Hà Tĩnh: Trang trại nuôi lợn gây ô nhiễm bị phạt gần 300 triệu đồng

Gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, HTX Nông nghiệp và dịch vụ tổng hợp Hoàng Phát (xã Kỳ Tây, huyện Kỳ Anh) do ông Phan Công Vũ làm chủ vừa bị xử phạt gần 300 triệu đồng.

Ngày 22.8, thông tin từ UBND tỉnh Hà Tĩnh cho biết, đơn vị vừa ra quyết định xử phạt hành chính với số tiền 285 triệu đồng đối với HTX Nông nghiệp và dịch vụ tổng hợp Hoàng Phát (xã Kỳ Tây, huyện Kỳ Anh) do ông Phan Công Vũ làm chủ.

Trong đó, xử phạt 160 triệu đồng với hành vi không có giấy phép môi trường theo quy định; Phạt 125 triệu đồng với hành vi gây ô nhiễm nguồn nước mặt đối với hàm lượng chất gây ô nhiễm có thông số môi trường thông thường vượt ngưỡng quy chuẩn kỹ thuật 10 lần trở lên. Tổng mức phạt các vi phạm là 285 triệu đồng.

Trang trại chăn nuôi lợn bị phạt hơn 300 triệu đồng vì gây ô nhiễm môi trường -0
HTX Nông nghiệp và dịch vụ tổng hợp Hoàng Phát (xã Kỳ Tây, huyện Kỳ Anh) do ông Phan Công Vũ làm chủ vừa bị xử phạt vì gây ô nhiễm môi trường. Ảnh: Lê Cử

Ngoài ra, theo quyết định xử phạt, trang trại lợn của ông Phan Công Vũ còn bị đình chỉ hoạt động 9 tháng; buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường trong 60 ngày và chi trả kinh phí phân tích mẫu nước mặt cho ngành chức năng theo quy định.

Trước đó, UBND huyện Kỳ Anh cũng đã xử phạt hành chính số tiền 17,5 triệu đồng đối với HTX Nông nghiệp và dịch vụ tổng hợp Hoàng Phát này vì hành vi thực hiện hoạt động chăn nuôi không có giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi.

Được biết, HTX Nông nghiệp và dịch vụ tổng hợp Hoàng Phát hoạt động từ năm 2014. Từ đó đến nay, nhiều lần người dân phát hiện chất thải chăn nuôi từ trang trại chảy ra suối Cơn Chay làm nguồn nước ô nhiễm. Ngoài ra, mùi hôi thối từ trang trại cũng khiến cuộc sống người dân đảo lộn.

Trang trại chăn nuôi lợn bị phạt hơn 300 triệu đồng vì gây ô nhiễm môi trường -0
Người dân tâp trung trước trang trại lợn của HTX Nông nghiệp và dịch vụ tổng hợp Hoàng Phát vì ô nhiễm. Ảnh: Lê Cử

Đỉnh điểm, vào cuối tháng 6.2024, cá dọc khe suối ven trại lợn bị chết trắng. Quá bức xúc trước việc gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến cuộc sống, hàng chục hộ dân đã căng băng rôn phản đối, yêu cầu trại di dời.

Ngay sau khi nắm bắt được sự việc trên, các cơ quan chức năng của huyện Kỳ Anh và tỉnh Hà Tĩnh đã khẩn trương vào cuộc kiểm tra, làm rõ nguyên nhân vụ việc. Quá trình kiểm tra công tác bảo vệ môi trường, đoàn công tác phát hiện cơ sở chăn nuôi của ông Vũ có hàng loạt vi phạm như không có quyết định phê duyệt kết quả thẩm định đánh giá tác động môi trường, chưa xây lắp công trình xử lý mùi hôi theo cam kết bảo vệ môi trường đã đăng ký.

Trước đó, liên quan đến hoạt động chăn nuôi lợn của một số trang trại  trên địa bàn, vào giữa tháng 7.2024 Công an tỉnh Hà Tĩnh cũng đã có văn bản báo cáo gửi UBND tỉnh Hà Tĩnh.

Theo Công an tỉnh Hà Tĩnh, bên cạnh những mặt tích cực, thì hiện nay nổi lên tình hình vi phạm các quy định trong hoạt động chăn nuôi, đặc biệt là vấn đề ô nhiễm môi trường, tiềm ẩn nguy cơ phức tạp về an ninh trật tự. Tình trạng vi phạm các quy định pháp luật trong hoạt động tại một số cơ sở chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh thời gian qua, ngoài trách nhiệm của chủ trang trại lợn còn có trách nhiệm của các sở, ngành, chính quyền địa phương liên quan trong việc hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các vấn đề về môi trường, đất đai, xây dựng…

Qua đó, Công an tỉnh Hà Tĩnh đề xuất UBND tỉnh chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu UBND tỉnh thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành để tổ chức rà soát, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật tại các cơ sở chăn nuôi trên địa bàn toàn tỉnh; kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm, không để hình thành “điểm nóng” về ô nhiễm môi trường.

UBND các huyện, thị xã tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ công tác bảo vệ môi trường đối với các cơ sở chăn nuôi trên địa bàn….

Sau khi có báo cáo của Công an tỉnh Hà Tĩnh, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã có văn bản giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các huyện, thành phố, thị xã và các đơn vị liên quan soát xét, tham mưu về các nội dung kiến nghị, đề xuất của Công an tỉnh theo đúng quy định, đảm bảo hiệu quả, phù hợp với thực tiễn của địa phương.

Môi trường

Bà Rịa – Vũng Tàu: Ba doanh nghiệp tồn trữ hóa chất nguy hiểm với khối lượng lớn chưa đúng quy định
Xã hội

Bà Rịa – Vũng Tàu: Ba doanh nghiệp tồn trữ hóa chất nguy hiểm với khối lượng lớn chưa đúng quy định

Thanh tra Sở Công thương tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu xác định Công ty Cổ phần SOP Phú Mỹ, Công ty TNHH Nhà máy bia Heineken Việt Nam, Doanh nghiệp chế xuất Nitori Việt Nam – Chi nhánh Bà Rịa – Vũng Tàu có tồn trữ hóa chất nguy hiểm với khối lượng lớn chưa đúng quy định pháp luật.

Hành động chung tay bảo vệ môi trường
Môi trường

Hành động chung tay bảo vệ môi trường

Sáng 22.9, Trung tâm Truyền thông Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp cùng UBND huyện Thanh Trì tổ chức lễ ra quân hưởng ứng Chiến dịch Làm cho thế giới sạch hơn năm 2024.

Cảnh báo lũ quét, sạt lở đất tại 6 tỉnh miền Trung
Xã hội

Cảnh báo lũ quét, sạt lở đất tại 6 tỉnh miền Trung

Mưa lớn do ảnh hưởng của bão số 4 làm độ ẩm đất ở một số khu vực đã gần bão hòa (trên 85%) hoặc đạt trạng thái bão hòa. Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia cảnh báo một số khu vực tại 6 tỉnh miền Trung có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất đá trong những giờ tới.

 Kiểm soát chặt báo cáo đánh giá tác động công nghệ xử lý rác
Môi trường

Kiểm soát chặt báo cáo đánh giá tác động công nghệ xử lý rác

Để đánh giá, thẩm định công nghệ các dự án xử lý rác thải, chất thải rắn hiệu quả, đầu tiên chúng ta cần thực hiện tốt cơ chế kiểm soát, lập báo cáo đánh giá tác động tới môi trường xem các công nghệ đó có phát sinh những chất thải độc hại ra môi trường hay không? Đây là nhấn mạnh của Tổng Thư ký Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam, Trưởng Ban khoa học, GS.TS Hoàng Xuân Cơ khi đề cập đến vấn đề xử lý rác thải ở nước ta. 

Biến chất thải thành tài nguyên và thúc đẩy phát triển kinh tế xanh: Cần thay đổi từ nhận thức
Môi trường

Biến chất thải thành tài nguyên và thúc đẩy phát triển kinh tế xanh: Cần thay đổi từ nhận thức

"Xử lý chất thải, đặc biệt là chất rắn rắn, đang là vấn đề cấp bách tại Việt Nam, đòi hỏi những giải pháp chiến lược và toàn diện từ công nghệ đến chính sách và nhận thức xã hội, để biến chất thải thành tài nguyên và thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh". Đó là quan điểm của GS. TS Khoa học. NGND Phạm Ngọc Đăng.

Kinh nghiệm công nghệ cho Việt Nam trong xử lý rác thải
Môi trường

Kinh nghiệm công nghệ cho Việt Nam trong xử lý rác thải

Tại Tọa đàm “Tăng cường kiểm soát nguồn thải, quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường" do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức vào sáng 18.9, Viện trưởng Viện Công nghệ VinIT GS.TSKH Nguyễn Quốc Sỹ đã chỉ ra 5 nhóm công nghệ chủ chốt thế giới đang dùng để xử lý chất thải rắn, cùng các bài học kinh nghiệm về vấn đề xử lý rác trên thế giới. 

Biến rác thải thành nguồn lực thúc đẩy kinh tế tuần hoàn
Môi trường

Biến rác thải thành nguồn lực thúc đẩy kinh tế tuần hoàn

Luật Bảo vệ môi trường đổi mới phương thức quản lý chất thải rắn, coi chất thải là tài nguyên sau khi được phân loại để góp phần thúc đẩy kinh tế tuần hoàn. Vì vậy, việc đẩy mạnh xã hội hóa và thu hút đầu tư từ khu vực tư nhân, nước ngoài vào hoạt động thu gom, phân loại chất thải, tái chế, tái sử dụng chất thải, xử lý chất thải là cần thiết, biến rác thải thành nguồn lực cho phát triển bền vững kinh tế - xã hội.

Khuyến khích tư nhân đầu tư vào lĩnh vực xử lý chất thải
Môi trường

Khuyến khích tư nhân đầu tư vào lĩnh vực xử lý chất thải

Trong bối cảnh phát triển kinh tế tuần hoàn nhằm góp phần đạt được các mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2030 và mục tiêu phát thải ròng bằng “0” cho đến năm 2050, Nhà nước cần có cơ chế ưu đãi, khuyến khích, tạo động lực cho các doanh nghiệp tư nhân đầu tư vào lĩnh vực xử lý chất thải.

Xã hội hóa ngành công nghiệp xử lý và tái chế rác
Xã hội

Xã hội hóa ngành công nghiệp xử lý và tái chế rác

Nhà nước không thể bao cấp hết trong khi ngân sách nhà nước có hạn, nền kinh tế chưa cho phép, do đó phải xã hội hóa ngành công nghiệp xử lý và tái chế rác. Ngoài ra, phải cân nhắc, lựa chọn công nghệ phù hợp với loại rác cần xử lý và công nghệ đó cần được cải tiến, phù hợp điều kiện của Việt Nam.

Phát sinh khoảng 60.000 tấn rác thải nhưng chỉ tái chế được 15%
Môi trường

Phát sinh khoảng 60.000 tấn rác thải nhưng chỉ tái chế được 15%

Phó Chủ tịch Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam, Tổng Biên tập Tạp chí Môi trường và Cuộc sống Nguyễn Văn Toàn nhận định, hiện tiềm năng phát triển của ngành công nghiệp tái chế là rất lớn. Tuy nhiên, trong khoảng 60.000 tấn rác thải phát sinh thì chúng ta chỉ có 15% được thu gom thái chế, sử dụng.

Hiệu quả xử lý rác đang rất thấp
Xã hội

Hiệu quả xử lý rác đang rất thấp

Tại tọa đàm “Tăng cường kiểm soát nguồn thải, quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức sáng 18.9, ông Nguyễn Quang Huân, Ủy viên Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Chủ tịch HĐQT Công ty Halcom Việt Nam nhấn mạnh hiệu quả xử lý rác trên thực tế hiện đang rất thấp.

Tăng cường quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường
Xã hội

Tăng cường quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường

Đây là nhấn mạnh của ông Nguyễn Hữu Tiến, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Môi trường đô thị và khu công nghiệp Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Môi trường Đô thị Hà Nội Urenco tại Tọa đàm “Tăng cường kiểm soát nguồn thải, quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường”, do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức sáng 18.9.