Hà Tĩnh: Thu ngân sách năm 2022 ước đạt 16.900 tỷ đồng

Ngày 15.12, tại TP Hà Tĩnh, HĐND tỉnh Hà Tĩnh Khóa XVIII đã khai mạc Kỳ họp thứ 11. Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh, Chủ tịch HĐND tỉnh Hoàng Trung Dũng; các Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Trần Tú Anh và Trần Văn Kỳ chủ tọa kỳ họp.

Dự kỳ họp về phía tỉnh Hà Tĩnh có: Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Thế Dũng; Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải; Phó trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Trần Đình Gia. 

Cùng dự kỳ họp có: Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Lê Anh Tuấn; Ủy viên chuyên trách Ủy ban Kinh tế Bùi Thị Quỳnh Thơ, Phó Tổng Biên tập Báo Đại biểu Nhân dân Lê Thanh Kim.

Hà Tĩnh: Thu ngân sách năm 2022 đạt 16.900 tỷ đồng -0
Các đại biểu tham dự Kỳ họp

Mong muốn cử tri, Nhân dân tham gia vào các nội dung kỳ họp

Phát biểu khai mạc kỳ họp, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hoàng Trung Dũng cho biết: tỉnh Hà Tĩnh thực hiện nhiệm vụ năm 2022 trong điều kiện tình hình thế giới tiếp tục có những diễn biến phức tạp; dịch bệnh Covid-19 tiềm ẩn nhiều rủi ro; thời tiết thất thường; một số sản phẩm công nghiệp chủ lực sụt giảm; một số dự án đầu tư gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Trong bối cảnh chung, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị; đồng thuận, tham gia tích cực của cộng đồng doanh nghiệp và các tầng lớp Nhân dân, kinh tế - xã hội của tỉnh tiếp tục phục hồi và phát triển.

Các dự án công nghiệp lớn được đẩy nhanh tiến độ; là một trong hai tỉnh đầu tiên của cả nước được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh; các chương trình, chính sách phục hồi phát triển kinh tế - xã hội, hỗ trợ sản xuất kinh doanh được triển khai kịp thời. Các sự kiện chính trị, văn hóa lớn được tổ chức tạo dấu ấn tích cực. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong toàn tỉnh ổn định… Tuy vậy, so với kế hoạch đề ra, nhiều chỉ tiêu chưa đạt, trong đó có những chỉ tiêu quan trọng như tốc độ tăng trưởng, tổng vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội; một số nội dung tiêu chí tỉnh nông thôn mới còn gặp nhiều khó khăn; tiến độ triển khai một số dự án còn chậm, nhất là các dự án trọng điểm.

Hà Tĩnh: Thu ngân sách năm 2022 đạt 16.900 tỷ đồng -0
Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh, Chủ tịch HĐND tỉnh Hoàng Trung Dũng phát biểu khai mạc

Chủ tịch HĐND tỉnh nhấn mạnh: Để tiếp tục cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, hoàn thành nhiệm vụ, kế hoạch năm 2023, Kỳ họp thứ 11, HĐND tỉnh Khóa XVIII sẽ bàn, quyết định các nhóm vấn đề trọng tâm: Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng – an ninh năm 2022; thống nhất chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phát triển, kinh tế - xã hội, đầu tư công và thu, chi ngân sách nhà nước năm 2023.

Quyết nghị một số chính sách quan trọng, có ý nghĩa tác động lớn đối với phát triển kinh tế - xã hội, như: Phát triển khoa học và công nghệ; hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường; phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; cơ chế huy động, lồng ghép nguồn vốn thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia; hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã; phát triển văn hóa, thể thao, du lịch; chính sách đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên; quy định mức thu học phí; chính sách hỗ trợ học phí...

Hà Tĩnh: Thu ngân sách năm 2022 đạt 16.900 tỷ đồng -0
Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Trần Văn Kỳ thông qua chương trình kỳ họp

HĐND tỉnh cũng cho ý kiến báo cáo kiểm điểm sự chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh; báo cáo công tác tiếp công dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo; báo cáo kết quả hoạt động của các cơ quan tư pháp; giải quyết kiến nghị của cử tri; báo cáo về hoạt động giám sát, xây dựng chính quyền của Ủy ban MTTQ tỉnh và một số nội dung quan trọng khác… Đồng thời, HĐND tỉnh cũng sẽ thực hiện chất vấn và trả lời chất vấn các nhóm vấn đề đại biểu hội đồng đề xuất và cử tri quan tâm.

Chủ tịch HĐND tỉnh Hoàng Trung Dũng đề nghị, các đại biểu tập trung nghiên cứu tài liệu, tham gia thảo luận và chất vấn các nội dung kỳ họp. Trong thời gian diễn ra kỳ họp, HĐND tỉnh mong muốn cử tri và Nhân dân tham gia ý kiến các nội dung.

Quy mô nền kinh tế ước đạt gần 93.000 tỷ đồng

Hà Tĩnh: Thu ngân sách năm 2022 đạt 16.900 tỷ đồng -0
Các đại biểu tham dự phiên khai mạc

Báo cáo tóm tắt tình hình kinh tế - xã hội năm 2022; phương hướng, nhiệm vụ năm 2023, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Hồng Lĩnh cho biết: Tăng trưởng kinh tế của tỉnh năm 2022 ước đạt 3,98%. Quy mô nền kinh tế năm 2022 ước đạt gần 93.000 tỷ đồng. Về cơ cấu nền kinh tế: Khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 40,2% (công nghiệp chiếm 31,5%, xây dựng chiếm 8,8%); khu vực nông nghiệp chiếm 15%; khu vực dịch vụ chiếm 44,8%.

Các mô hình dồn điền, đổi thửa, tập trung, tích tụ ruộng đất phát triển mạnh, cho hiệu quả rõ nét; đến nay tổng diện tích đạt hơn 6.336ha (tăng thêm trên 1.960 ha). Năng suất, sản lượng lúa vụ xuân và hè thu tương đương các năm gần đây; tổng sản lượng lương thực cả năm ước đạt hơn 61,82 vạn tấn; các ổ dịch bệnh chăn nuôi phát sinh được kiểm soát… Một số nội dung, tiêu chí tỉnh NTM chuyển biến tích cực, như: Tiêu chí quy hoạch (đạt 100%), tiêu chí giáo dục và y tế (đạt khoảng 80%), tiêu chí giao thông (đạt khoảng 70%), tiêu chí môi trường và cảnh quan nông thôn (đạt khoảng 60%)... Toàn tỉnh có 9/13 huyện, thành phố, thị xã đã đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM, đạt 69%; 177/181 xã đạt chuẩn, đạt 98%, 50/181 xã đạt chuẩn nâng cao, đạt 27%, 7/181 xã đạt chuẩn kiểu mẫu, đạt 3,87%. Chương trình OCOP tiếp tục đi vào chiều sâu, công tác xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP được tăng cường.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa ước đạt 52.822 tỷ đồng, tăng 26%; doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống và du lịch lữ hành ước đạt 6.072 tỷ đồng, tăng 74%; doanh thu vận tải, kho bãi ước đạt 5.458 tỷ đồng, tăng 26%. Kim ngạch xuất khẩu ước đạt 1,8 tỷ USD, đạt 90% kế hoạch, giảm 10% so với cùng kỳ; kim ngạch nhập khẩu ước đạt 3,4 tỷ USD, đạt kế hoạch đề ra, tăng 3% so với cùng kỳ… Hoạt động du lịch phục hồi tích cực sau gần 2 năm “đóng băng”; tổ chức lễ khai trương du lịch biển cấp tỉnh và nhiều hoạt động kích cầu du lịch; lượng khách đến Hà Tĩnh ước đạt gần 1,8 triệu lượt, cao hơn thời điểm trước khi bùng phát dịch Covid-19.

Hà Tĩnh: Thu ngân sách năm 2022 đạt 16.900 tỷ đồng -0
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Hồng Lĩnh báo cáo tình hình kinh tế - xã hội

Thu ngân sách ước đạt 16.900 tỷ đồng, đạt 103,68% dự toán, tương đương so với năm 2021. Trong đó, thu nội địa ước đạt 8.100 tỷ đồng, đạt 103,8% dự toán; thu xuất nhập khẩu ước đạt 8.800 tỷ đồng, đạt 103,5% dự toán. Chi ngân sách ước đạt 20.035 tỷ đồng, đạt hơn 98% dự toán… Tổng vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội ước đạt 40.124 tỷ đồng, bằng 93% kế hoạch, tăng 41% so với năm 2021. Giải ngân đầu tư công ước đạt hơn 8.500 tỷ đồng, bằng 85% kế hoạch. Chấp thuận chủ trương đầu tư 18 dự án, trong đó 16 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn gần 5.000 tỷ đồng, 2 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn hơn 278 triệu USD.

Hà Tĩnh là tỉnh thứ hai cả nước đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đôn đốc các chủ đầu tư, phối hợp giải quyết vướng mắc về mặt bằng đẩy nhanh tiến độ các dự án giao thông trọng điểm. Dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam đến nay đã hoàn thành công tác cắm mốc GPMB trên toàn tuyến; việc kiểm đếm đạt 96,16%, đền bù đạt 81,2%, bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư hơn 81% khối lượng, vượt tiến độ Trung ương giao.

Về lĩnh vực giáo dục, chất lượng giáo dục đại trà có chuyển biến tích cực ở tất cả các cấp học, giáo dục mũi nhọn đạt kết quả cao; tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông đạt 99,51%, điểm bình quân đứng thứ 9 toàn quốc, tăng 9 bậc so với năm 2021; xếp thứ 5 toàn quốc trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia. Duy trì hiệu quả công tác khám chữa bệnh tại các tuyến, chú trọng nâng cao chất lượng y tế cơ sở; làm tốt công tác tuyển sinh, đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người lao động; hoàn thành hỗ trợ gần 2 tỷ đồng tiền thuê nhà cho 1.314 người lao động bị ảnh hưởng của dịch Covid-19. Hoàn thành xây dựng 55 nhà văn hóa cộng đồng kết hợp tránh bão, lũ và hơn 3.600 nhà ở kiên cố cho người có công, hộ nghèo, hộ bị ảnh hưởng do thiên tai với kinh phí xã hội hóa gần 358 tỷ đồng.

Quốc phòng – an ninh được tăng cường, không để xảy ra các điểm nóng, phát huy tốt vai trò lực lượng công an xã chính quy. Các hoạt động đối ngoại, nhất là với nước bạn Lào được đẩy mạnh, tổ chức thành công các hoạt động kỷ niệm 60 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Lào.

Hà Tĩnh: Thu ngân sách năm 2022 đạt 16.900 tỷ đồng -0
Các đại biểu tham dự kỳ họp

Tuy nhiên, kết quả thực hiện còn 6 chỉ tiêu không đạt kế hoạch đề ra, trong đó có những chỉ tiêu quan trọng về phát triển kinh tế như: Tốc độ tăng trưởng kinh tế, GRDP bình quân đầu người, tổng vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội, kim ngạch xuất khẩu; tạo áp lực cho các năm tiếp theo trong việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ, chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2021-2025 đã đề ra. Sản xuất một số sản phẩm công nghiệp chủ lực (điện, thép) còn gặp khó khăn; du lịch, dịch vụ đang phục hồi nhưng chưa có nhiều sản phẩm, dịch vụ mới, tính cạnh tranh còn thấp; hoạt động sản xuất kinh doanh còn gặp nhiều khó khăn; số lượng doanh nghiệp giải thể, tạm ngừng hoạt động còn lớn…

Phấn đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế GRDP đạt hơn 8%

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Hồng Lĩnh cho biết: Năm 2023, tỉnh phấn đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế GRDP đạt hơn 8%; GRDP bình quân đầu người đạt 74 triệu đồng; thu nhập bình quân đầu người đạt trên 47 triệu đồng/năm; giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích đạt hơn 97,5 triệu đồng/ha; tổng vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội đạt 45.000 tỷ đồng; kim ngạch xuất khẩu đạt 2 tỷ USD; thu ngân sách trên địa bàn đạt 19.000 tỷ đồng, trong đó: thu nội địa 8.000 tỷ đồng; thu xuất nhập khẩu 11.000 tỷ đồng….

Hà Tĩnh: Thu ngân sách năm 2022 đạt 16.900 tỷ đồng -0
Toàn cảnh kỳ họp

Để đạt mục tiêu trên, UBND tỉnh sẽ tiếp tục thực hiện hiệu quả các Nghị quyết của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh về phát triển kinh tế - xã hội. Đánh giá giữa kỳ thực hiện nhiệm vụ kinh tế xã hội theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX nhiệm kỳ 2020 - 2025. Triển khai Nghị quyết số 26-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển vùng Bắc Trung bộ và duyên hải Trung Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; các Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 về đổi mới quản lý đất đai; nông nghiệp, nông dân, nông thôn… Chủ động phương án ứng phó hiệu quả với dịch Covid-19 và các dịch bệnh mới có thể xảy ra. Đẩy mạnh triển khai hiệu quả Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, nhất là các chính sách tín dụng ưu đãi, hỗ trợ lãi suất. Tập trung giải phóng mặt bằng, tái định cư đường cao tốc Bắc - Nam đoạn qua Hà Tĩnh.

Đồng thời, thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế xã hội trong từng ngành, lĩnh vực, địa phương; phục hồi, phát triển sản xuất công nghiệp; duy trì ổn định sản xuất nông nghiệp, xây dựng NTM; nâng cao sức cạnh tranh của du lịch, thương mại, dịch vụ. Tăng cường quản lý, điều hành, sử dụng hiệu quả ngân sách, tín dụng ngân hàng để hỗ trợ phục hồi cho nền kinh tế. Tiếp tục thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp, kinh tế tập thể. Tập trung xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, nhất là hạ tầng đô thị, giao thông; quản lý, sử dụng hiệu quả đất đai, tài nguyên, tăng cường bảo vệ môi trường.

Hà Tĩnh: Thu ngân sách năm 2022 đạt 16.900 tỷ đồng -0
Các đại biểu HĐND tỉnh nghe các báo cáo trình tại Kỳ họp

Bên cạnh đó, tỉnh cũng sẽ phát huy giá trị văn hóa, con người Hà Tĩnh, phát triển toàn diện, hài hòa các lĩnh vực văn hóa - xã hội, nâng cao đời sống Nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội; đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước. Nâng cao chất lượng công tác tư pháp, thanh tra, phòng chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí; tập trung giải quyết tồn đọng. Tăng cường củng cố quốc phòng, đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội; tiếp tục triển khai hiệu quả các hoạt động đối ngoại. Đẩy mạnh thông tin tuyên truyền, tạo đồng thuận xã hội.

Chuyển động

Quảng Ninh: HĐND tỉnh sẽ tổ chức ngay Kỳ họp chuyên đề để ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ thiệt hại do bão số 3
Chuyển động

Quảng Ninh: HĐND tỉnh sẽ tổ chức ngay Kỳ họp chuyên đề để ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ thiệt hại do bão số 3

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh vừa tổ chức Hội nghị nghe và cho ý kiến về nội dung, chương trình trình Kỳ họp thứ 21 - Kỳ họp bất thường của HĐND tỉnh Khóa XIV để kịp thời ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng của cơn bão số 3.

Đối thoại để xử lý những phản ánh, kiến nghị của dân
Chuyển động

Đối thoại để xử lý những phản ánh, kiến nghị của dân

Hàng năm, Đảng ủy, UBND phường xây dựng kế hoạch đối thoại trực tiếp với người đứng đầu cấp ủy Đảng, chính quyền với Nhân dân; duy trì thực hiện mô hình Buổi sáng với Nhân dân - Chủ tịch UBND phường tiếp công dân thường xuyên (từ 7 giờ 15 phút - 8 giờ 15 phút) các ngày làm việc trong tuần. Người đứng đầu cấp ủy, chính quyền xã đối thoại với dân để xử lý những phản ánh, kiến nghị của dân. Thực hiện công khai minh bạch các thủ tục hành chính…

Bài 1: Chuyển hướng mạnh tới nền kinh tế thích ứng, xanh, bền vững
Chuyển động

Bài 1: Chuyển hướng mạnh tới nền kinh tế thích ứng, xanh, bền vững

Theo Nghị quyết về chương trình thích ứng với biến đổi khí hậu tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, HĐND tỉnh nhấn mạnh mục tiêu đến năm 2030 giảm thiểu tính dễ bị tổn thương, rủi ro thông qua tăng cường công tác quản lý nhà nước về biến đổi khí hậu (BĐKH); triển khai hiệu quả các cơ chế, chính sách, đầu tư cơ sở hạ tầng phù hợp, bảo đảm chuyển hướng mạnh tới nền kinh tế thích ứng, xanh, an toàn, bền vững…

Bài cuối: Ít nhất 2 lần lấy phiếu tín nhiệm trong nhiệm kỳ
Chuyển động

Bài cuối: Ít nhất 2 lần lấy phiếu tín nhiệm trong nhiệm kỳ

Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND cần bổ sung nội dung những quy định chính của hoạt động giám sát qua lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm. Trong đó, nên quy định ít nhất thực hiện lấy phiếu tín nhiệm 2 lần và thời điểm là năm thứ hai hoặc thứ ba của nhiệm kỳ đối với lần thứ nhất, năm cuối đối với lần thứ hai. Làm như vậy, kết quả lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm sẽ là căn cứ quan trọng, đáng tin cậy để chuẩn bị nhân sự cho nhiệm kỳ mới.

Sơn La: Gần 5000 đại biểu HĐND các cấp được bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng hoạt động
Chuyển động

Sơn La: Gần 5000 đại biểu HĐND các cấp được bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng hoạt động

Ngày 11.9, Thường trực HĐND tỉnh Sơn La phối hợp với Trung tâm Bồi dưỡng đại biểu dân cử thuộc Ban Công tác đại biểu tổ chức Hội nghị bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho đại biểu HĐND tỉnh các cấp trên địa bàn. Đây là lần đầu tiên Thường trực HĐND tỉnh tổ chức hội nghị theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến từ điểm cầu trung tâm tỉnh đến 11 huyện, 204 xã, phường, thị trấn trong toàn tỉnh. 

Chất lượng cuộc sống người dân - thước đo năng lực, lãnh đạo, quản lý
Chuyển động

Chất lượng cuộc sống người dân - thước đo năng lực, lãnh đạo, quản lý

Kế thừa và phát triển pho lịch sử vẻ vang từ thuở khai hoang mở cõi, miền đất giao thoa, hội tụ, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, truyền thống của một “miền Đông gian lao mà anh dũng”, lãnh đạo tỉnh Đồng Nai luôn xác định lấy chất lượng cuộc sống người dân làm mục tiêu phấn đấu và coi đây là thước đo năng lực lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ. Là cái “nôi” công nghiệp, điểm sáng - lá cờ đầu cả nước về thực hiện chương trình nông thôn mới, Đồng Nai luôn theo đuổi mục tiêu phát triển xanh, bền vững.

Tuyên Quang: Phê duyệt điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách địa phương
Chuyển động

Tuyên Quang: Phê duyệt điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách địa phương

Ngày 30.8, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Tuyên Quang, đã diễn ra Kỳ họp chuyên đề Lần thứ 8, HĐND tỉnh Khóa XIX, nhiệm kỳ 2021-2026. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Thị Kim Dung; Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Phạm Thị Minh Xuân; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Thị Thanh Trà đồng chủ tọa kỳ họp.

Nghệ An: Thông qua 15 nghị quyết quan trọng tại Kỳ họp thứ 22
Chuyển động

Nghệ An: Thông qua 15 nghị quyết quan trọng tại Kỳ họp thứ 22

Chiều 29.8, HĐND tỉnh Nghệ An đã tổ chức Kỳ họp thứ 22 (kỳ họp chuyên đề) Khóa XVIII, nhiệm kỳ 2021-2026. Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh, Chủ tịch HĐND tỉnh Thái Thanh Quý; Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nguyễn Nam Đình và Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Như Khôi chủ tọa kỳ họp.

Kỳ họp thứ 20, HĐND tỉnh Bắc Ninh: Thông qua 4 nghị quyết quan trọng
Chuyển động

Kỳ họp thứ 20, HĐND tỉnh Bắc Ninh: Thông qua 4 nghị quyết quan trọng

Sáng 29.8, HĐND tỉnh Bắc Ninh Khóa XIX, nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã tổ chức Kỳ họp thứ 20 (chuyên đề) nhằm xem xét các nội dung thuộc thẩm quyền, kịp thời giải quyết những nội dung, công việc mang tính cấp thiết, quan trọng của tỉnh về phát triển kinh tế - xã hội và ổn định đời sống dân sinh. Đồng thời, triển khai, thực hiện chủ truơng sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện và cấp xã giai đoạn 2023 - 2025.

Nghiêm túc thực hiện các quy định về phòng, chống cháy nổ
Chuyển động

Nghiêm túc thực hiện các quy định về phòng, chống cháy nổ

Ngày 28.8, Thường trực HĐND tỉnh Bắc Giang đã tiến hành giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống cháy nổ trong các khu công nghiệp (KCN) giai đoạn 2022 - 2024 tại Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh. Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Lâm Thị Hương Thành - Trưởng Đoàn giám sát chủ trì buổi làm việc.