Hàn Quốc tăng cường an ninh cho phiên tòa luận tội tổng thống

Cảnh sát Hàn Quốc đang xem xét tăng cường an ninh cho ngày ra phán quyết của phiên tòa luận tội Tổng thống Yoon Suk-yeol dù thời điểm này vẫn chưa được ấn định.

Ban đầu, cảnh sát dự kiến triển khai khoảng 12.000 cảnh sát chống bạo động tại trung tâm thủ đô Seoul. Con số 12.000 cảnh sát này chiếm gần 10% trong tổng số 130.000 nhân sự cảnh sát trên toàn quốc. Tuy nhiên, họ hiện cân nhắc tăng thêm số lượng sau khi ông Yoon được thả khỏi nơi giam giữ hôm 8.3.

e94cfe5f-8c5e-46a0-a2ae-d37783e87c8f.jpg
Tổng thống Yoon Suk-yeol được trả tự do hôm 8.3. Ảnh: Yonhap

Theo kế hoạch mới, khoảng 5.000 cảnh sát sẽ được triển khai tại Tòa án Hiến pháp và xung quanh Quảng trường Gwanghwamun một ngày trước khi tòa đưa ra phán quyết để ngăn chặn người biểu tình tiếp cận các khu vực này. Trong ngày ra phán quyết, khoảng 9.000 cảnh sát sẽ được huy động.

Một quan chức cảnh sát ngày 9.3 thừa nhận họ không thể chắc các cuộc biểu tình của phe ủng hộ và phe phản đối việc luận tội ông Yoon sẽ diễn ra thế nào, cũng như nhấn mạnh kế hoạch an ninh vẫn có thể được tăng cường hơn nữa.

Nhận định này được đưa ra trong ngày có hàng chục ngàn người ủng hộ hoặc phản đối ông Yoon Suk-yeol tập trung tuần hành tại thủ đô Seoul.

Trước đó, ngày 8.3, ông Yoon Suk-yeol đã được trả tự do sau khi một tòa án quận Seoul ra phán quyết cho rằng việc bắt giữ ông là không hợp pháp.

Tuy nhiên, hôm 10.3, các công tố viên Hàn Quốc tuyên bố sẽ vẫn theo đuổi bản án đối với Tổng thống Yoon Suk Yeol về tội nổi loạn bất chấp phán quyết của tòa án ra yêu cầu trả tự do cho ông.

Tổng chưởng lý Shim Woo-jung cho biết ông tôn trọng phán quyết của tòa án cuối tuần nhưng không đồng ý với đánh giá của tòa rằng việc nộp đơn truy tố đã quá thời hạn pháp luật cho phép, điều mà tòa án cho là khiến việc giam giữ Yoon trong khi xét xử là bất hợp pháp.

Khi được hỏi liệu phán quyết của tòa án có nghĩa là có khả năng hủy bỏ vụ án hay không, ông trả lời với các phóng viên rằng: "Tôi đã chỉ đạo bên công tố đưa ra lập luận về nhiều tranh chấp khác nhau trong phiên tòa và chúng tôi sẽ làm mọi cách có thể để tiếp tục thúc đẩy bản cáo trạng này".

Thế giới 24h

Trung Quốc nỗ lực tạo niềm tin về an toàn thực phẩm
Thế giới 24h

Trung Quốc nỗ lực tạo niềm tin về an toàn thực phẩm

Bê bối thực phẩm xảy ra vào năm ngoái đã gây ra sự phẫn nộ của công chúng và thu hút sự chú ý của cộng đồng quốc tế đối với chế độ an toàn thực phẩm của Trung Quốc. Mặc dù, nước này đã ban hành các chính sách để cải thiện hệ thống an toàn thực phẩm, song vẫn còn những vấn đề trong việc thực thi các quy định, truyền thông... Các chuyên gia nhận định, chính phủ phải tăng cường hình phạt đối với các hành vi vi phạm và thu hẹp khoảng cách trong các cơ chế an toàn thực phẩm; tận dụng sự tiến bộ về công nghệ để có các phản ứng phối hợp nhằm củng cố các hệ thống về an toàn thực phẩm.

Nghị viện châu Âu lại vướng vào bê bối tham nhũng rúng động liên quan Huawei
Thế giới 24h

Nghị viện châu Âu lại vướng vào bê bối tham nhũng rúng động liên quan Huawei

Nghị viện châu Âu lại tiếp tục vướng vào một vụ bê bối tham nhũng quy mô lớn, sau khi cảnh sát Bỉ bắt giữ một số người trong khuôn khổ cuộc điều tra tham nhũng nhắm vào Nghị viện châu Âu và Tập đoàn công nghệ Huawei của Trung Quốc. Vụ việc một lần nữa làm dấy lên tranh cãi về tính minh bạch và trách nhiệm của các nghị sĩ trong việc ngăn chặn tiêu cực, chỉ ít lâu sau khi xảy ra vụ Qatargate năm 2022.

EU đề xuất đạo luật thuốc thiết yếu
Thế giới 24h

EU đề xuất đạo luật thuốc thiết yếu

Ủy ban châu Âu (EC) vừa công bố đề xuất "Đạo luật thuốc thiết yếu" với mục tiêu cải thiện khả năng cung ứng các loại thuốc quan trọng trong Liên minh châu Âu (EU). Động thái này nhằm giảm thiểu tình trạng thiếu hụt thuốc, bảo vệ sức khỏe người dân và tăng cường khả năng tự chủ dược phẩm của khối.

Tổng thống Donald Trump muốn sử dụng đất Lầu Năm Góc để chế biến khoáng sản
Thế giới 24h

Tổng thống Donald Trump muốn sử dụng đất Lầu Năm Góc để chế biến khoáng sản

Tổng thống Mỹ Donald Trump có ý định xây dựng các cơ sở luyện kim tại các căn cứ quân sự của Lầu Năm Góc như một phần trong kế hoạch thúc đẩy sản xuất khoáng sản quan trọng trong nước, hạn chế sự kiểm soát của Trung Quốc đối với lĩnh vực này, hai quan chức chính quyền cấp cao nói với Reuters.

Fukushima: Tái sinh từ thảm kịch
Thế giới 24h

Fukushima: Tái sinh từ thảm kịch

14 năm sau trận động đất và sóng thần kinh hoàng ngày 11.3.2011, kéo theo thảm họa hạt nhân, tỉnh Fukushima đang từng bước tái thiết và chuyển mình thành trung tâm đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp. Dù cái tên "Fukushima" vẫn gợi nhớ đến ký ức đau thương về thảm họa và ô nhiễm hạt nhân, chính quyền địa phương và trung ương đã triển khai nhiều sáng kiến quy mô lớn để biến nơi đây thành một điểm đến khởi nghiệp đầy tiềm năng.

Chỉ có 7 nước đạt tiêu chuẩn chất lượng không khí của WHO năm 2024
Thế giới 24h

Chỉ có 7 nước đạt tiêu chuẩn chất lượng không khí của WHO năm 2024

Dữ liệu công bố hôm 11.3 cho thấy chỉ 7 bảy quốc gia đạt tiêu chuẩn chất lượng không khí của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vào năm ngoái, trong khi các nhà nghiên cứu cảnh báo rằng cuộc chiến chống khói bụi sẽ chỉ trở nên khó khăn hơn sau khi Hoa Kỳ chấm dứt nỗ lực hỗ trợ giám sát chất lượng không khí toàn cầu.

Tránh nguy cơ "già" trước khi "giàu"
Thế giới 24h

Tránh nguy cơ "già" trước khi "giàu"

Với dân số trong độ tuổi lao động đang giảm dần, nhiều nền kinh tế mới nổi sẽ phải đối mặt với cuộc khủng hoảng khẩu học tương tự như các nước phát triển. Để tránh nguy cơ trở thành những nền kinh tế “già” trước khi kịp “giàu”, họ phải hành động ngay từ bây giờ để chuẩn bị cho thời điểm khi lợi tức nhân khẩu học mất dần và gánh nặng hỗ trợ dân số già trở nên không thể tránh khỏi.

Chính quyền Donald Trump 2.0 có ý nghĩa gì đối với châu Phi và châu Mỹ Latin?
Thế giới 24h

Chính quyền Donald Trump 2.0 có ý nghĩa gì đối với châu Phi và châu Mỹ Latin?

Trong khi thế giới tập trung sự chú ý vào các chính sách của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đối với Châu Âu, Trung Quốc và Nga, tác động của các chính sách mà ông ban hành đối với châu Phi và châu Mỹ Latin cũng sâu sắc không kém. Đặc biệt khi ở các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi, chính sách của Hoa Kỳ từ lâu đã là một thế lực không thể miễn dịch.

EU bất đồng về viện trợ cho Ukraine
Thế giới 24h

EU bất đồng về viện trợ cho Ukraine

Liên minh châu Âu (EU) đã không thể nhất trí về gói viện trợ quân sự mới trị giá 30 tỷ euro (32 tỷ USD) cho Ukraine sau khi Hungary phủ quyết biện pháp này tại cuộc họp khẩn cấp của Hội đồng châu Âu tại Brussels hôm 6.3. Bất chấp sự ủng hộ rộng rãi từ 26 thành viên EU khác, Thủ tướng Hungary Viktor Orban đã chặn tuyên bố của các nhà lãnh đạo, trì hoãn việc hỗ trợ thêm cho Kiev.

Mỹ sẽ rút khỏi IMF và WB?
Quốc tế

Mỹ sẽ rút khỏi IMF và WB?

Sau khi rút khỏi Thỏa thuận khí hậu Paris và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Tổng thống Donald Trump có thể sẽ tiếp tục đẩy mạnh việc rút lui khỏi các tổ chức quốc tế lớn, bao gồm Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) trong những tháng tới. Các chuyên gia cho rằng, quyết định này sẽ là một sai lầm nghiêm trọng, tước đi khả năng của Mỹ trong việc định hình các quy tắc của trật tự tiền tệ quốc tế và theo đuổi các lợi ích chiến lược của mình.