Hàn Quốc: Diễn biến các phiên điều trần bất lợi cho Tổng thống Yoon Suk Yeol

Phát biểu tại phiên điều trần trước Quốc hội, Thủ tướng Hàn Quốc Han Duck-soo cho biết, Nội các đã bày tỏ lo ngại về kế hoạch thiết quân luật của Tổng thống Yoon Suk Yeol trước khi sắc lệnh được ban hành.

Cuộc điều trần ở Quốc hội

Ông Han Duck-soo, người từng là quyền Tổng thống trong một thời gian ngắn sau khi Tổng thống Yoon Suk Yeol bị luận tội và đình chỉ quyền lực vào ngày 14.12 trước khi chính ông bị luận tội, đã cùng với quyền Tổng thống Choi Sang-mok, người đang nắm giữ chức vụ Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Tài chính, đã phải đối mặt với phiên điều trần của Quốc hội hôm 6.2 về vai trò của họ trong quyết định thiết quân luật gây sốc vào ngày 3.12.2024.

Ông Han cho biết, trước đó, Nội các đã được triệu tập trong một cuộc họp được sắp xếp vội vã và tại cuộc họp, mọi người đều bày tỏ lo ngại về kế hoạch của Tổng thống. "Mọi người đều phản đối, bày tỏ lo ngại và nêu vấn đề liên quan đến quyết định này với Tổng thống", ông Han nói trong cuộc điều trần trước một ủy ban đặc biệt của Quốc hội.

Sắc lệnh thiết quân luật chỉ kéo dài khoảng sáu giờ trước khi ông Yoon phải dỡ bỏ sau khi Quốc hội thông qua một nghị quyết phản đối. Tuy nhiên, nó đã gây ra làn sóng phản ứng mạnh mẽ trên khắp cả nước và châm ngòi cho một cuộc khủng hoảng chính trị dai dẳng đến hiện tại.

Về phần mình, quyền Tổng thống Choi Sang-mok phát biểu trước ủy ban rằng, thách thức lớn nhất của đất nước hiện nay là bảo đảm sinh kế của người dân và ứng phó với những thay đổi trong trật tự quốc tế, ám chỉ những điều chỉnh mà chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể tạo ra. Do đó, theo ông, “cần phải ổn định bộ máy hành chính của chính phủ", ông nói.

Lời khai của tướng lĩnh quân sự tại Tòa án Hiến pháp

Cùng ngày, Tổng thống bị luận tội Yoon Suk Yeol đã có mặt tại phiên điều trần của Tòa án Hiến pháp, cơ quan sẽ quyết định liệu quyết định luận tội của Quốc hội có hợp lý hay không và ông sẽ được phục chức hay cách chức vĩnh viễn.

11da5d20-b3da-4686-87a8-6d7c2feba7d5.jpg
Tổng thống bị luận tội Yoon Suk Yeol trong phiên tranh tụng tại Tòa án Hiến pháp vào ngày 6.2.2025 tại Seoul, Hàn Quốc. Ảnh: Song Kyung-Seok/Pool/Reuters

Các quan chức quân sự cấp cao đã làm chứng tại phiên tòa về sự tham gia của họ trong việc thực hiện lệnh thiết quân luật, cụ thể là việc triển khai lực lượng quân đội tới Quốc hội vào đêm hôm đó.

"Nhiệm vụ của chúng tôi là phong tỏa tòa nhà Quốc hội và bảo vệ tòa nhà đó", Đại tá Lục quân Kim Hyun-tae, người đích thân chỉ huy khoảng 97 lính đặc nhiệm trên thực địa, cho biết. Đại tá Kim khẳng định, sau khi binh sĩ được triển khai vào tòa nhà, chỉ huy của ông là Kwak Jong-geun, đã ra lệnh cho ông Kim đưa quân vào Hội trường Quốc hội, nơi các nhà lập pháp đang nhóm họp để thông qua nghị quyết dỡ bỏ sắc lệnh thiết quân luật.

Về phần mình, ông Kwak Jong-geun, Chỉ huy Bộ tư lệnh Chiến tranh Đặc biệt của Lục quân cho biết, ông được lệnh ngăn không cho Quốc hội tập hợp đủ 150 nghị sĩ – con số tối thiểu cần thiết để bác bỏ sắc lệnh thiết quân luật.

Ông Kim cho biết ông đã nói với Tướng Kwak rằng quân của ông không thể triển khai vào Hội trường. Cuối cùng, 190 nghị sĩ đã bằng mọi giá vào được Hội trường để bỏ phiếu chống lại quyết định của Tổng thống Yoon.

Làm chứng tại phòng xử án, nơi có mặt cả Tổng thống Yoon, Tướng Kwak khẳng định ông Yoon đã trực tiếp ra lệnh cho ông "lôi" các nhà lập pháp ra khỏi Hội trường; đồng thời cho biết ông Yoon không yêu cầu quân đội bảo vệ thường dân hoặc rút quân, trái ngược với tuyên bố của ông Yoon.

Ông Yoon đã thẳng thừng phủ nhận mọi hành vi sai trái và cáo buộc về nỗ lực bắt giữ các chính trị gia. Ông đã bảo vệ thiết quân luật là quyền của mình với tư cách là người đứng đầu nhà nước. Ông hiện đang bị tạm giam và phải đối mặt với phiên tòa hình sự riêng biệt về tội danh nổi loạn.

Thế giới 24h

Hội nghị Thượng đỉnh AI 2025: Phát triển AI có trách nhiệm, vì lợi ích cộng đồng
Thế giới 24h

Hội nghị Thượng đỉnh AI 2025: Phát triển AI có trách nhiệm, vì lợi ích cộng đồng

Paris là nơi tổ chức Hội nghị thượng đỉnh hành động AI năm 2025, quy tụ các nhà lãnh đạo thế giới và các chuyên gia công nghệ để vạch ra lộ trình phát triển trí tuệ nhân tạo toàn cầu. Pháp sẽ chứng kiến ​​109 tỷ euro được đầu tư vào các dự án AI trong những năm tới, Tổng thống Emmanuel Macron tuyên bố ngay trước lễ khai mạc sự kiện kéo dài hai ngày này.

Indonesia cắt giảm 80% ngân sách Bộ Công chính
Thế giới 24h

Indonesia cắt giảm 80% ngân sách Bộ Công chính

Mới đây, Bộ trưởng Bộ Công chính Indonesia, ông Dody Hanggodo, cho biết, ngân sách của bộ sẽ bị cắt giảm 80% trong năm 2025, từ 110,95 nghìn tỷ IDR (6,6 tỷ USD) vào năm 2024 xuống còn 29,57 nghìn tỷ IDR. Quyết định này là một phần trong chiến lược cắt giảm tổng cộng 306,7 nghìn tỷ IDR (tương đương 18,8 tỷ USD), tương đương khoảng 8% tổng ngân sách nhà nước đã được phê duyệt cho năm 2025, theo chỉ đạo của Tổng thống Prabowo Subianto.

Cúm mùa bùng phát tại Nhật Bản
Thế giới 24h

Cúm mùa bùng phát tại Nhật Bản

Nhật Bản đang phải vật lộn với một trong những đợt bùng phát cúm tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ, với số ca nhiễm đạt mức cao kỷ lục kể từ khi có dữ liệu so sánh vào năm 1999. Đợt bùng phát này đang gây ra sự gián đoạn đáng kể cho các trường học, bệnh viện trên toàn quốc và ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế của nước này.

Những luật lệ độc đáo, thú vị
Thế giới 24h

Những luật lệ độc đáo, thú vị

Trên thế giới có không ít những luật lệ, quy định có thể khiến ta không khỏi bật cười vì tính chất kỳ lạ, vui nhộn của chúng. Những chính sách này không chỉ làm cho cuộc sống thêm phần thú vị, mà còn phản ánh nét đặc trưng văn hóa và xã hội của từng quốc gia, đồng thời cho thấy các Chính phủ quan tâm để điều chỉnh cả những vấn đề dân sinh nhỏ nhất.

Thụy Sĩ ban hành quy định yêu cầu nguồn gốc của các loại bánh
Thế giới 24h

Thụy Sĩ ban hành quy định yêu cầu nguồn gốc của các loại bánh

Bạn có bao giờ tự hỏi bánh mì và các mặt hàng bánh nướng khác mà bạn mua ở Thụy Sĩ đến từ đâu chưa? Kể từ đầu tháng 2, người tiêu dùng không còn phải đoán nữa. Thụy Sĩ đã ban hành sắc lệnh liên bang mới yêu cầu tất cả các loại bánh nướng được bán trong nước phải ghi rõ nguồn gốc, cho dù được mua tại cửa hàng hay được phục vụ tại nhà hàng.

Tổng thống Mỹ muốn tiếp quản Gaza: Phản ứng từ đồng minh lẫn đối thủ
Thế giới 24h

Tổng thống Mỹ muốn tiếp quản Gaza: Phản ứng từ đồng minh lẫn đối thủ

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đề xuất sẽ tái định cư cho những Palestine phải di dời khỏi Gaza ở bên ngoài lãnh thổ và Hoa Kỳ sẽ tiếp quản Gaza cũng như phụ trách tái thiết khu vực này. Đề xuất được đánh giá là phi lý của Trump có nguy cơ làm xáo trộn giai đoạn đàm phán tiếp theo giữa Israel và Hamas; đồng thời đang nhận về cơn mưa chỉ trích từ cả đồng minh và đối thủ của Mỹ.

Thượng viện Mỹ xác nhận nhiều đề cử Nội các
Thế giới 24h

Thượng viện Mỹ xác nhận nhiều đề cử Nội các

Thượng viện Mỹ đã thông qua đề cử một loạt vị trí Nội các của Tổng thống Donald Trump, trong đó, Pam Bondi sẽ trở thành Bộ trưởng Tư pháp mới của nước này, vào thời điểm Tổng thống Donald Trump đang có những bước đầu trong việc tái cấu trúc bộ máy chính phủ, đặc biệt là tại Bộ Tư pháp. Với quyết định phê chuẩn mới nhất, Thượng viện đã thông qua tổng số 11 trên 22 đề cử Nội các của ông Trump.

Thái Lan thành lập trung tâm đối phó tội phạm có tổ chức
Thế giới 24h

Thái Lan thành lập trung tâm đối phó tội phạm có tổ chức

Nhằm tăng cường an ninh quốc gia và bảo đảm an toàn cho người dân, Thái Lan đã chính thức thành lập một trung tâm chuyên trách để đối phó với tội phạm có tổ chức, các nhân vật xã hội đen có thế lực và các mạng lưới tội phạm lớn. Sáng kiến này, do Tổng cục trưởng Cảnh sát Hoàng gia Thái Lan, Đại tướng Kitrat Phanphet, dẫn đầu, đánh dấu bước tiến quan trọng trong nỗ lực của quốc gia này nhằm triệt phá các băng nhóm tội phạm có tổ chức, vốn đã gây ảnh hưởng tiêu cực đến cộng đồng trong thời gian dài.

Mỹ rút khỏi WHO: Bước lùi đối với sứ mệnh nhân đạo
Thế giới 24h

Mỹ rút khỏi WHO: Bước lùi đối với sứ mệnh nhân đạo

Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã kêu gọi các nhà lãnh đạo toàn cầu gây sức ép lên Washington để thay đổi quyết định của Tổng thống Donald Trump muốn rút khỏi tổ chức này; đồng thời cảnh báo, nếu từ bỏ tư cách thành viên, Hoa Kỳ sẽ bỏ lỡ thông tin quan trọng về các đợt bùng phát dịch bệnh trên toàn cầu, gây hại cho người dân Mỹ.