Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi)

Hạn chế tối đa thất thu thuế và tạo môi trường cạnh tranh công bằng

Thảo luận về dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi), các đại biểu Quốc hội đề nghị cần tiếp tục rà soát, tránh bỏ sót đối tượng nộp thuế, hạn chế thất thu từ thuế thu nhập doanh nghiệp và tạo môi trường cạnh tranh công bằng giữa các doanh nghiệp.

01.jpg
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành nội dung. Ảnh: Hồ Long

Tránh bỏ sót đối tượng nộp thuế

Khắc phục những khoảng trống pháp lý của Luật hiện hành về người nộp thuế và thu nhập chịu thuế, dự thảo Luật bổ sung quy định doanh nghiệp nước ngoài cung cấp hàng hóa, dịch vụ theo các hình thức kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam; cơ sở thường trú của doanh nghiệp nước ngoài bao gồm cả nền tảng thương mại điện tử, nền tảng công nghệ số mà thông qua đó doanh nghiệp nước ngoài tiến hành cung cấp hàng hóa, dịch vụ tại Việt Nam.

Dự thảo Luật cũng bổ sung quy định các khoản thu nhập khác (ngoài thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh chính) của doanh nghiệp nói chung, các khoản thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam của doanh nghiệp nước ngoài (có hoặc không có cơ sở thường trú tại Việt Nam) và khoản thu nhập ở nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam, trong đó khoản thu nhập ở nước ngoài phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định về tổng hợp thu nhập chịu thuế tối thiểu (IIR) tại Nghị quyết số 107/2023/QH15.

Nhiều đại biểu đánh giá cao việc bổ sung người nộp thuế là các tổ chức nước ngoài hoạt động kinh doanh trên nền tảng số vào dự thảo Luật và cho rằng tuy đây là vấn đề mới nhưng nếu bỏ sót sẽ dẫn đến thất thu thuế. "Sẽ là không công bằng nếu chỉ đánh thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh trong nước mà không đánh thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các tổ chức nước ngoài hoạt động kinh doanh trên nền tảng số xuyên biên giới", ĐBQH Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) nêu rõ.

18.jpg
ĐBQH Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Tuy nhiên, có thể đánh thuế được đối với các doanh nghiệp nước ngoài có cơ sở thường trú ở Việt Nam, nhưng có những doanh nghiệp không có cơ sở không thường trú tại Việt Nam mà chỉ hoạt động kinh doanh thông qua sàn thương mại điện tử, công ty mẹ, công ty con đều ở nước ngoài thì cách tính thuế sẽ như thế nào? Nêu câu hỏi này, đại biểu Phạm Văn Hòa đề nghị Chính phủ có nghị định quy định chi tiết, cụ thể về lĩnh vực này.

Cũng theo đại biểu Phạm Văn Hòa, có những cơ sở kinh doanh kê khai thu nhập chịu thuế nhưng cũng có những cơ sở không kê khai trung thực. Thực tiễn cho thấy, việc tính thuế thu nhập doanh nghiệp được thực hiện theo cách hạch toán, quyết toán các hóa đơn… cho nên việc thu thuế đối với những đối tượng này rất khó khăn, đặc biệt doanh nghiệp dễ dàng trốn thuế nếu cơ quan thuế không phát hiện được những hành vi gian lận của doanh nghiệp.

Đơn cử, đối với cơ sở kinh doanh ăn uống chỉ khoán thuế thu nhập doanh nghiệp, thì có thể doanh nghiệp chỉ kê khai thu nhập mỗi tháng là 1 tỷ đồng, nhưng thực tế doanh thu của họ lên tới 5 tỷ đồng. Hay, đối với những doanh nghiệp lớn, nếu không áp dụng kế toán kép, thì họ cũng dễ dàng trốn thuế. Xuất phát từ thực tế này, đại biểu Phạm Văn Hòa đề nghị, Bộ Tài chính tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện quy định nhằm hạn chế bỏ sót đối tượng phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, bảo đảm công bằng giữa các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh trong thực hiện nghĩa vụ về tài chính.

19.jpg
ĐBQH Nguyễn Tâm Hùng (Bà Rịa - Vũng Tàu) phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Việc bổ sung quy định doanh nghiệp nước ngoài cung cấp hàng hóa, dịch vụ tại Việt Nam qua nền tảng thương mại điện tử phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp phát sinh tại Việt Nam là cần thiết và phù hợp với xu thế phát triển của kinh tế số. Nhấn mạnh vấn đề này, song ĐBQH Nguyễn Tâm Hùng (Bà Rịa - Vũng Tàu) đề nghị, cần làm rõ hơn tiêu chí xác định thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam trong trường hợp doanh nghiệp không có cơ sở thường trú tại Việt Nam. Đồng thời, bổ sung hướng dẫn cụ thể về cách kê khai và nộp thuế để bảo đảm tính minh bạch, khả thi trong thực hiện, nhất là với các doanh nghiệp xuyên biên giới. “Điều này sẽ giúp hạn chế thất thu thuế, tạo môi trường cạnh tranh công bằng”, đại biểu Nguyễn Tâm Hùng đề nghị.

Xác định đúng căn cứ tính thuế

Xác định thu nhập tính thuế có ý nghĩa hết sức quan trọng, là cơ sở giúp cơ quan thuế thu đạt chỉ tiêu, thu khách quan, trung thực. Do vậy, một số đại biểu đánh giá cao dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung quy định việc lựa chọn kỳ tính thuế theo năm dương lịch hoặc năm tài chính; sửa đổi, bổ sung quy định để cho phép doanh nghiệp được bù trừ lãi từ chuyển nhượng bất động sản, chuyển nhượng dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền tham gia dự án đầu tư với lỗ từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, trừ hoạt động sản xuất, kinh doanh đang được hưởng ưu đãi thuế...

Tại khoản 2 Điều 8 dự thảo Luật quy định về thời điểm xác định doanh thu như sau: thời điểm xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế đối với hàng hóa bán ra là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng hàng hóa cho người mua; thời điểm xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế đối với dịch vụ là thời điểm hoàn thành toàn bộ hoặc từng phần việc cung cấp dịch vụ cho người mua hoặc thời điểm lập hóa đơn cung ứng dịch vụ.

20.jpg
ĐBQH Đỗ Ngọc Thịnh (Khánh Hòa) phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Góp ý vào nội dung này, ĐBQH Đỗ Ngọc Thịnh (Khánh Hòa) đề nghị, cần làm rõ thêm thời điểm xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế, bởi lẽ, kể cả trong trường hợp chưa thu được tiền thì doanh thu vẫn không bị ảnh hưởng. Đại biểu đề nghị sửa quy định theo hướng: “Thời điểm xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế đối với hàng hóa bán ra là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền; thời điểm xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế đối với dịch vụ là thời điểm hoàn thành toàn bộ hoặc từng phần việc cung ứng dịch vụ cho người mua hoặc thời điểm lập hóa đơn cung ứng dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

Về căn cứ tính thuế tại Điều 6, đại biểu Đỗ Ngọc Thịnh đề nghị cơ quan soạn thảo xem xét, bổ sung quy định chi tiết về việc xác định thu nhập tính thuế trong các giao dịch chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ và tài sản số bởi đây là lĩnh vực kinh tế mới nổi, có giá trị lớn và tiềm năng phát sinh tranh chấp nếu không được quy định một cách rõ ràng.

Về các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế, tại điểm m, khoản 2, Điều 9 dự thảo Luật quy định "Khoản chi không tương ứng với doanh thu tính thuế là một trong các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế". ĐBQH Nguyễn Thị Lệ (TP. Hồ Chí Minh) nhận thấy, đây là quy định được luật hóa từ nội dung Nghị định 218 năm 2013 của Chính phủ và quy tắc doanh thu tương ứng với chi phí của pháp luật về kế toán.

21.jpg
ĐBQH Nguyễn Thị Lệ (TP. Hồ Chí Minh) phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Tuy nhiên, đại biểu Nguyễn Thị Lệ cho rằng, nếu bổ sung quy định trên vào dự thảo Luật có thể gây khó khăn cho doanh nghiệp, bởi lẽ hiện nay không hiếm gặp các trường hợp doanh nghiệp bỏ rất nhiều chi phí đầu tư vào các dự án kinh doanh nhưng vì lý do khách quan, sự kiện bất khả kháng mà dự án không sinh lời như kế hoạch đã đặt ra trước đó. “Điều này rất bất hợp lý và ảnh hưởng tiêu cực đến động lực đầu tư của doanh nghiệp khi họ vừa phải gánh chịu rủi ro, không có doanh thu và vừa gánh rủi ro có thể không được khấu trừ thuế khi đầu tư dự án”. Với lập luận như vậy, đại biểu Nguyễn Thị Lệ đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu, bổ sung quy định về các trường hợp khoản chi đã nêu ở trên được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp, nhằm giúp doanh nghiệp giảm bớt rủi ro khi đầu tư dự án.

Diễn đàn Quốc hội

Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi)
Diễn đàn Quốc hội

Bảo đảm hài hòa mối quan hệ giữa người sản xuất, người tiêu dùng và lợi ích xã hội

Thảo luận về dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), có ý kiến đề nghị, cần đánh giá tác động một cách toàn diện, hài hòa để bảo đảm mối quan hệ giữa người sản xuất, người tiêu dùng và lợi ích xã hội. Các đề xuất điều chỉnh về đối tượng chịu thuế hay mức thuế suất đều phải bám sát nguyên lý "thuế đưa ra là để điều tiết sản xuất và điều chỉnh hành vi tiêu dùng".

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp
Quốc hội và Cử tri

Khuyến khích hợp tác công tư, bảo đảm nhu cầu của thị trường lao động

Thảo luận tại hội trường về dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi), có ý kiến đề nghị, chính sách Nhà nước về việc làm cần hướng đến khuyến khích hợp tác công tư, tạo điều kiện cho doanh nghiệp và các tổ chức xã hội tham gia vào quá trình đào tạo, hướng nghiệp và tạo việc làm cho thanh niên, đảm bảo đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động.

Nguồn lực mới cho văn hóa trong kỷ nguyên vươn mình của đất nước
Quốc hội và Cử tri

Nguồn lực mới cho văn hóa trong kỷ nguyên vươn mình của đất nước

Bùi Hoài Sơn

Trong dòng chảy lịch sử, văn hóa luôn là cội nguồn sức mạnh, là nền tảng tinh thần vững chắc để dân tộc Việt Nam vượt qua muôn vàn thử thách, định hình bản sắc và khẳng định vị thế trên bản đồ thế giới. Tuy nhiên, bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên của hội nhập sâu rộng và phát triển bền vững, văn hóa không chỉ là di sản mà còn là động lực quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cải thiện đời sống xã hội, và xây dựng bản sắc quốc gia hiện đại.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp
Diễn đàn Quốc hội

Tạo điều kiện cho cơ quan báo chí, bảo đảm quyền lợi của người đọc, người xem

Thảo luận tại hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo, các đại biểu Quốc hội cho biết, trước xu thế phát triển của quảng cáo trên mạng, việc tăng diện tích, tăng thời lượng quảng cáo cho báo chí là rất cần thiết giúp các cơ quan này tăng nguồn thu, giải quyết khó khăn. Tuy nhiên, việc tăng quảng cáo phải trên cơ sở vừa tạo điều kiện cho các cơ quan báo chí, vừa phải hài hòa và đảm bảo quyền lợi cho người đọc, người xem.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức và tham dự hội nghị quốc tế tại Campuchia.
Diễn đàn Quốc hội

Trân trọng giá trị của hòa bình, cùng nhau xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn

Sân bay quốc tế Pochentong, thủ đô Phnom Penh chiều 21.11 rực rỡ cờ hoa chào đón Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước ta thăm chính thức Vương quốc Campuchia và tham dự hai hội nghị quốc tế quan trọng do Campuchia đăng cai tổ chức. Với gần 30 hoạt động, chuyến thăm đã thành công hết sức tốt đẹp trên cả bình diện song phương và đa phương, không chỉ củng cố, tăng cường quan hệ Việt Nam - Campuchia, làm sâu sắc thêm tin cậy chính trị và nâng cao hợp tác với các đảng chính trị ở khu vực châu Á mà còn chuyển tải những thông điệp về đường lối đối ngoại của Đảng, Nhà nước ta đến với các chính đảng, nghị viện, nghị sĩ các nước trong khu vực và trên thế giới.

Tăng cường tin cậy chính trị, thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư
Diễn đàn Quốc hội

Tăng cường tin cậy chính trị, thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước ta vừa kết thúc chuyến thăm chính thức Vương quốc Campuchia và tham dự Hội nghị toàn thể lần thứ 12 (ICAPP 12) của Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á, Phiên họp toàn thể lần thứ 11 của Nghị viện Quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP 11). Trao đổi với PV tháp tùng Đoàn, ỦY VIÊN TRUNG ƯƠNG ĐẢNG, CHỦ NHIỆM ỦY BAN ĐỐI NGOẠI VŨ HẢI HÀ khẳng định, chuyến thăm đã thành công tốt đẹp, góp phần quan trọng tăng cường tin cậy chính trị giữa hai nước, thúc đẩy quan hệ “láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện và bền vững lâu dài” ngày càng tốt đẹp.

Xem xét kỹ lưỡng, ban hành chính sách đủ mạnh
Quốc hội và Cử tri

Xem xét kỹ lưỡng, ban hành chính sách đủ mạnh

Để ngăn chặn tình trạng thừa cân và béo phì ở trẻ em, tại hội thảo do Ủy ban Văn hóa, Giáo dục phối hợp với Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) tổ chức sáng 24.11, các đại biểu cho rằng, rất cần có các giải pháp đồng bộ, trong đó, việc đánh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường là vô cùng quan trọng trong giai đoạn hiện nay.

ĐBQH Nguyễn Phương Tuấn (Kiên Giang)
Quốc hội và Cử tri

Có giải pháp tháo gỡ điểm nghẽn cho phát triển công nghiệp công nghệ số

Cơ bản đồng tình với sự cần thiết ban hành Luật Công nghiệp công nghệ số, tuy nhiên, thảo luận tại tổ về dự án Luật này, các đại biểu Quốc hội đề nghị, cần có giải pháp tháo gỡ những điểm nghẽn về nguồn nhân lực, hạ tầng cho phát triển công nghiệp công nghệ số. Đồng thời, hoạt động phát triển trí tuệ nhân tạo cần được quản lý chặt chẽ và tinh thần là "mức độ rủi ro đến đâu sẽ có mức độ quản lý cao đến đó".

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên thảo luận
Quốc hội và Cử tri

Quy định chặt chẽ việc quản lý hóa chất nguy hiểm

Hóa chất đóng vai trò quan trọng, không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt hàng ngày cũng như trong phát triển các ngành sản xuất. Với mức độ phổ biến rộng khắp nhưng tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe con người và môi trường, các đại biểu Quốc hội đề nghị, cần quy định chặt chẽ việc quản lý hóa chất, nhất là hóa chất nguy hiểm.

QH thảo luận tại Tổ
Diễn đàn Quốc hội

Cân nhắc kỹ lưỡng, đánh giá tác động toàn diện về mức thuế suất và đối tượng chịu thuế

Thảo luận tại Tổ về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), các ĐBQH cho rằng, việc điều chỉnh mức thuế suất đối với hàng hóa, dịch vụ có tác động lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và người dân. Do đó, cần cân nhắc kỹ lưỡng, đánh giá tác động toàn diện để đưa ra quy định phù hợp về bổ sung đối tượng nộp thuế, điều chỉnh mức thuế suất…, bảo đảm hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người nộp thuế.

Động lực để Huế phát triển nhanh và mạnh mẽ hơn nữa
Diễn đàn Quốc hội

Động lực để Huế phát triển nhanh và mạnh mẽ hơn nữa

Nhất trí việc thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương là phù hợp với lịch sử hình thành và phát triển của đô thị Huế, các đại biểu Quốc hội đề xuất nhiều giải pháp nhằm thực hiện thành công Đề án. Trong đó, cần làm rõ các giải pháp đồng bộ về cơ chế, chính sách để phát huy cao nhất tiềm năng, nguồn lực của thành phố Huế và của Trung ương cho đầu tư phát triển.

Quốc hội thảo luận về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam
Diễn đàn Quốc hội

Sẽ tạo bước đột phá trong phát triển hạ tầng giao thông

Thảo luận tại Hội trường về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, các đại biểu Quốc hội nhất trí với sự cần thiết đầu tư dự án để thể chế hóa chủ trương của Đảng, tạo bước đột phá trong phát triển, hiện đại hóa kết cấu hạ tầng giao thông. Đồng thời, tin tưởng, với sự huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị, dự án sẽ sớm được hiện thực hoá thành công, phát huy hiệu quả, đóng góp tích cực cho sự phát triển của đất nước cả trước mắt và tương lai lâu dài.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp
Quốc hội và Cử tri

Nhanh chóng giải quyết khó khăn về đời sống nhà giáo

Cho ý kiến về dự thảo Luật Nhà giáo, nhiều đại biểu cho rằng, việc quy định tiền lương nhà giáo ở cơ sở giáo dục công lập được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp sẽ giải quyết được những khó khăn về đời sống của nhà giáo. Đồng thời, khuyến khích thu hút nguồn nhân lực và những người giỏi tham gia vào ngành sư phạm nhiều hơn, giúp ngành giáo dục ngày càng bảo đảm về số lượng và tốt về chất lượng.

ĐBQH Đào Chí Nghĩa (Cần Thơ)
Diễn đàn Quốc hội

Thúc đẩy mạnh mẽ các động lực tăng trưởng mới

Từ thực tiễn nắm bắt các ý kiến, kiến nghị của cử tri và hoạt động giám sát tại địa phương, cơ sở, tham gia thảo luận tại Hội trường về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV, nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị, bên cạnh việc ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng, làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống, thì Chính phủ cần thúc đẩy mạnh mẽ các động lực tăng trưởng mới, có chính sách cụ thể phát triển ngành công nghiệp bán dẫn, kinh tế số, kinh tế chia sẻ, chuyển đổi xanh… Đây là những động lực quan trọng để đưa đất nước vững vàng tiến bước trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan trả lời chất vấn
Diễn đàn Quốc hội

Có giải pháp chấn chỉnh kịp thời các vi phạm

Trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội (ĐBQH) về quản lý thực phẩm chức năng tại Kỳ họp thứ Tám, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho biết, vướng mắc nhất hiện nay là những vấn đề liên quan đến quảng cáo trên mạng internet và mạng xã hội. Trong đó, có những trang mạng đặt tại nước ngoài nên rất khó xử lý.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên thảo luận
Diễn đàn Quốc hội

Bảo đảm điều kiện tiếp cận, sử dụng đất và nguồn lực khác công bằng, hiệu quả

Với những hạn chế, khó khăn, vướng mắc đã được nhận diện, Đoàn giám sát của Quốc hội về "Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023" đề nghị, Chính phủ tiếp tục rà soát, hoàn thiện các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành bảo đảm thực sự khắc phục tồn tại, hạn chế đã chỉ ra, bao gồm cả các văn bản mới ban hành, bảo đảm điều kiện tiếp cận, sử dụng đất và các nguồn lực khác công bằng, công khai, hiệu quả.