Hai trường đại học Việt Nam thiết lập quan hệ hợp tác với Trường Đại học Giao thông Thượng Hải

Trong khuôn khổ chuyến công tác tại Trung Quốc, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn đã tới thăm và làm việc với Trường Đại học Giao thông Thượng Hải. Bộ trưởng mong muốn 2 trường đại học của Việt Nam sẽ thiết lập được quan hệ hợp tác với Trường Đại học Giao thông Thượng Hải trong việc đào tạo và nghiên cứu khoa học, đặc biệt là đào tạo về đường sắt cao tốc và đường sắt đô thị.

Giới thiệu về Trường Đại học Giao thông Thượng Hải, ông Dương Chấn Bân, Bí thư Đảng ủy Trường Đại học Giao thông Thượng Hải cho biết, trong những năm gần đây, tốc độ phát triển của Trường Đại học Giao thông Thượng Hải rất nhanh và đây là một trong số những đại học hàng đầu của Trung Quốc, có vị trí xếp hạng cao trên thế giới.

z6119829997678a34e798a91f15483895157234e6dca10.jpg
Quang cảnh cuộc làm việc

Trường Đại học Giao thông Thượng Hải có thứ hạng cao trong số các bảng xếp hạng đại học hàng đầu thế giới, cụ thể là trong nhóm các trường đại học thứ 3 của Trung Quốc và thứ 51 thế giới theo bảng xếp hạng QS. Trường có hơn 3.700 nhân viên, hơn 1100 giáo sư và 57 thành viên thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Kỹ thuật Trung Quốc.

Tổng số sinh viên của Trường Đại học Giao thông Thượng Hải là hơn 54.000, với hơn 17.000 sinh viên đại học, hơn 35.000 sinh viên sau đại học. Hiện trường có hơn 1.800 sinh viên quốc tế theo chương trình cấp bằng, hơn 2300 sinh viên quốc tế theo học chương trình không cấp bằng từ khoảng 150 quốc gia/khu vực.

Con đường giao lưu hợp tác giáo dục với các nước là một trong những định hướng chính nhà trường đang hướng đến trong thời gian tới, trong đó có Việt Nam, chia sẻ với Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn về định hướng này, ông Dương Chấn Bân mong muốn tăng cường hơn nữa thu hút học sinh từ Việt Nam đến theo học tại trường.

Trường Đại học Giao thông Thượng Hải không chỉ có thế mạnh đào tạo về giao thông mà còn có thế mạnh về nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác, như công thương, y học, công nghệ giáo dục, kiến trúc hàng hải, số hóa... Là một trong những trường có thế mạnh về số hóa trong giáo dục, trong đó có trí tuệ nhân tạo (AI), chúng tôi đang nghiên cứu để giáo viên và sinh viên có thể ứng dụng AI vào giảng dạy và học tập.

"Trong tương lai, chúng tôi mong muốn hợp tác với các đại học Việt Nam, thông qua giao lưu học thuật để thúc đẩy mối quan hệ tốt đẹp giữa 2 nước. Chúng tôi tin tưởng sẽ có nhiều không gian hợp tác với các đại học Việt Nam, đặc biệt là lĩnh vực số hóa trong giáo dục nói chung và số hóa trong lĩnh vực giáo dục đại học”, Bí thư Đảng ủy Đại học Giao thông Thượng Hải chia sẻ.

z6119828910127573c2992f2d4186134173d5b0a71ced3.jpg
Ông Dương Chấn Bân, Bí thư Đảng ủy và lãnh đạo Trường Đại học Giao thông Thượng Hải tại cuộc làm việc

Cảm ơn ông Dương Chấn Bân và lãnh đạo Trường Đại học Giao thông Thượng Hải đã tiếp đón và làm việc với đoàn công tác Bộ GD-ĐT Việt Nam, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn chia sẻ: Đây là lần thứ hai đến thăm Trường Đại học Giao thông Thượng Hải và rất ấn tượng với thành tựu của nhà trường qua việc đã đào tạo đội ngũ nhân lực tinh hoa cho nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa gồm hơn 300.000 sinh viên xuất sắc thuộc nhóm chính trị gia, nhà hoạt động xã hội, nhà khoa học…

Nhà trường cũng đã tạo ra nhiều cái "đầu tiên" trong lịch sử phát triển hiện đại của Trung Quốc như động cơ diesel đầu tiên, động cơ điện đầu tiên, máy đánh chữ đầu tiên, con tàu 10.000 tấn đầu tiên…

Thông tin về mối quan hệ hợp tác đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc ngày càng sâu sắc trên các lĩnh vực, bao gồm giáo dục và đào tạo; thông tin về cuộc làm việc trước đó với Bộ trưởng Bộ Giáo dục Trung Quốc với nhiều thống nhất về nội dung hợp tác, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn mong muốn và đề nghị Trường Đại học Giao thông Thượng Hải sẽ tăng cường hợp tác với các cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam, cụ thể là Trường Đại học Giao thông vận tải và Trường Đại học Xây dựng.

Bộ trưởng mong muốn 2 trường đại học của Việt Nam sẽ thiết lập được quan hệ hợp tác với Trường Đại học Giao thông Thượng Hải trong việc đào tạo và nghiên cứu khoa học, đặc biệt là đào tạo về đường sắt cao tốc và đường sắt đô thị.

z6119829475914ef25fa9b7aa4b6fccb719a321da6655a.jpg
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn và đoàn công tác Bộ GD-ĐT tại cuộc làm việc

Trường Đại học Giao thông Thượng Hải sẽ chia sẻ với các cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam về kinh nghiệm tổ chức, quản lý, phát triển nhà trường trở thành trường đại học đẳng cấp thế giới, về việc bồi dưỡng nhân tài, tổ chức đào tạo, nghiên cứu, xây dựng các phòng thí nghiệm trọng điểm, hợp tác hiệu quả với doanh nghiệp.

“Trong thời gian tới, Việt Nam dự kiến sẽ triển khai các đại dự án về đường sắt tốc độ cao. Đề nghị Trường Đại học Giao thông Thượng Hải hỗ trợ và chuyển giao công nghệ cho Việt Nam trong việc đào tạo nhân lực về đường sắt tốc độ cao, đường sắt đô thị và các lĩnh vực có liên quan. Ưu tiên dành các suất học bổng cho sinh viên Việt Nam. Hỗ trợ Việt Nam đào tạo nhân tài cho tương lai, đặc biệt là đào tạo tiến sĩ các ngành công nghệ, kỹ thuật mà trường có thế mạnh”, Bộ trưởng nói, đồng thời đề nghị Trường Đại học Giao thông Vận tải và Trường Đại học Xây dựng theo kế hoạch phát triển sẽ chủ động đề xuất ưu tiên hợp tác với Trường Đại học Giao thông Thượng Hải.

“Bộ GD-ĐT sẽ đồng hành và hỗ trợ các trường thúc đẩy các hoạt động hợp tác hiệu quả và thiết thực”, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn khẳng định.

Giáo dục

Trường đại học chỉ “căng mình” với KPI thì không thể có khoa học cơ bản
Giáo dục

Trường đại học chỉ “căng mình” với KPI thì không thể có khoa học cơ bản

GS.TS Phạm Hồng Tung, nguyên Trưởng ban Khoa học Công nghệ Đại học Quốc gia Hà Nội, nguyên Viện trưởng Viện Việt Nam học & Khoa học phát triển cho rằng, nếu các trường đại học đào tạo khoa học cơ bản chỉ “căng mình” với KPI, ISI/ Scopus rồi những định mức chi tiêu tính trên đầu sinh viên, giảng viên thì không thể có khoa học cơ bản Việt Nam.

Tổ hợp tự nhiên bị "lép vế" với tổ hợp xã hội: Do công tác hướng nghiệp còn nhiều hạn chế
Giáo dục

Tổ hợp tự nhiên bị "lép vế" với tổ hợp xã hội: Do công tác hướng nghiệp còn nhiều hạn chế

Để giảm thiểu chênh lệch tỷ lệ chọn môn Khoa học tự nhiên và Khoa học xã hội tại kỳ thi tốt nghiệp THPT, các chuyên gia giáo dục cho biết, quan trọng nhất vẫn là làm tốt công tác hướng nghiệp, định hướng ở các cấp học, giúp học sinh thoát khỏi tâm lý "Học ứng thí - Học để thi".

Sẽ thí điểm giáo dục tài chính cho học sinh
Giáo dục

Sẽ thí điểm giáo dục tài chính cho học sinh

Nhận thức được tầm quan trọng của việc nâng cao hiểu biết tài chính, trong khuôn khổ hợp tác giữa UNICEF và Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam giai đoạn 2024-2025, một hợp phần về "Thích ứng bộ tài liệu giáo dục tài chính cho học sinh Việt Nam" đã được xây dựng. Bộ tài liệu này sẽ được triển khai thí điểm tại một số tỉnh đại diện cho 6 vùng kinh tế - xã hội của Việt Nam.

Bảo đảm ngân sách cho công tác dinh dưỡng học đường
Chính trị

Bảo đảm ngân sách cho công tác dinh dưỡng học đường

Từ thực tiễn địa phương, tỉnh Lào Cai kiến nghị Chính phủ quan tâm, tiếp tục bố trí ngân sách cho hoạt động dinh dưỡng học đường trong các chương trình mục tiêu quốc gia; sửa đổi các quy định liên quan như Nghị định số 105/2020/NĐ-CP, Nghị định số 116/2016/NĐ-CP, tăng mức hỗ trợ tiền ăn cho học sinh bán trú…

Chương trình kỹ sư chuyên sâu đặc thù của Đại học Bách Khoa Hà Nội có gì đặc biệt?
Giáo dục

Chương trình kỹ sư chuyên sâu đặc thù của Đại học Bách Khoa Hà Nội có gì đặc biệt?

Chương trình “Kỹ sư chuyên sâu đặc thù” được thiết kế tích hợp, liên tục giữa bậc đào tạo cử nhân và kỹ sư chuyên sâu đặc thù. Chương trình có thời gian thiết kế 5,5 năm. Người tốt nghiệp được cấp 2 văn bằng tốt nghiệp Cử nhân (4 năm) và Kỹ sư chuyên sâu đặc thù (1,5 năm).

Sứ mệnh của Đại học Quốc gia trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Giáo dục

Sứ mệnh của Đại học Quốc gia trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Sau gần 40 năm Đổi mới và phát triển, đất nước ta đang có một cơ đồ chưa từng có trong lịch sử và đứng trước một vận hội mới, thời cơ mới để thực hiện khát vọng xây dựng một quốc gia hùng cường, một dân tộc phồn vinh. Hơn bao giờ hết, hai Đại học Quốc gia nhận thấy trách nhiệm lớn lao của mình trước kỷ nguyên vươn mình của cả dân tộc.

Kiến nghị có chế độ đãi ngộ đối với trường có học sinh bán trú
Chính trị

Kiến nghị có chế độ đãi ngộ đối với trường có học sinh bán trú

Làm việc với Đoàn khảo sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục về thực hiện chính sách, pháp luật về dinh dưỡng học đường, Hiệu trưởng Trường Tiểu học và Trung học cơ sở số 2 Tả Phời, xã Tả Phời, TP. Lào Cai, tỉnh Lào Cai, Nguyễn Hữu Dân kiến nghị có chế độ đãi ngộ đối với mô hình trường có học sinh bán trú.

 Khoa Lý luận chính trị Đại học Kinh tế Quốc dân kỷ niệm 40 năm thành lập
Giáo dục

Khoa Lý luận chính trị Đại học Kinh tế Quốc dân kỷ niệm 40 năm thành lập

Sáng 10.12, Khoa Lý luận chính trị, Trường Kinh tế và Quản lý công, Đại học Kinh tế Quốc dân đã tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia “Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ 4” và chương trình Lễ kỷ niệm 40 năm thành lập Khoa Lý luận chính trị (1984 - 2024).

7 vị trí công tác trong lĩnh vực giáo dục phải thay đổi định kỳ sau 3-5 năm
Giáo dục

7 vị trí công tác trong lĩnh vực giáo dục phải thay đổi định kỳ sau 3-5 năm

Các vị trí "tuyển sinh, đào tạo; phân bổ chỉ tiêu, quản lý tuyển sinh; thẩm định, phê duyệt chương trình đào tạo; thẩm định tài liệu giáo dục địa phương; Thẩm định hồ sơ thành lập cơ sở giáo dục; quản lý đề án, dự án; phân bổ, thẩm định đề tài nghiên cứu khoa học"... sẽ cần phải thay đổi định kỳ theo quy định mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo.