phản ánh sự cứng rắn hơn trong vấn đề di cư bất hợp pháp mà còn cho thấy EU đã sẵn sàng sử dụng chính sách thị thực như một đòn bẩy chính trị mạnh mẽ hơn.

Cộng hòa Czech tuyên bố lần đầu tiên độc lập hoàn toàn khỏi nguồn cung dầu từ Nga
Thế giới 24h

Cộng hòa Czech tuyên bố lần đầu tiên độc lập hoàn toàn khỏi nguồn cung dầu từ Nga

Chính phủ Cộng hòa Czech chính thức công bố nước này đã chấm dứt hoàn toàn sự phụ thuộc vào nguồn cung dầu mỏ từ Nga. Thủ tướng Petr Fiala cho biết việc nâng cấp hoàn tất tuyến đường ống Transalpine (TAL) từ Tây Âu đã cho phép Czech tiếp nhận toàn bộ nguồn dầu từ các nước phương Tây, thay vì phải phụ thuộc vào đường ống Druzhba do Nga vận hành như trước đây.

Mỹ khởi động điều tra nhập khẩu dược phẩm và chip bán dẫn
Thế giới 24h

Mỹ khởi động điều tra nhập khẩu dược phẩm và chip bán dẫn

Chính quyền Tổng thống Donald Trump đã chính thức mở cuộc điều tra theo Mục 232 của Đạo luật Mở rộng Thương mại năm 1962, nhằm xem xét tác động của việc nhập khẩu dược phẩm và vi mạch điện tử (chip) đối với an ninh quốc gia - bước đi mới nhất của Tổng thống Donald Trump, nhằm hướng đến việc giảm phụ thuộc vào nguồn cung nước ngoài trong các lĩnh vực chiến lược.

Cuộc chiến của Harvard sẽ kiểm tra giới hạn quyền lực của chính quyền Mỹ
Thế giới 24h

Cuộc chiến của Harvard sẽ kiểm tra giới hạn quyền lực của chính quyền Mỹ

Một bên là Harvard, trường đại học lâu đời và giàu có nhất của nước Mỹ, một thương hiệu đại học nổi tiếng đến mức chỉ nghe tên cũng đủ uy tín. Bên kia là chính quyền Tổng thống Donald Trump, với quyết tâm tiến xa hơn bất kỳ chính quyền nào khác để can thiệp và định hình lại nền giáo dục đại học của Hoa Kỳ. Cả hai bên đều đang lao vào một cuộc đụng độ có thể thử thách giới hạn quyền lực của chính phủ và tính độc lập của các trường đại học hàng đầu Hoa Kỳ, vốn là thương hiệu để để họ trở thành điểm đến của các học giả trên toàn thế giới.

Sự phối hợp giữa hai cơ quan lập pháp góp phần hiện thực hóa Cộng đồng Trung Quốc – Việt Nam chia sẻ tương lai
Thế giới 24h

Sự phối hợp giữa hai cơ quan lập pháp góp phần hiện thực hóa Cộng đồng Trung Quốc – Việt Nam chia sẻ tương lai

Trong cuộc gặp với Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Trần Thanh Mẫn hôm 14.4, Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khẳng định sự phối hợp giữa cơ quan lập pháp hai nước sẽ giúp cụ thể hóa những nội dung mà hai bên đã nhất trí trong thúc đẩy Cộng đồng Trung Quốc – Việt Nam chia sẻ tương lai; cùng đưa hai nước tiến vào kỷ nguyên mới, hãng thông tấn Tân Hoa Xã đưa tin.

Báo Trung Quốc: Chọn Việt Nam là điểm đến đầu tiên trong năm 2025 cho thấy sự coi trọng đặc biệt của Trung Quốc
Thế giới 24h

Báo Trung Quốc: Chọn Việt Nam là điểm đến đầu tiên trong năm 2025 cho thấy sự coi trọng đặc biệt của Trung Quốc

Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC), Chủ tịch nước Trung Quốc hôm 14.4 đã kêu gọi có những biện pháp để làm sâu sắc hơn quá trình xây dựng cộng đồng Trung Quốc - Việt Nam chia sẻ tương lai. Ông Tập Cận Bình đưa ra phát biểu này tại cuộc hội đàm với Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) Tô Lâm trong chuyến thăm cấp nhà nước tới Việt Nam. Hãng tin Tân Hoa Xã, tờ The Global và nhiều tờ báo chính thống của Trung Quốc đưa tin.

Trung Quốc trong hệ sinh thái số toàn cầu
Quốc tế

Trung Quốc trong hệ sinh thái số toàn cầu

Sáng kiến ​​Con đường tơ lụa kỹ thuật số nhằm mục đích phát triển một hệ sinh thái kỹ thuật số toàn cầu với Trung Quốc là trung tâm, tập trung vào thương mại điện tử, tài chính, số hóa công nghiệp, điện toán lượng tử và AI. Các mô hình nguồn mở giá rẻ như DeepSeek đang thúc đẩy nhận thức rằng công nghệ tiên tiến sẽ không chỉ dành riêng cho các nước phát triển. Sự chuyển dịch sang mạng lưới kỹ thuật số giá rẻ của Trung Quốc có thể định hình lại tương lai kỹ thuật số của các nền kinh tế đang phát triển và ảnh hưởng đến chính sách công nghệ trên toàn thế giới.

Truyền thống, trà đạo và tương lai: Những câu chuyện đặc sắc của Chủ tịch Tập Cận Bình với Việt Nam
Thế giới 24h

Truyền thống, trà đạo và tương lai: Những câu chuyện đặc sắc của Chủ tịch Tập Cận Bình với Việt Nam

Khi Tổng Bí thư Tô Lâm thực hiện chuyến thăm đầu tiên tới Trung Quốc với tư cách là nhà lãnh đạo cấp cao của Việt Nam vào tháng 8 năm ngoái, nơi ông đặt chân đến đầu tiên không phải Bắc Kinh mà là thành phố Quảng Châu phía nam - một sự sắp xếp đặc biệt mà Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sau này ca ngợi là "lựa chọn đầy ý nghĩa", đó là mở đầu bài viết trên tờ Tân Hoa Xã về những câu chuyện và kỷ niệm đặc sắc của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình với Việt Nam, được đăng tải trước thềm chuyến thăm chính thức Việt Nam lần thứ 4 của ông.

The Global Times: Chủ tịch Tập Cận Bình muốn thúc đẩy tầm nhìn mới cho Cộng đồng Trung Quốc - Việt Nam chia sẻ tương lai
Thế giới 24h

The Global Times: Chủ tịch Tập Cận Bình muốn thúc đẩy tầm nhìn mới cho Cộng đồng Trung Quốc - Việt Nam chia sẻ tương lai

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho rằng, Trung Quốc và Việt Nam cần tăng cường nỗ lực trên mọi mặt trận để xây dựng cộng đồng chia sẻ tương lai Trung Quốc - Việt Nam, đóng góp nhiều hơn cho hòa bình, ổn định, phát triển và thịnh vượng ở khu vực và thế giới nói chung, tờ The Global Times, tờ báo chính thống của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong bài viết sáng 14.4 đưa tin.