Hai giáo sư Việt Nam được bầu làm viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Thế giới

Trong 74 viện sĩ mới của Viện Hàn lâm Khoa học Thế giới, có 2 nhà khoa học người Việt gồm GS.TSKH Nguyễn Thế Hoàng, Phó giám đốc Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 và GS.TS Nguyễn Thị Thanh Mai, Phó giám đốc Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh.

Viện Hàn lâm Khoa học Thế giới (TWAS) vừa bầu chọn 74 viện sĩ mới. Trong đó, có 50 viện sĩ nam (chiếm 67,6%) và 24 viện sĩ nữ (chiếm 32,4%). Đây là số viện sĩ được bầu chọn nhiều nhất trong lịch sử, nâng tổng số thành viên của viện này lên 1.444 người.

Brazil và Trung Quốc là hai quốc gia có nhiều viện sĩ mới nhất (10 người), tiếp đó là Ấn Độ (9 người), Malaysia (7 người), Nam Phi (4 người), Bangladesh, Maroc, Pakistan mỗi nước có 3 người; Việt Nam, Cuba, Ai Cập, Hoa Kỳ mỗi nước có 2 người,...

Trong danh sách này, Việt Nam có 2 viện sĩ mới là GS.TSKH Nguyễn Thế Hoàng, Phó giám đốc Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 và GS.TS Nguyễn Thị Thanh Mai, Phó giám đốc Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh.

img-17160-00still002.jpg
Từ trái qua phải: GS.TSKH Nguyễn Thế Hoàng, Phó giám đốc Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 và GS.TS Nguyễn Thị Thanh Mai, Phó giám đốc Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh.

Thiếu tướng, GS.TSKH Nguyễn Thế Hoàng sinh năm 1965, quê Hà Tĩnh, là chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực Chấn thương Chỉnh hình và Vi phẫu. Ông được phong hàm phó giáo sư của Việt Nam vào năm 2006; nhận học vị tiến sĩ khoa học năm 2008 và phó giáo sư của Đại học Tổng hợp Munich (Đức) năm 2009. Năm 2018, ông nhận học hàm giáo sư.

GS Nguyễn Thế Hoàng là tác giả chính của hơn 100 công trình nghiên cứu đã được đăng trong các tạp chí trong nước và quốc tế uy tín, chủ trì và tham gia nhiều đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước và cấp Bộ. Ông cũng là chủ biên, tác giả chính của nhiều giáo trình sau đại học, sách chuyên khảo; tham gia nhiều hội đồng tuyển chọn và nghiệm thu đề tài cấp Nhà nước, cấp Bộ Quốc phòng và Bộ Y tế; Chủ tịch nhiều hội đồng chấm thi Nghiên cứu sinh và bác sĩ chuyên khoa.

Năm 2020, ông cùng các bác sĩ khoa Chi trên và Vi phẫu thuật, Viện Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 thực hiện ca ghép tay từ người hiến tặng còn sống bằng cách sử dụng phần còn lại của bàn tay từ một ca cắt cụt tay không thể cứu chữa. Đây là ca ghép chi thể đầu tiên tại khu vực Đông Nam Á, đồng thời cũng là trường hợp đầu tiên trên thế giới lấy từ người cho sống.

Thiếu tướng, GS.TSKH Nguyễn Thế Hoàng đã được nhận nhiều giải thưởng khoa học quốc tế và trong nước cao quý, trong đó tiêu biểu nhất là giải thưởng nghiên cứu khoa học Friedrich Wilhelm Bessel của Quỹ Hàn lâm Khoa học CHLB Đức Alexander von Humboldt (2012).

GS.TS Nguyễn Thị Thanh Mai sinh năm 1974, quê Quảng Ngãi, là nữ Phó Giám đốc đầu tiên sau gần 30 năm hình thành và phát triển ĐHQG TP. Hồ Chí Minh. Bà tốt nghiệp ngành Hóa học của Trường Đại học Tổng hợp (nay là Trường Đại học Khoa học Tự nhiên). Sau đó, tốt nghiệp tiến sĩ ngành Dược tại Trường Đại học Y Dược Toyama, Nhật Bản. Bà được bổ nhiệm chức danh phó giáo sư năm 2014, bổ nhiệm chức danh giáo sư vào năm 2021. Năm 2023, bà được phong là Nhà giáo ưu tú.

Trong sự nghiệp nghiên cứu khoa học của mình, GS.TS Nguyễn Thị Thanh Mai tập trung vào lĩnh vực phát hiện thuốc từ dược liệu Việt Nam, góp phần to lớn vào sự phát triển của ngành y dược nước nhà. Đặc biệt, bà đã hoàn thành thành công hai sản phẩm hỗ trợ điều trị ung thư đường tiêu hóa và viêm khớp từ dược liệu trong nước và có hơn 80 bài báo được đăng trên các tạp chí khoa học quốc tế uy tín.

Nhóm nghiên cứu của bà cũng đã nhận Giải thưởng Sáng tạo TP. Hồ Chí Minh năm 2019 với nghiên cứu về các sản phẩm từ loài ong nuôi tại Việt Nam. Năm 2021, bà được trao Giải thưởng Kovalevskaia - giải thưởng danh giá mang tên nhà nữ toán học Nga lỗi lạc thế kỷ XIX, Sophia Kovalevskaia, nhằm tôn vinh các nhà khoa học nữ trong lĩnh vực khoa học tự nhiên.

Giáo dục

Trẻ em và học sinh là nhóm đối tượng dễ bị tổn thương nhất trên môi trường mạng
Giáo dục

Trẻ em và học sinh là nhóm đối tượng dễ bị tổn thương nhất trên môi trường mạng

Trẻ em và học sinh là nhóm đối tượng dễ bị tổn thương, cần được trang bị kiến thức và kỹ năng để tự bảo vệ mình trên môi trường mạng. Đồng thời, trách nhiệm của nhà trường, gia đình và xã hội là cùng nhau xây dựng một môi trường mạng an toàn, lành mạnh, giúp trẻ em phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần.

 Việt Nam - Bulgaria mở rộng hợp tác giáo dục
Giáo dục

Việt Nam - Bulgaria mở rộng hợp tác giáo dục

Trong khuôn khổ chuyến thăm của Tổng thống Cộng hòa Bulgaria Rumen Radev và Phu nhân tới Việt Nam, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn và Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Khoa học Bulgaria Galin Tsokov đã thay mặt Chính phủ hai nước ký kết Thỏa thuận hợp tác về giáo dục giai đoạn 2025-2028.

Hơn 500 tân khoa Trường Trung cấp Bách Khoa Sài Gòn tự tin chinh phục tương lai
Giáo dục

Hơn 500 tân khoa Trường Trung cấp Bách Khoa Sài Gòn tự tin chinh phục tương lai

Ngày 24.11, Trường Trung cấp Bách Khoa Sài Gòn (Thành viên Tập đoàn Giáo dục EQuest) long trọng tổ chức Lễ trao bằng tốt nghiệp năm 2024 cho hơn 500 sinh viên khóa 15. Buổi lễ là sự vinh danh cho quá trình nỗ lực, học tập, rèn luyện không ngừng nghỉ, vượt qua khó khăn để đạt được thành quả xứng đáng của các tân khoa.

Trường tiểu học hơn 10 năm "vật vã" xin chuyển từ dân lập sang tư thục nhưng chưa được
Giáo dục

Trường tiểu học hơn 10 năm "vật vã" xin chuyển từ dân lập sang tư thục nhưng chưa được

Hơn 10 năm qua, Trường Tiểu học dân lập (THDL) Nguyễn Bỉnh Khiêm đã 3 lần nộp hồ sơ xin được chuyển đổi loại hình trường học sang trường tư thục để phù hợp với đối tượng điều chỉnh của Luật Giáo dục hiện nay và quy định của pháp luật khác có liên quan. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa được … chấp thuận do vướng quy trình thủ tục.

Xét tuyển đại học 2025: Thang điểm chung có khắc phục được bất hợp lý giữa các phương thức xét tuyển?
Giáo dục

Xét tuyển đại học 2025: Thang điểm chung có khắc phục được bất hợp lý giữa các phương thức xét tuyển?

PGS.TS Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD-ĐT cho biết, các quy định sửa đổi trong Quy chế tuyển sinh năm 2025 để không còn tình trạng chênh lệch điểm trúng tuyển bất hợp lý giữa các tổ hợp xét tuyển, giữa các phương thức xét tuyển mà không có căn cứ giải thích.

Nhiều trường học ở Việt Nam đặt nặng kiến thức chuyên môn, xem nhẹ giáo dục cảm xúc
Giáo dục

Nhiều trường học ở Việt Nam đặt nặng kiến thức chuyên môn, xem nhẹ giáo dục cảm xúc

PGS.TS Ngô Tuyết Mai nhìn nhận, thực tế, nhiều trường học ở Việt Nam vẫn chú trọng nhiều đến việc giáo dục trí tuệ hơn là giáo dục cảm xúc, đặt nặng việc giáo viên truyền đạt kiến thức chuyên môn, học sinh tiếp thu kiến thức, phát triển trí thông minh (IQ) và đạt điểm số cao; trong khi lại xem nhẹ trí thông minh cảm xúc xã hội và các kỹ năng mềm cơ bản cần thiết cho việc theo đuổi hạnh phúc bền vững của học sinh.

Hệ thống Trường Liên cấp Newton kỷ niệm 15 năm thành lập: Hành trình tiên phong đổi mới
Giáo dục

Hệ thống Trường Liên cấp Newton kỷ niệm 15 năm thành lập: Hành trình tiên phong đổi mới

Hệ thống Trường liên cấp Newton (thành viên Tập đoàn Giáo dục EQuest) vừa tổ chức lễ kỷ niệm 15 năm thành lập với chủ đề “Hành trình 15 năm – Tiên phong đổi mới”. Sự kiện đánh dấu một cột mốc quan trọng, không chỉ ghi nhận hành trình phát triển vượt bậc của nhà trường mà còn khẳng định vai trò tiên phong trong lĩnh vực giáo dục tư nhân Việt Nam.

Trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục trong nước luôn trong tình trạng quá tải
Giáo dục

Trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục trong nước luôn trong tình trạng quá tải

Từ số liệu kết quả kiểm định chương trình đào tạo và cơ sở giáo dục cho thấy, dù có đến 7 trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục trong nước, hơn 10 tổ chức kiểm định nước ngoài, nhưng các trung tâm trong nước đang trong tình trạng quá tải. Lý do, nguồn lực kiểm định viên chưa phát triển theo yêu cầu thực tế, thiếu về số lượng theo từng nhóm, khối ngành và hạn chế về kinh nghiệm.

EQuest ba năm liên tiếp nhận giải thưởng ESG vì nỗ lực thu hẹp khoảng cách giáo dục vùng miền
Giáo dục

EQuest ba năm liên tiếp nhận giải thưởng ESG vì nỗ lực thu hẹp khoảng cách giáo dục vùng miền

Tập đoàn Giáo dục EQuest vừa được Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ tại Việt Nam (AmCham Vietnam) vinh danh tại lễ trao giải ESG Impact Showcase năm 2024, đánh dấu năm thứ ba liên tiếp EQuest được ghi nhận vì những đóng góp xuất sắc trong thúc đẩy các sáng kiến ESG (Môi trường, Xã hội và Quản trị). 

TP. Hồ Chí Minh đẩy mạnh thực hiện quốc tế hóa giáo dục
Giáo dục

TP. Hồ Chí Minh đẩy mạnh thực hiện quốc tế hóa giáo dục

Theo Chỉ thị của UBND TP. Hồ Chí Minh vừa ban hành, Sở Giáo dục và Đào tạo TP. Hồ Chí Minh cần tăng cường công tác xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ các cơ sở giáo dục đại học nâng cao chất lượng đào tạo theo hướng gắn với nhu cầu và thực tiễn của doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao, nhân lực trình độ quốc tế.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn gửi thư tay tới học sinh lớp 8 sau phiên họp giả định "Quốc hội trẻ em"
Giáo dục

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn gửi thư tay tới học sinh lớp 8 sau phiên họp giả định "Quốc hội trẻ em"

Trong buổi tọa đàm nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11 tại Trường THCS Lương Thế Vinh (huyện Đắk R'lấp, tỉnh Đắk Nông), em Nguyễn Trần Bảo Thức, học sinh lớp 8A5, Trường THCS Lương Thế Vinh đã vinh dự nhận được món quà của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn gửi tặng từ Hà Nội.

Cần sự vào cuộc của cả xã hội để mang lại môi trường học tập hạnh phúc
Giáo dục

Cần sự vào cuộc của cả xã hội để mang lại môi trường học tập hạnh phúc

Tại hội thảo Hạnh phúc trong giáo dục 2024 tổ chức trong hai ngày 23 - 24.11, Anh hùng Lao động Thái Hương bày tỏ mong muốn có sự thấu hiểu và vào cuộc của xã hội nói chung và ngành giáo dục nói riêng cho sự nghiệp trồng người nhằm mang lại hạnh phúc đích thực cho con trẻ trong hành trình học tập.