Hài hòa bảo vệ bản quyền và lan tỏa sản phẩm sáng tạo

Không gian số đang là nền tảng đưa sản phẩm văn hóa, sáng tạo đến với cộng đồng, nhưng cũng là môi trường thuận lợi cho các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Nhiều ý kiến cho rằng, việc bảo vệ bản quyền cần quan hơn tới sự hài hòa giữa các bên sáng tạo, khai thác, sử dụng và công chúng hưởng thụ tác phẩm.

Thay đổi mạnh mẽ công nghiệp sáng tạo 

Tại Báo cáo Nghiên cứu thực thi quyền sở hữu trí tuệ trong các lĩnh vực văn hóa và sáng tạo tại Việt Nam được thực hiện từ tháng 7 - 10.2022, TS. Lê Tùng Sơn, giảng viên Bộ môn Sở hữu trí tuệ, Khoa Khoa học quản lý, Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, cho rằng, ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 cũng như việc chuyển đổi số mạnh mẽ đã mang lại những thay đổi lớn trong nền kinh tế thế giới nói chung và trong ngành công nghiệp sáng tạo toàn cầu nói riêng. Những tác động này đã gây ra sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng sản phẩm văn hóa, sáng tạo ở dạng truyền thống và thay vào đó là sự phát triển của các sản phẩm văn hóa được tạo ra trên nền tảng số.

Một số nền tảng tiêu biểu như Netflix tăng lên 203 triệu người đăng ký vào năm 2021; Youtube đã tăng lên 7 triệu kênh mới vào cuối năm 2020, nâng tổng số kênh từ 30 triệu năm 2019 lên 37 triệu năm 2020; truyện tranh số Webtoon có 680 triệu người dùng (tính đến tháng 6.2020) với 16,5 triệu độc giả hàng ngày...

Có nhiều nền tảng được tạo ra và khai thác trên quy mô toàn cầu, tạo cơ hội để các chủ thể sáng tạo có thể phân phối, cũng như thực hiện thương mại hóa tài sản trí tuệ là sản phẩm văn hóa, sáng tạo xuyên quốc gia. Chẳng hạn, web 3.0 cùng với những nền tảng công nghệ hỗ trợ như Etsy, Shopify... cho phép các nghệ sĩ trực quan, họa sĩ vẽ tranh minh họa bán hàng hóa với tác phẩm nghệ thuật của mình, các nhạc sĩ có thể kinh doanh bản nhạc bao gồm cả những bản gốc của họ trên nền tảng được cấp phép như Epidemic Sound...

Tuy nhiên, thời gian vừa qua, tình trạng xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan diễn ra ngày càng phổ biến và trong hầu hết lĩnh vực thuộc các ngành công nghiệp văn hóa như: điện ảnh, nghệ thuật biểu diễn, mỹ thuật nhiếp ảnh, xuất bản, thiết kế... xâm phạm các quyền của tác giả, quyền của chủ sở hữu tác phẩm, gây thiệt hại cho các chủ thể sáng tạo.

Trong sự phát triển không ngừng của khoa học và công nghệ, đặc biệt là xu thế chuyển đổi số diễn ra mạnh mẽ trên thế giới, tại Việt Nam, các sản phẩm văn hóa sáng tạo lên môi trường số cũng tăng nhanh thời gian gần đây, kèm theo tình trạng vi phạm bản quyền ngày càng phức tạp.

Cân bằng lợi ích giữa người sở hữu sản phẩm sáng tạo và công chúng - Ảnh: hanoimoi.com.vn
Cân bằng lợi ích giữa người sở hữu sản phẩm sáng tạo và công chúng
Ảnh: hanoimoi.com.vn

Áp dụng công nghệ để bảo vệ bản quyền

Bản quyền và bảo vệ bản quyền là yếu tố sống còn với những người làm trong lĩnh vực sáng tạo. Tuy nhiên, trong kỷ nguyên số có nhiều thay đổi, Chủ tịch CLB Doanh nhân sáng tạo (VCE Club) Lê Quốc Vinh cho rằng, bảo hộ bản quyền như thế nào là điều cần quan tâm: “Bản quyền được tôn trọng sẽ thúc đẩy sáng tạo, phát triển công nghiệp văn hóa, nhưng điều này cũng hạn chế phổ biến sản phẩm sáng tạo, thậm chí nhiều người khó tiếp cận. Có thể thấy, sản phẩm truyền thông số đưa lên nền tảng thu phí, lượt người dùng ít hơn hẳn so với nền tảng miễn phí. Điều này cũng thôi thúc nhiều người sẵn sàng copy, đánh cắp bản quyền để khỏi trả phí”.

Hiện nay, hầu hết sản phẩm sáng tạo đều có thể số hóa và phân phối nội dung số để vừa mang lại lợi ích cho người sáng tạo, vừa phục vụ cộng đồng. Chẳng hạn, các nền tảng số giúp phân phối sản phẩm sáng tạo có bản quyền với chi phí rẻ giúp nhiều người có thể tiếp cận, thụ hưởng. Nhiều người đã trả tiền để xem phim có bản quyền trên truyền hình trả tiền qua internet, hay dùng sách nói, sách điện tử... có bản quyền. Đại diện Fonos, đơn vị cung cấp sách nói tại Việt Nam cho biết mức độ tăng trưởng khoảng 20 - 30%/tháng, cho thấy nếu các giải pháp sử dụng đúng đắn, việc bảo hộ tác quyền tác giả có thể thực hiện được mà không cản trở sự tiếp cận tác phẩm của công chúng. Các kênh phân phối nội dung số với mức phí phù hợp cũng thu hút công chúng quay lại với các sản phẩm có bản quyền, sẵn sàng trả phí cho chất lượng và giá trị nhận được.

Trong không gian số, nhiều đơn vị cũng tạo ra các trải nghiệm mới, cung cấp nội dung miễn phí, thu hút khán giả, nhưng tạo ra nguồn thu vô cùng lớn từ khai thác thương mại. Nhiều chuyên gia cho rằng, đó cũng là giải pháp thú vị để khai thác bản quyền tác giả và xu thế này ngày càng gia tăng.

“Thu phí bản quyền kiểu mới là câu chuyện cần tính toán, để công chúng tiếp cận sản phẩm sáng tạo một cách dễ nhất, với mức phí phù hợp” - ông Lê Quốc Vinh nhận định. Nhưng để làm điều đó, cần áp dụng công nghệ hiện đại để bảo vệ và ngăn chặn hành vi xâm phạm bản quyền, nhanh chóng phát hiện, xử lý hành vi vi phạm. Khi đưa âm nhạc lên không gian số, nhiều người cho rằng ra CD, DVD mới có thể bảo hộ bản quyền tốt. Nhưng tới nay, các tác phẩm đưa lên nền tảng số uy tín đều được bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ với hệ thống công nghệ trí tuệ nhân tạo hiện đại...

Để bảo đảm việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực văn hóa, sáng tạo, TS. Lê Tùng Sơn cho rằng, yếu tố tiên quyết là cân bằng lợi ích giữa chủ sở hữu sản phẩm sáng tạo với chủ thể hưởng thụ, để chủ sở hữu các sản phẩm sáng tạo thu được những lợi ích về mặt vật chất và tinh thần, trong khi đó công chúng có thể được tiếp cận và sử dụng các sản phẩm văn hóa, sáng tạo. Vấn đề đặt ra là thiết lập cơ chế trả phí công bằng đối với việc sử dụng các sản phẩm này. Cùng với đó, cần thúc đẩy vai trò của các tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả làm cầu nối trung gian liên kết các chủ sở hữu các sản phẩm sáng tạo và cộng đồng - một giải pháp để cân bằng lợi ích cho các chủ thể này.

Văn hóa

Để lá cờ Tổ quốc không ngừng bay ở vĩ tuyến 17
Văn hóa

Để cờ Tổ quốc tung bay ở vĩ tuyến 17

Trong những năm tháng khốc liệt của chiến tranh chống Mỹ, hình ảnh lá cờ Tổ quốc ở vĩ tuyến 17 là niềm tin, hy vọng của Nhân dân về một ngày đất nước thống nhất. Và để bảo vệ lá cờ không ngừng bay giữa mưa bom, bão đạn, nhiều chiến sĩ đã cống hiến thanh xuân của mình.

50 năm văn học, nghệ thuật đồng hành với đất nước
Văn hóa - Thể thao

50 năm văn học, nghệ thuật đồng hành với đất nước

Có lẽ trong mọi điều sâu thẳm và bền bỉ nhất mà một quốc gia có thể gìn giữ suốt hành trình phát triển là văn học, nghệ thuật. Nhìn lại 50 năm đất nước thống nhất, văn học nghệ thuật đã không chỉ song hành, mà còn là lực đẩy tinh thần đặc biệt, nâng bước dân tộc qua những năm tháng đầy biến động.

Kết nối ký ức hào hùng
Văn hóa - Thể thao

Kết nối ký ức hào hùng

Nửa thế kỷ sau ngày đất nước thống nhất, những thước phim truyện khắc họa cuộc kháng chiến cứu nước của quân và dân ta vẫn vẹn nguyên giá trị lịch sử và nghệ thuật, là di sản tinh thần vô giá của dân tộc. Làm tốt công tác bảo tồn, khơi dậy sức sống mạnh mẽ cho di sản này sẽ góp phần lan tỏa những câu chuyện hào hùng đến các thế hệ sau.

Nhà hát Tuổi trẻ hợp tác quốc tế phát triển nhạc kịch
Văn hóa

Nhà hát Tuổi trẻ hợp tác quốc tế phát triển nhạc kịch

Mới đây, tại Nhà hát Nghệ thuật thành phố Guri - Hàn Quốc đã diễn ra buổi diễn đọc kịch bản vở nhạc kịch "Giấc mơ của em" (My dream), kết quả giai đoạn đầu tiên của dự án hợp tác nghệ thuật giữa Nhà hát Tuổi trẻ và Nhà hát Sangsangmaru kéo dài trong hai năm 2025 - 2026.