Hàn Quốc: Tài xế phải kiểm tra nồng độ cồn trước khi lái xe

Trong bước đi mới nhất nhằm giải quyết vấn nạn lái xe khi uống rượu, bia, Hàn Quốc sẽ yêu cầu tài xế tái phạm phải thổi vào “thiết bị đo nồng độ cồn trước khi khởi động” mỗi khi tham gia giao thông.

How-Does-an-Ignition-Interlock-Device-Work.jpeg
Tài xế tái phạm phải tự lắp đặt máy đo nồng độ cồn trước khi khởi động xe. Ảnh: ITN

Chính sách này có hiệu lực từ ngày 25.10, áp dụng đối với người vi phạm lỗi lái xe khi say rượu, bia nhiều hơn hai lần trong vòng 5 năm qua. Người vi phạm sẽ phải hoàn toàn chịu chi phí lắp đặt thiết bị đo nồng độ cồn trước khi khởi động xe, còn được gọi là thiết bị khóa liên động đánh lửa, có chức năng phân tích nồng độ cồn trong hơi thở được kết nối với hệ thống đánh lửa của xe. Thiết bị này không cho phép xe được khởi động nếu nồng độ cồn trong máu của lái xe vượt quá một mức nhất định.

Thời gian bắt buộc sử dụng thiết bị này sẽ tương đương thời gian giấy phép lái xe của người vi phạm bị thu hồi. Nghĩa là nếu giấy phép lái xe bị thu hồi trong 2 năm thì sau khi được phép lái xe trở lại, người vi phạm phải sử dụng thiết bị trong 2 năm.

Tình trạng lái xe khi say xỉn là một vấn nạn ở Hàn Quốc trong nhiều năm qua. Số liệu của cảnh sát ghi nhận 130.150 vụ vi phạm trong năm 2023, tăng gần 20% so với mức thấp kỷ lục trong đại dịch và gần bằng 130.772 vụ được ghi nhận hồi năm 2019.

Theo Cục Giao thông đường bộ Hàn Quốc, từ năm 2018 đến năm 2022, tai nạn liên quan đến rượu, bia đã cướp đi sinh mạng của 1.348 người và khiến 134.890 người bị thương.

Trong khi đó, báo cáo hồi tháng 6 của Viện An toàn Giao thông Samsung cho biết khoảng 43% trường hợp bị phát hiện lái xe khi say rượu là người tái phạm.

Đạo luật cho phép thực hiện chính sách này đã được Quốc hội Hàn Quốc thông qua vào tháng 10.2023 sau 2 năm rưỡi trì hoãn. Đây là biện pháp mới nhất trong một loạt các biện pháp mà đất nước đã thực hiện để ngăn chặn tình trạng lái xe khi say rượu. Vào tháng 12.2018, Quốc hội đã thông qua các sửa đổi đối với Đạo luật trừng phạt bổ sung đối với các tội danh cụ thể, áp dụng các hình phạt nghiêm khắc hơn đối với hành vi lái xe khi say rượu. Đạo luật này có tên là Đạo luật Yoon Chang Ho, được đặt theo tên của một nạn nhân của vụ tai nạn do lái xe khi say rượu và tăng mức án tù tối đa đối với những người tái phạm lên năm năm, so với mức án trước đó là ba năm. Tuy nhiên, Tòa án Hiến pháp đã ra phán quyết sửa đổi này là vi hiến trong ba lần riêng biệt từ tháng 11.2021 đến tháng 8.2022, với lý do hình phạt không tương xứng đối với những hành vi tái phạm. Kết quả là đã có những nỗ lực khác để thúc đẩy các biện pháp kiểm soát nghiêm ngặt hơn tình trạng lái xe khi uống rượu, bia.

Trước Hàn Quốc, một số nước như Mỹ, Australia và Thụy Điển đã áp dụng biện pháp lắp đặt thiết bị khóa liên động đánh lửa trên xe.

Chẳng hạn, vào năm 2019, Luật lái xe khi say rượu của bang New Jersey chính thức có hiệu lực. Theo đó, bất cứ ai bị xử phạt lái xe trong khi đã uống rượu bia, ngay cả vi phạm lần đầu tiên, đều phải cài đặt thiết bị đo nồng độ cồn trước khi khởi động xe. Thiết bị này sẽ không cho xe khởi động nếu nồng độ cồn trong máu của tài xế cao hơn 0,05%, mức này thấp hơn giới hạn nồng độ cồn theo quy định là 0,08%. Vượt qua bước khởi động, thiết bị này tiếp tục yêu cầu người điều khiển phương tiện phải thử nồng độ cồn ngẫu nhiên theo thời gian đã được định sẵn trong thời gian phương tiện đang di chuyển. Theo luật này, những người vi phạm lần đầu tiên có giới hạn nồng độ cồn trong máu từ 0,08% đến 0,10% phải cài đặt thiết bị kiểm tra hơi thở trong xe 3 tháng. Còn nếu có nồng độ cồn trong máu trên 0,10 % đến 0,15 % sẽ phải cài đặt thiết bị này từ 7 đến 12 tháng.

Nhiều cuộc nghiên cứu chỉ ra rằng biện pháp này có thể giúp giảm tỷ lệ tái phạm tới 70%. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ cũng ghi nhận tại các bang có luật bắt buộc lắp đặt thiết bị nói trên đối với người tái phạm, số lượng tài xế say xỉn liên quan tai nạn giao thông chết người đã giảm 26% trong giai đoạn 2001-2019.

Quốc tế

Châu Âu đối mặt cuộc khủng hoảng năng lượng mới
Quốc tế

Châu Âu đối mặt cuộc khủng hoảng năng lượng mới

Châu Âu đang đối mặt với nhu cầu năng lượng tăng trước thời điểm mùa đông, khiến cho dự trữ khí đốt ở châu Âu đang cạn kiệt nhanh chóng. Cùng với đó là  nguồn cung sắp bị cắt giảm từ Nga do lệnh trừng phạt mới của Mỹ, điều này  nhen nhóm cuộc khủng hoảng năng lượng mới cho châu Âu, trong khi khu vực này vẫn đang phải vật lộn với cú sốc thiếu hụt khí đốt cách đây 2 năm.

EU tăng cường năng lực an ninh mạng trong khối
Quốc tế

EU tăng cường năng lực an ninh mạng trong khối

Hội đồng châu Âu (EC) mới đây đã thông qua 2 đạo luật mới nhằm tăng cường khả năng chống chịu của khối này trước các mối đe dọa an ninh mạng; đồng thời thúc đẩy sự đoàn kết mạnh mẽ hơn trong việc bảo vệ an ninh mạng giữa các nước thành viên.

Sự cô đơn thúc đẩy nền kinh tế đồng hành
Quốc tế

Sự cô đơn thúc đẩy nền kinh tế đồng hành

Một ngành kinh tế mới lạ bao gồm các dịch vụ cung cấp “bạn đồng hành” đã xuất hiện và đang trở nên phổ biến khi ngày càng nhiều người Trung Quốc lựa chọn cuộc sống độc thân cũng như hạn chế các giao tiếp xã hội.

Vai trò của vị “nhạc trưởng” trong điều hành thảo luận
Nghị viện thế giới

Vai trò của vị “nhạc trưởng” trong điều hành thảo luận

Trong phiên thảo luận tại Viện Đại biểu (Hạ viện), Chủ tịch Hạ viện là người chủ tọa phiên họp và không được phép tham gia phát biểu tranh luận. Thời gian phát biểu của từng nghị sĩ trong quá trình thảo luận không bị Hạ viện khống chế, mà tùy thuộc vào sự điều hành của Chủ tịch Hạ viện. Vì thế có thể nói, ở vị trí này, người chủ tọa đóng vai trò như một vị "nhạc trưởng" chỉ huy dàn nhạc, điều khiển tiết tấu của cuộc thảo luận.

Quyền lực của Quốc hội qua các bản Hiến pháp
Nghị viện thế giới

Quyền lực của Quốc hội qua các bản Hiến pháp

Quốc hội Nhật Bản kể từ thời Hiến pháp Minh Trị cho đến sau khi Hiến pháp năm 1947 được ban hành, đã trải qua quá trình thay đổi và phát triển, với cơ cấu và quyền lực không ngừng được đổi mới, củng cố, khẳng định vị thế của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất.

Tinh gọn, linh hoạt và hiệu quả
Nghị viện thế giới

Tinh gọn, linh hoạt và hiệu quả

Nhật Bản, một quốc gia nổi tiếng với nền kinh tế phát triển và sự ổn định chính trị, sở hữu một hệ thống pháp luật được thiết kế chặt chẽ, gọn gàng và đặc biệt hiệu quả. Các chuyên gia pháp luật trên thế giới đánh giá, phong cách làm luật của Nhật Bản không chỉ phản ánh tư duy tổ chức khoa học mà còn thể hiện tính linh hoạt để thích nghi với thay đổi của thời đại.

Phải trải qua 4 công đoạn
Nghị viện thế giới

Phải trải qua 4 công đoạn

Các dự luật của Chính phủ sau khi được trình Quốc hội, dự luật sẽ phải trải qua 4 công đoạn trong đó có 3 lần trình ra phiên họp toàn thể và 1 lần thảo luận chi tiết tại ủy ban.

Nét chung và riêng từ mô hình Westminster
Nghị viện thế giới

Nét chung và riêng từ mô hình Westminster

Cơ quan lập pháp Singapore là một nét biến thể độc đáo của mô hình Nghị viện Westminster của Anh quốc khi vẫn giữ phần lớn những đặc trưng của mô hình này song lại là cơ quan lập pháp đơn viện với các nghị sĩ không chỉ là do dân bầu mà còn có nghị sĩ được chỉ định.

Kinh tế toàn cầu đứng trước nhiều nguy cơ
Thế giới 24h

Kinh tế toàn cầu đứng trước nhiều nguy cơ

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump mới đây tuyên bố, ngay trong ngày đầu tiên sau khi nhậm chức vào tháng 1 tới, ông sẽ áp thuế 25% đối với tất cả các sản phẩm từ Mexico và Canada, thêm 10% thuế đối với hàng hóa từ Trung Quốc. Các chuyên gia nhận định rằng, kế hoạch áp thuế này không chỉ làm dấy lên lo ngại về tác động tiêu cực đối với ngành công nghiệp Mỹ, mà còn nguy cơ bùng phát cuộc chiến thương mại toàn cầu.

Australia thông qua luật công khai thuế và cải cách Ngân hàng Trung ương mang tính đột phá
Thế giới 24h

Australia thông qua luật công khai thuế và cải cách Ngân hàng Trung ương mang tính đột phá

Thượng viện Australia vừa thông qua một trong những luật minh bạch thuế nghiêm ngặt nhất thế giới đối với các tập đoàn đa quốc gia, đánh dấu bước tiến quan trọng hướng tới việc hạn chế các hoạt động chuyển lợi nhuận. Trong một động thái song song, cơ quan lập pháp cũng đã phê duyệt cuộc cải cách lịch sử đối với Ngân hàng Trung ương, thành lập ban chính sách tiền tệ mới.

Bước ngoặt cho phát triển bền vững toàn cầu và cơ hội kinh doanh
Thế giới 24h

Bước ngoặt cho phát triển bền vững toàn cầu và cơ hội kinh doanh

Ngày 30.10.2024, Trung Quốc công bố kế hoạch năng lượng tái tạo đầy tham vọng, đánh dấu sự chuyển đổi mạnh mẽ trong chiến lược phát triển năng lượng sạch. Kế hoạch do Ủy ban Cải cách và phát triển quốc gia (NDRC) phối hợp với 5 cơ quan khác ban hành, đặt ra các mục tiêu tiêu thụ táo bạo: 1 tỷ tấn than tiêu chuẩn (SCE) vào năm 2025 và 5 tỷ tấn SCE vào năm 2030. Đây là bước nhảy vọt đáng kể trong việc thúc đẩy sử dụng năng lượng tái tạo.

Ngưỡng cửa hướng tới hòa bình
Quốc tế

Ngưỡng cửa hướng tới hòa bình

Lệnh ngừng bắn giữa Israel và Hezbollah ở Lebanon đã chính thức có hiệu lực từ 4 giờ sáng ngày 27.11 (theo giờ địa phương) sau khi cả hai bên chấp nhận một thỏa thuận do Mỹ và Pháp làm trung gian. Thỏa thuận mở đường cho việc chấm dứt cuộc xung đột kéo dài gần 14 tháng khiến hàng nghìn người thiệt mạng; đồng thời hướng tới việc chấm dứt vĩnh viễn các hành động thù địch giữa Israel và Hezbollah.

ITN
Quốc tế

Giữa kỳ vọng và quan ngại

Ngày 29.11, Iran và nhóm E3 (Anh, Pháp, Đức) cùng Liên minh châu Âu (EU) sẽ tiến hành vòng đàm phán hạt nhân mới tại Geneva, Thụy Sĩ với mục tiêu hồi sinh Kế hoạch Hành động toàn diện chung (JCPOA) - thỏa thuận lịch sử năm 2015 nhằm kiềm chế chương trình hạt nhân của Iran và giảm căng thẳng khu vực. T rong thời điểm thế giới còn đầy rẫy những xung đột và còn nhiều rào cản, tái khởi động đàm phán tại Geneva kỳ vọng, ngoại giao vẫn là con đường khả thi nhất để giải quyết các vấn đề phức tạp.