Hải quan mở đợt cao điểm chống buôn lậu vàng, ngoại tệ qua biên giới

Tổng cục Hải quan vừa có văn bản gửi các đơn vị về kế hoạch kiểm soát, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép vàng, tiền tệ qua biên giới từ ngày 20.5.2024 đến 20.5.2026.  

Ngày 17.5, Tổng cục Hải quan cho biết, thời gian qua, thị trường vàng, ngoại tệ thế giới và trong nước diễn biến phức tạp. Tình trạng buôn lậu, vận chuyển trái phép vàng, ngoại tệ nổi lên, đặc biệt khi giá vàng, tỷ giá ngoại tệ có sự chênh lệch so với các nước trên thế giới.

Để triển khai hiệu quả chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Tài chính tại Công văn số 4847/BTC-VP ngày 4.5 và nâng cao hiệu quả công tác chống buôn lậu, vận chuyển trái phép vàng, tiền tệ qua biên giới, Tổng cục Hải quan ban hành kế hoạch kiểm soát chống buôn lậu, vận chuyển trái phép vàng, tiền tệ qua biên giới. Theo đó, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan yêu cầu các đơn vị phải chủ động kiểm soát tình hình, phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn và xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép vàng, tiền tệ qua biên giới.

Hải quan mở đợt cao điểm chống buôn lậu vàng, ngoại tệ qua biên giới -0
Tình trạng buôn lậu, vận chuyển trái phép vàng, ngoại tệ đang nổi lên với diễn biến phức tạp. Ảnh: HQ

Tổng cục Hải quan cũng nhấn mạnh, các đơn vị không để địa bàn quản lý trở thành điểm nóng về các hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép vàng, tiền tệ qua biên giới. Ngoài ra, Tổng cục Hải quan lưu ý, trong kế hoạch lần này, lực lượng hải quan sẽ tăng cường sử dụng các trang thiết bị phục vụ công tác kiểm tra, giám sát hải quan như máy soi chiếu container, máy soi chiếu hành lý, hệ thống camera giám sát trực tuyến, xe giám sát trực tuyến.

Cùng với đó, sẽ kiểm soát chặt chẽ hành lý của hành khách xuất nhập cảnh, bao gồm cả tiếp viên, tổ bay và hàng hóa chuyển phát nhanh, tăng tỷ lệ kiểm tra đối với hành lý. Đặc biệt, hàng hóa chuyển phát nhanh xuất phát từ các quốc gia trọng điểm và các tuyến đường trọng điểm sẽ được chú ý.

Các đơn vị phải phối hợp chặt chẽ với Cục Điều tra chống buôn lậu để trao đổi thông tin với hải quan các nước, Interpol, các đơn vị chức năng thuộc Ngân hàng Nhà nước và các lực lượng chức năng trên địa bàn.

Các đơn vị hải quan phải tổ chức phối hợp tuần tra, kiểm soát, đấu tranh chuyên án. Đặc biệt là các chuyên án đấu tranh với các đường dây buôn lậu vàng, chuyển tiền bất hợp pháp xuyên quốc gia, kịp thời báo cáo lãnh đạo Tổng cục Hải quan các vấn đề phát sinh vượt thẩm quyền.

Tăng cường công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, vận động quần chúng nhân dân không tham gia, tiếp tay, bao che cho hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép vàng, tiền tệ qua biên giới.

Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan yêu cầu các cục hải quan địa phương căn cứ chức năng, nhiệm vụ, tình hình thực tế tại địa bàn quản lý và các nhiệm vụ, kế hoạch, xây dựng, triển khai kế hoạch kiểm soát chống buôn lậu. Trong đó, đặc biệt chú trọng việc vận chuyển trái phép vàng, tiền tệ qua biên giới tại địa bàn đơn vị quản lý và báo cáo về Tổng cục Hải quan.

Trong quá trình triển khai kế hoạch, Cục Điều tra chống buôn lậu là đầu mối tham mưu cho lãnh đạo Tổng cục Hải quan triển khai thực hiện các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, Ban Chỉ đạo 389 Bộ Tài chính.

Các đơn vị khác thuộc cơ quan Tổng cục Hải quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ kịp thời phối hợp thực hiện nhiệm vụ chống buôn lậu vàng. Các đơn vị hoàn thành việc xây dựng kế hoạch này trước ngày 17.5 và thời gian bắt đầu triển khai từ ngày 20.5.2024 đến 20.5.2026.

Xã hội

Xử lý chất thải rắn hiệu quả, an toàn và bảo vệ môi trường
Xã hội

Xử lý chất thải rắn hiệu quả, an toàn và bảo vệ môi trường

Nhằm góp phần đạt được các mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2030 và mục tiêu phát thải ròng bằng “0” cho đến năm 2050, việc tìm các giải pháp, mô hình để cải thiện chính sách và gia tăng hiệu quả thực thi quản lý chất thải rắn là vô cùng cần thiết. Điều này đòi hỏi phải xác định tiêu chí, phương pháp đánh giá phù hợp, lựa chọn được công nghệ phù hợp để bảo đảm việc xử lý chất thải rắn được thực hiện một cách hiệu quả, an toàn và bảo vệ môi trường.

Biến rác thải thành nguồn lực thúc đẩy kinh tế tuần hoàn
Môi trường

Biến rác thải thành nguồn lực thúc đẩy kinh tế tuần hoàn

Luật Bảo vệ môi trường đổi mới phương thức quản lý chất thải rắn, coi chất thải là tài nguyên sau khi được phân loại để góp phần thúc đẩy kinh tế tuần hoàn. Vì vậy, việc đẩy mạnh xã hội hóa và thu hút đầu tư từ khu vực tư nhân, nước ngoài vào hoạt động thu gom, phân loại chất thải, tái chế, tái sử dụng chất thải, xử lý chất thải là cần thiết, biến rác thải thành nguồn lực cho phát triển bền vững kinh tế - xã hội.

Khuyến khích tư nhân đầu tư vào lĩnh vực xử lý chất thải
Môi trường

Khuyến khích tư nhân đầu tư vào lĩnh vực xử lý chất thải

Trong bối cảnh phát triển kinh tế tuần hoàn nhằm góp phần đạt được các mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2030 và mục tiêu phát thải ròng bằng “0” cho đến năm 2050, Nhà nước cần có cơ chế ưu đãi, khuyến khích, tạo động lực cho các doanh nghiệp tư nhân đầu tư vào lĩnh vực xử lý chất thải.

Xã hội hóa ngành công nghiệp xử lý và tái chế rác
Xã hội

Xã hội hóa ngành công nghiệp xử lý và tái chế rác

Nhà nước không thể bao cấp hết trong khi ngân sách nhà nước có hạn, nền kinh tế chưa cho phép, do đó phải xã hội hóa ngành công nghiệp xử lý và tái chế rác. Ngoài ra, phải cân nhắc, lựa chọn công nghệ phù hợp với loại rác cần xử lý và công nghệ đó cần được cải tiến, phù hợp điều kiện của Việt Nam.

Ngành bảo hiểm rốt ráo giảm thiểu thiệt hại cơn bão số 3
Đời sống

Ngành bảo hiểm rốt ráo giảm thiểu thiệt hại cơn bão số 3

Ngay sau khi cơn bão số 3 (Yagi) đi qua, để giúp người dân vùng ảnh hưởng mau chóng phục hồi, ổn định cuộc sống, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 143/NQ-CP ngày 17/9/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả cơn bão. Trong đó, Nghị quyết nêu rõ các công ty bảo hiểm khẩn trương rà soát, chi trả quyền lợi bảo hiểm cho các khách hàng bị ảnh hưởng. Trước mắt, thực hiện ngay việc tạm ứng bồi thường cho khách hàng theo quy định để phần nào chia sẻ mất mát và giảm thiểu thiệt hại cho người dân…

Lựa chọn nội dung tuyên truyền trọng tâm, trọng điểm
Đời sống

Lựa chọn nội dung tuyên truyền trọng tâm, trọng điểm

Thời gian qua, các cơ quan thành viên Hội đồng phối hợp Phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) tỉnh Long An đã tích cực, chủ động triển khai hoạt động PBGDPL theo chức năng, nhiệm vụ, phạm vi quản lý và nhu cầu tại địa phương; công tác PBGDPL được triển khai bài bản, có nhiều khởi sắc với sự tham gia, vào cuộc của tất cả các cấp, các ngành. Đó là ý kiến được đưa ra tại buổi làm việc với UBND tỉnh Long An của Đoàn kiểm tra Hội đồng Phối hợp PBGDPL Trung ương mới đây.

Tập thể Vietbank quyên góp hơn 700 triệu trong 120 phút của lễ phát động kêu gọi ủng hộ đồng bào
Đời sống

Tập thể Vietbank quyên góp hơn 700 triệu trong 120 phút của lễ phát động kêu gọi ủng hộ đồng bào

Chiều ngày 17.9, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương tín (Vietbank) phối hợp cùng Quỹ Chí Viễn và Nortfolio tổ chức thành công lễ phát động chương trình "Mùa gắn kết - Ngân hàng Việt, vì người Việt" ủng hộ người dân các tỉnh khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra. Hoạt động thu hút gần 2.600 cán bộ nhân viên tại 119 điểm giao dịch tham dự bằng cả hình thức trực tuyến lẫn trực tiếp.