Pháp luật Thái Lan về phòng, chống mua bán người

Hai chữ P - trừng phạt (Punishment) và bảo vệ (Protection)

Đạo luật Phòng, Chống mua bán người của Thái Lan năm 2008 (Anti - Trafficking in Persons Act B.E. 2551) đã bãi bỏ và thay thế Đạo luật năm 1998 về các Biện pháp phòng ngừa và trấn áp nạn buôn bán phụ nữ và trẻ em, với trọng tâm chính là hai chữ P: Bảo vệ (Protection) các nạn nhân trong khi trừng phạt (Punishment) nghiêm khắc đối với những kẻ buôn người và kẻ tham gia loại hình tội phạm nguy hiểm này.

Mức phạt lên đến chung thân

Về hình phạt, Đạo luật PCMBN quy định hình phạt dựa vào độ tuổi của nạn nhân cũng như đối tượng thực hiện hành vi phạm tội, mức độ nghiêm trọng và tình tiết của từng vụ việc; cụ thể như sau:

Mua bán người phạt tù từ 4 - 10 năm, phạt tiền từ 80.000 - 200.000 bath (56 triệu đến 140 triệu đồng).

Nạn nhân từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi: phạt tù từ 6 - 12 năm, phạt tiền từ 120.000 - 240.000 bath.

Nạn nhân dưới 15 tuổi: phạt tù từ 8 - 15 năm, phạt tiền từ 160.000 - 300.000 bath.

luc-luong-chuc-nang-thai-lan-giai-cuu-nhung-nan-nhan-cua-toi-pham-mua-ban-nguoi-la-nguoi-thieu-so-rohingya-vao-nam-2019-anh.jpg
Lực lượng chức năng Thái Lan giải cứu những nạn nhân của tội phạm mua bán người là người thiểu số Rohingya vào năm 2019. Ảnh: fortyfiright

Các tình tiết tăng nặng: những vụ việc liên quan đến buôn bán trẻ em, hành vi bạo lực, hoặc cưỡng bức sẽ bị xử lý nghiêm khắc hơn, có thể áp dụng hình phạt cao nhất là tù chung thân. Nếu nạn nhân tử vong do bị ngược đãi hoặc bóc lột, người phạm tội có thể phải đối mặt với án tử hình.

Thái Lan quy định khá chặt chẽ, cụ thể và hướng tới tăng nặng hình phạt đối với những hành vi được thực hiện bởi tội phạm có tổ chức, bởi đưa nạn nhân ra khỏi biên giới, bởi người trong bộ máy nhà nước. Thái Lan cũng quy định trách nhiệm hình sự của các pháp nhân:

Bất kỳ pháp nhân nào phạm tội buôn bán người sẽ bị phạt tiền từ 200.000 đến một triệu baht.

Nếu là tội phạm có tổ chức thì các thành viên phải chịu hình phạt nặng hơn gấp 1/2 lần hình phạt mà pháp luật quy định.

Đưa nạn nhân ra khỏi biên giới Thái Lan, hoặc tội phạm được thực hiện bởi người trong bộ máy nhà nước thì xử phạt gấp 2 lần hình phạt mà pháp luật quy định.

Người trực tiếp làm công tác chống buôn bán người, người thực thi pháp luật tham gia buôn bán người thì sẽ bị xử phạt gấp 3 lần hình phạt mà pháp luật quy định.

Bên cạnh đó, cá nhân, tổ chức cung cấp tài sản, nơi hội họp cho những đối tượng buôn bán người thì có thể sẽ bị xét thêm tội trong Luật Chống rửa tiền và tịch thu hết tài sản thu được.

Bảo vệ nạn nhân và hỗ trợ tài chính

Đạo luật năm 2008 và các lần sửa đổi sau đó cũng bổ sung các biện pháp bảo vệ nạn nhân và hỗ trợ tài chính, y tế cho họ. Điều này giúp giảm thiểu tác động tiêu cực đến nạn nhân, đồng thời tăng cường tính răn đe và hiệu quả của luật trong việc ngăn chặn buôn bán người. Cụ thể như sau:

Điều 33 quy định: Bộ Phát triển Xã hội và An ninh Con người sẽ xem xét cung cấp hỗ trợ phù hợp cho người bị buôn bán về thức ăn, nơi ở, điều trị y tế, phục hồi chức năng thể chất và tinh thần, giáo dục đào tạo, trợ giúp pháp lý, hỗ trợ trở về quốc gia gốc hoặc nơi cư trú, các thủ tục pháp lý để yêu cầu bồi thường. Quyền được bảo vệ, cho dù là trước, trong và sau khi cung cấp hỗ trợ, bao gồm cả khung thời gian cung cấp hỗ trợ của từng giai đoạn, sẽ được thông báo cho nạn nhân và phải được xin ý kiến của nạn nhân.

Khi cung cấp hỗ trợ theo khoản một, viên chức có thẩm quyền có thể đưa người bị buôn bán vào sự chăm sóc của nơi trú ẩn chính theo Luật Phòng, Chống mại dâm, hoặc nơi trú ẩn chính theo Luật Bảo vệ trẻ em hoặc các trung tâm phúc lợi khác của chính phủ hoặc tư nhân.

Trong khi đó, Điều 36 quy định về nghĩa vụ bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân, người nhà nạn nhân khi đưa ra lời khai và là nhân chứng chống lại đối tượng phạm tội. Trong trường hợp này, nạn nhân với tư cách là nhân chứng, sẽ được bảo vệ về mọi mặt theo Luật Bảo vệ nhân chứng trong vụ án hình sự. Nếu người bị buôn bán phải trở về quốc gia cư trú hoặc nơi thường trú hoặc nếu các thành viên gia đình của người bị buôn bán sống ở quốc gia khác, thì cán bộ có thẩm quyền phải phối hợp với cơ quan tại quốc gia đó để bảo đảm an toàn liên tục cho nạn nhân và người nhà.

Đối với nạn nhân là người nước ngoài, Điều 37 và 38 quy định: nạn nhân sẽ được hỗ trợ xin tạm trú tại Thái Lan và tạm thời làm việc theo luật định. Viên chức có thẩm quyền sẽ hỗ trợ nạn nhân trở về quốc gia cư trú trên cơ sở bảo đảm an toàn và phúc lợi cho nạn nhân.

Nghị viện thế giới

ITN
Nghị viện thế giới

Triết lý lấy con người làm trung tâm

Singapore, quốc gia nhỏ bé không chỉ được biết đến nhờ GDP bình quân đầu người cao mà còn nhờ vào nền công vụ minh bạch, hiệu quả và lấy con người làm trung tâm. Với khoảng 152.000 nhân sự tại 16 bộ và hơn 50 cục tác vụ (statutory board), đảo quốc sư tử đã xây dựng một mô hình công vụ dựa trên nguyên tắc sáng tạo, bền vững và hướng đến sự phát triển toàn diện.

todayonline.com
Nghị viện thế giới

Tinh giản biên chế để tối ưu hóa nguồn nhân lực

Nổi tiếng với bộ máy hành chính gọn nhẹ và hiệu quả, nền hành chính công vụ của Singapore đã trở thành hình mẫu tiêu biểu của quá trình tối ưu hóa nguồn nhân lực công. Với tầm nhìn chiến lược và tư duy đổi mới, đảo quốc sư tử đã triển khai một loạt chính sách cải cách nhằm tinh giản biên chế, nâng cao năng suất, đồng thời duy trì chất lượng dịch vụ công hiệu quả hàng đầu. Những bước đi này không chỉ thể hiện tư duy quản lý hiện đại, mà còn mang lại nhiều bài học quý giá cho các nhà hoạch định chính sách toàn cầu.

Nguồn: ITN
Nghị viện thế giới

Lương công chức - chìa khóa cho mọi cải cách

Singapore từ lâu được nhìn nhận như hình mẫu toàn cầu về việc xây dựng một hệ thống công vụ minh bạch, hiệu quả và có sức hút mạnh mẽ đối với nhân tài. Thành công này không chỉ đến từ những biện pháp cải cách táo bạo, mà còn nằm ở chiến lược cốt lõi: chính sách lương thưởng công chức. Đây được xem là nền tảng vững chắc và "chìa khóa vàng" thúc đẩy mọi thay đổi, từ nâng cao hiệu suất làm việc đến củng cố lòng tin của xã hội vào bộ máy công quyền.

Vai trò của vị “nhạc trưởng” trong điều hành thảo luận
Nghị viện thế giới

Vai trò của vị “nhạc trưởng” trong điều hành thảo luận

Trong phiên thảo luận tại Viện Đại biểu (Hạ viện), Chủ tịch Hạ viện là người chủ tọa phiên họp và không được phép tham gia phát biểu tranh luận. Thời gian phát biểu của từng nghị sĩ trong quá trình thảo luận không bị Hạ viện khống chế, mà tùy thuộc vào sự điều hành của Chủ tịch Hạ viện. Vì thế có thể nói, ở vị trí này, người chủ tọa đóng vai trò như một vị "nhạc trưởng" chỉ huy dàn nhạc, điều khiển tiết tấu của cuộc thảo luận.

Quyền lực của Quốc hội qua các bản Hiến pháp
Nghị viện thế giới

Quyền lực của Quốc hội qua các bản Hiến pháp

Quốc hội Nhật Bản kể từ thời Hiến pháp Minh Trị cho đến sau khi Hiến pháp năm 1947 được ban hành, đã trải qua quá trình thay đổi và phát triển, với cơ cấu và quyền lực không ngừng được đổi mới, củng cố, khẳng định vị thế của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất.

Tinh gọn, linh hoạt và hiệu quả
Nghị viện thế giới

Tinh gọn, linh hoạt và hiệu quả

Nhật Bản, một quốc gia nổi tiếng với nền kinh tế phát triển và sự ổn định chính trị, sở hữu một hệ thống pháp luật được thiết kế chặt chẽ, gọn gàng và đặc biệt hiệu quả. Các chuyên gia pháp luật trên thế giới đánh giá, phong cách làm luật của Nhật Bản không chỉ phản ánh tư duy tổ chức khoa học mà còn thể hiện tính linh hoạt để thích nghi với thay đổi của thời đại.

Nét chung và riêng từ mô hình Westminster
Nghị viện thế giới

Nét chung và riêng từ mô hình Westminster

Cơ quan lập pháp Singapore là một nét biến thể độc đáo của mô hình Nghị viện Westminster của Anh quốc khi vẫn giữ phần lớn những đặc trưng của mô hình này song lại là cơ quan lập pháp đơn viện với các nghị sĩ không chỉ là do dân bầu mà còn có nghị sĩ được chỉ định.

Quốc hội đồng hành với Chính phủ
Nghị viện thế giới

Quốc hội đồng hành với Chính phủ

Để bảo đảm sự giám sát hiệu quả của Quốc hội đối với Chính phủ, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến ngân sách và các chính sách quan trọng, hệ thống các Ủy ban Thường trực liên quan đến các bộ (DRSC) đã được thành lập. Với vai trò chính là đưa ra những khuyến nghị và gợi ý chính sách, hệ thống này đã chứng tỏ vai trò đồng hành của Quốc hội với Chính phủ.

Vai trò giám sát "túi tiền" của Nhân dân
Nghị viện thế giới

Vai trò giám sát "túi tiền" của Nhân dân

Một phần thiết yếu của hệ thống giám sát Quốc hội là bảo đảm trách nhiệm giải trình của cơ quan hành pháp trước cơ quan lập pháp và quyền của Quốc hội trong việc giám sát cách thức hoạt động của cơ quan hành pháp. Một trong những công cụ quan trọng để Quốc hội thực hiện chức năng đó là giám sát “túi tiền” của Chính phủ.

Nguồn: ITN
Nghị viện thế giới

Định hướng lại cách tiếp cận đúng đắn

Tuần trước, các nhà lập pháp Trung Quốc đã thực hiện bước đi quan trọng nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của trẻ em trong độ tuổi mầm non khi thông qua Luật Giáo dục mầm non mang tính đột phá. Được Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc phê chuẩn, luật sẽ có hiệu lực từ 1.6.2025. Với 85 điều khoản chia thành 9 chương, văn bản pháp lý này hướng tới mục tiêu mở rộng, nâng cao chất lượng và tính phổ cập của giáo dục mầm non, đồng thời giảm thiểu bất bình đẳng và thúc đẩy mô hình giáo dục theo hướng phục vụ công ích.

ITN
Nghị viện thế giới

Cải cách toàn diện chính sách tuyển dụng và phúc lợi cho giáo viên

Đội ngũ giáo viên mầm non giữ vai trò then chốt trong sự phát triển trí tuệ và nhân cách trẻ nhỏ, nhưng đang phải đối mặt với nhiều bất cập về thu nhập, phúc lợi và cơ hội nghề nghiệp. Để khắc phục, Luật Giáo dục mầm non mới được ban hành nhằm nâng cao điều kiện làm việc và chế độ đãi ngộ cho giáo viên, nhấn mạnh nguyên tắc "cùng công việc, cùng mức lương", áp dụng cho tất cả giáo viên, bất kể giáo viên trong hay ngoài biên chế.

Nguồn: ITN
Nghị viện thế giới

Giáo dục nâng cao từ cấp mầm non và những hệ lụy

Giáo dục mầm non không chỉ là nền tảng giúp trẻ phát triển kỹ năng và nhận thức cơ bản, mà còn là giai đoạn quan trọng xây dựng nền tảng học tập lâu dài và nhân cách của trẻ. Tại Trung Quốc, giáo dục mầm non được coi là dịch vụ phúc lợi công thiết yếu, được nhà nước chú trọng đầu tư và quản lý. Từ những năm 1950, khi Hội đồng Nhà nước đưa ra những quyết định đầu tiên về cải cách hệ thống giáo dục, giáo dục mầm non đã bắt đầu phát triển có hệ thống và tổ chức rõ ràng.

Luật Điện lực mới của Jordan: Khuyến khích đầu tư vào lưu trữ năng lượng
Quốc tế

Luật Điện lực mới của Jordan: Khuyến khích đầu tư vào lưu trữ năng lượng

Jordan vừa ban hành Luật Điện lực mới, thay thế luật cũ có hiệu lực từ năm 2002, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong chính sách năng lượng của quốc gia Trung Đông. Luật này thúc đẩy mô hình hợp tác công-tư (PPP), khuyến khích đầu tư vào các cơ sở lưu trữ năng lượng và dự án hydro xanh nhằm tăng cường tính tự chủ năng lượng, hỗ trợ phát triển bền vững và hiện đại hóa lĩnh vực điện lực của Jordan.

Ấn Độ: Hàng rào pháp lý nghiêm minh để trả lại không gian an toàn cho trẻ
Nghị viện thế giới

Ấn Độ: Hàng rào pháp lý nghiêm minh để trả lại không gian an toàn cho trẻ

Mặc dù internet mang lại nhiều lợi ích, nhưng thời gian sử dụng gia tăng cũng đồng nghĩa với việc nguy cơ trẻ em bị dụ dỗ trực tuyến trở nên nghiêm trọng hơn. Trong bối cảnh tấn công trực tuyến và xâm hại trẻ em qua mạng ngày càng tinh vi, Ấn Độ đã đưa ra những chiến lược bảo vệ hiệu quả và khuyến khích việc hiểu biết đầy đủ về vấn đề này.

annelimky.com
Nghị viện thế giới

Cách tiếp cận đa dạng của các nước và khu vực

Trước sự phát triển nhanh chóng của công nghệ số, nhiều quốc gia đã chủ động thúc đẩy các đạo luật và chính sách nhằm bảo vệ trẻ em khỏi các mối nguy hại trực tuyến. Những sáng kiến pháp lý này không chỉ giúp ngăn chặn bạo lực mạng, mà còn tạo môi trường trực tuyến an toàn, lành mạnh, giúp thế hệ trẻ phát triển và trải nghiệm công nghệ một cách tích cực.