Hải Dương: Gần 470 tỷ đồng xây dựng đường dẫn cầu Cậy mới và nối đường Vũ Công Đán

HĐND tỉnh Hải Dương vừa thông qua Nghị quyết Quyết định chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường dẫn cầu Cậy mới và đường 33m kéo dài (qua địa phận huyện Cẩm Giàng) nối đường Vũ Công Đán, TP. Hải Dương, tại Kỳ họp thứ 15 với tổng mức đầu tư dự án gần 470 tỷ đồng.

Hải Dương: Gần 470 tỷ đồng xây dựng dựng đường dẫn cầu Cậy mới và nối đường Vũ Công Đán -0
Gần 470 tỷ đồng xây dựng dựng đường dẫn cầu Cậy mới và nối đường Vũ Công Đán (ảnh minh họa)

Việc đầu tư xây dựng đường dẫn cầu Cậy mới và đường 33m kéo dài (đoạn qua địa phận huyện Cẩm Giàng) nối đường Vũ Công Đán, TP. Hải Dương nhằm từng bước hoàn thành trục giao thông kết nối liên vùng (nối đường Vũ Công Đán, thành phố Hải Dương đến thị trấn Kẻ Sặt, huyện Bình Giang kết nối với nút giao đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng tại đường tỉnh 392) đồng thời kết nối với các tuyến đường trục chính đã xây dựng; giải quyết ùn tắc và mất an toàn giao thông khu vực cầu Cậy hiện nay; từng bước hoàn chỉnh hệ thống giao thông khu vực theo quy hoạch; khai thác hiệu quả quỹ đất hai bên tuyến đường, tạo điều kiện thu hút đầu tư tạo điều kiện mở rộng không gian đô thị, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội địa phương.

Phạm vi đầu tư dự án gồm 2 đoạn: Đoạn tuyến đường 33m kéo dài nối đường Vũ Công Đán, thành phố Hải Dương có tổng chiều dài khoảng 0,63km với điểm đầu nối tiếp Dự án Cải tạo, mở rộng đường Vũ Công Đán kết nối TP. Hải Dương với vùng huyện Cẩm Giàng, Bình Giang do TP. Hải Dương thực hiện đầu tư; điểm cuối nối tiếp với đường 33m qua Khu công nghiệp Đại An mở rộng; Đoạn đường dẫn cầu Cậy mới với chiều dài 2,56km với điểm đầu giao với đường tỉnh 394 tại Km6+700 thuộc địa phận xã Cẩm Đông, huyện Cẩm Giàng và điểm cuối nối với đầu cầu Cậy mới (cầu vượt sông Sặt).

Trên đường phát triển

Chế biến sâu làm tăng giá trị nông sản, tăng sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế
Địa phương

Chế biến sâu để nâng cao giá trị nông sản

Năng suất, chất lượng và giá trị xuất khẩu nông sản của Việt Nam liên tục tăng trưởng, góp phần quan trọng trong tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa. Đó là kết quả của ứng dụng công nghệ trong sản xuất, chế biến sản phẩm nông sản đang được các địa phương chú trọng. Tuy nhiên, vẫn còn những rào cản trong câu chuyện công nghệ mà Việt Nam cần vượt qua để giúp nâng cao giá trị nông sản.

Đưa Hà Nội trở thành Thành phố xanh – thông minh – hiện đại, xứng tầm vị thế
Trên đường phát triển

Đưa Hà Nội trở thành Thành phố xanh – thông minh – hiện đại, xứng tầm vị thế

Theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Minh Hà, chuyển đổi xanh cùng với chuyển đổi số đang là xu hướng diễn ra trên toàn cầu và ở Việt Nam. Chuyển đổi xanh là quá trình xây dựng nền kinh tế trong đó mức phát thải từ thấp đến rất thấp, đạt được thông qua việc phát triển văn minh, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Bắc Kạn xây dựng vùng đồng bào dân tộc thiểu số ổn định, phát triển
Địa phương

Bắc Kạn xây dựng vùng đồng bào dân tộc thiểu số ổn định, phát triển

Xác định Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, tỉnh Bắc Kạn đã thực hiện nhiều giải pháp tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân tộc. Qua đó góp phần ổn định an ninh chính trị, giữ vững khối đại đoàn kết dân tộc và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân vùng đồng bào DTTS.

Đưa sản phẩm OCOP đến với người tiêu dùng
Trên đường phát triển

Đưa sản phẩm OCOP đến với người tiêu dùng

Sau gần 5 năm triển khai thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), đến nay, 29/30 quận, huyện, thị xã của TP. Hà Nội đã đánh giá, phân hạng được trên 2.769 sản phẩm OCOP. Trong đó, có 6 sản phẩm đạt 5 sao, 12 sản phẩm đạt tiềm năng 5 sao, 1.485 sản phẩm đạt 4 sao và 1.266 sản phẩm đạt 3 sao. Dù trở thành đầu tàu trong thực hiện chương trình OCOP, song việc tiêu thụ các sản phẩm vẫn còn những khó khăn nhất định. Do đó, Hà Nội đang triển khai nhiều giải pháp để sản phẩm OCOP đến gần hơn với người tiêu dùng.

Bí Thư Thành ủy TP. Cần Thơ Nguyễn Văn Hiếu và Phó Bí thư Thường trực, Chủ tịch HĐND TP. Cần Thơ Phạm Văn Hiểu trao hoa chúc mừng các tân Thành ủy viên
Trên đường phát triển

4 nhân sự mới được chỉ định vào Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố Cần Thơ

Ngày 26.9, Thành ủy TP. Cần Thơ đã tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố sơ kết công tác 9 tháng và triển khai chương trình công tác Quý 4. 2024. Tại Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ TP. Cần Thơ đã trao quyết định chỉ định 4 nhân sự tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố.

Hỗ trợ téc nước cho người dân tại xã Sỹ Bình, huyện Bạch Thông
Trên đường phát triển

Bắc Kạn kịp thời tháo gỡ khó khăn trong thực hiện chính sách dân tộc - miền núi

Với hơn 88% số dân là người dân tộc thiểu số (DTTS), những năm qua, tỉnh Bắc Kạn luôn tiên phong, sáng tạo, nỗ lực thực hiện hiệu quả công tác dân tộc. Qua đó góp phần ổn định an ninh chính trị, giữ vững khối đại đoàn kết dân tộc và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân vùng đồng bào DTTS. Nhằm nâng hiệu quả việc thực hiện công tác dân tộc trên địa bàn, Ban Dân tộc tỉnh sẽ tiếp tục tham mưu UBND tỉnh triển khai thực hiện tốt văn bản chỉ đạo, điều hành của Chính phủ liên quan đến công tác dân tộc. Cùng với đó, thường xuyên kiểm tra, giám sát, đánh giá công tác tổ chức thực hiện để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc.

Hà Nội: Dự kiến có thêm 16 quận giai đoạn từ nay đến năm 2035
Trên đường phát triển

Hà Nội: Dự kiến có thêm 16 quận giai đoạn từ nay đến năm 2035

Hà Nội hiện đang triển khai song song lập, thẩm định, trình cấp thẩm quyền xem xét, phê duyệt Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065… nhằm cụ thể hóa, tập hợp các nhiệm vụ, giải pháp, chương trình, đề án, dự án nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển đô thị của từng giai đoạn theo quy hoạch tỉnh, quy hoạch chung đô thị.

Nông thôn mới đã mang lại cuộc sống sung túc cho người dân xã Đại An, Trà Cú.
Trên đường phát triển

Bài cuối: Xây dựng nông thôn mới bền vững

Trà Vinh đã và đang phát huy sức mạnh đại đoàn kết; vận dụng mọi nguồn lực để giảm nghèo bền vững, phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân, nhằm đưa mục tiêu "Tỉnh nông thôn mới" về đích trước năm 2025... Trên hành trình đó, Chỉ thị số 40/CT-TW đã mang đến bước đột phá mới cho cấp ủy chính quyền và là trụ đỡ chính sách quan trọng cho đồng bào các dân tộc trong địa bàn vươn lên.

Tập huấn, bồi dưỡng kiến thức để giảm thiểu tình trạng tảo hôn
Địa phương

Tập huấn, bồi dưỡng kiến thức để giảm thiểu tình trạng tảo hôn

Để triển khai thực hiện có hiệu quả Tiểu dự án 2 thuộc Dự án 9 về “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số năm 2024”, Ban Dân tộc tỉnh Bắc Kạn sẽ tổ chức lớp tập huấn kiến thức pháp luật; kỹ năng truyền thông, vận động, tư vấn pháp luật liên quan đến hôn nhân, dân số, gia đình thuộc Tiểu Dự án 2, Dự án 9.

TP. Hồ Chí Minh: Lên kế hoạch phát triển công nghiệp văn hóa đến năm 2030
Trên đường phát triển

TP. Hồ Chí Minh: Lên kế hoạch phát triển công nghiệp văn hóa đến năm 2030

UBND TP. Hồ Chí Minh vừa ban hành kế hoạch triển khai thực hiện đề án "Phát triển ngành công nghiệp văn hóa TP. Hồ Chí Minh đến năm 2030" giai đoạn 2024-2025. Đây là bước tiến quan trọng nhằm thúc đẩy sự phát triển toàn diện của các ngành công nghiệp văn hóa, góp phần vào tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội của thành phố.