Hà Tĩnh thí điểm cho học sinh THCS nghỉ học ngày thứ 7

Hà Tĩnh thí điểm thực hiện chủ trương dạy học 5 ngày trong tuần bậc THCS ở khu vực thành phố nhằm giảm áp lực cho giáo viên, học sinh.

Ngày 24.9 thông tin từ Sở GD-ĐT Hà Tĩnh cho biết, đã có văn bản số về việc cho ý kiến dạy học 5 ngày trong tuần, nghỉ ngày thứ 7 cho học sinh bậc THCS của thành phố Hà Tĩnh.

Đối với chủ trương dạy học 5 ngày trong tuần (từ thứ 2 đến thứ 6) để nghỉ ngày thứ 7 đối với bậc THCS từ năm học 2024 – 2025, Sở GD-ĐT cũng đã lưu ý, Phòng GD-ĐT thành phố cần rà soát, nghiên cứu kỹ, đảm bảo điều kiện khi triển khai.

anh 2.jpg
Hà Tĩnh thí điểm thực hiện chủ trương dạy học 5 ngày trong tuần ở bậc THCS ở thành phố Hà Tĩnh nhằm giảm áp lực cho giáo viên, học sinh

Đặc biệt, đảm bảo thời lượng học tập theo quy định của chương trình giáo dục phổ thông hiện hành và phù hợp với thực tiễn; xây dựng kế hoạch dạy học 2 buổi/ngày trong các nhà trường một cách khoa học, hợp lý, đảm bảo theo mục tiêu, kế hoạch đề ra; khảo sát lấy ý kiến giáo viên, phụ huynh, học sinh để tạo sự đồng thuận trong nhân dân...

Để triển khai có hiệu quả việc tổ chức dạy học 5 ngày/tuần (từ thứ 2 đến thứ 6), trước hết Phòng GD-ĐT thành phố nên tổ chức thí điểm để đánh giá kết quả, rút ra bài học kinh nghiệm để triển khai thực hiện phù hợp.

Lãnh đạo Phòng GD-ĐT thành phố Hà Tĩnh cho biết, đơn vị đang triển khai thí điểm cho học sinh THCS nghỉ học chính khóa vào thứ bảy từ năm học 2024-2025. Việc cho học sinh nghỉ học chính khóa vào thứ bảy đa số nhận được sự đồng thuận cao của giáo viên, phụ huynh và học sinh.

“Đơn vị yêu cầu các trường học có kế hoạch bố trí việc dạy học đảm bảo đúng quy định không quá 8 tiết/ngày, không dồn ép giờ học và không cắt xén chương trình chung. Ngoài ra, các trường học yêu cầu giáo viên không được tổ chức dạy thêm, học thêm. Thay vì học chính khóa vào ngày thứ bảy, các trường THCS có thể tổ chức các hoạt động bồi dưỡng về nghệ thuật, nâng cao thể chất và kỹ năng sống hoặc ngoại khóa theo sở thích của học sinh.”, lãnh đạo Phòng GD-ĐT thành phố Hà Tĩnh cho biết.

Giáo dục

Tọa đàm: Làm thế nào đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học?
Giáo dục

Tọa đàm: Làm thế nào đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học?

Chiều 26.9, Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức tọa đàm 'Làm thế nào đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học?' nhằm ghi nhận ý kiến, đề xuất của các đại biểu Quốc hội, chuyên gia, nhà quản lý về giải pháp để từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học theo Kết luận 91 của Bộ Chính trị.

Tăng cường hợp tác, từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học
Giáo dục

Tăng cường hợp tác, từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học

Ngày 24.9, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn đã làm việc với ông Amit Sevak, Chủ tịch Viện Khảo thí Hoa Kỳ. Tại buổi làm việc, Bộ trưởng đã thông tin về một chủ trương mới của Việt Nam là tập trung nâng cao năng lực ngoại ngữ của học sinh, sinh viên, từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học.

Chính sách tiếng Anh của Singapore: Thay đổi vận mệnh một dân tộc
Giáo dục

Chính sách tiếng Anh của Singapore: Thay đổi vận mệnh một dân tộc

Có một người nữ nhà báo Singapore đã viết trên tạp chí Forbes để bày tỏ lòng biết ơn đối với cố Thủ tướng Lý Quang Diệu: “Gia tài mà Lý Quang Diệu để lại cho Singapore chính là tiếng Anh”. Đất nước này có thể vươn mình từ một làng chài nhỏ bé thành cường quốc thế giới chính nhờ vào chính sách dạy học, làm việc song ngữ mà cố Thủ tướng đã lựa chọn.

Malaysia đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học như thế nào?
Giáo dục

Malaysia đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học như thế nào?

Khi Malaysia tiến tới mục tiêu trở thành quốc gia có thu nhập cao, việc nâng cao khả năng tiếng Anh là trọng tâm quan trọng trong hệ thống giáo dục của đất nước. Quốc gia Đông Nam Á này đã triển khai một loạt chính sách cụ thể nhằm cải thiện chất lượng giảng dạy tiếng Anh trong các trường học, không chỉ nhằm nâng cao kỹ năng ngôn ngữ, mà còn giúp học sinh giành ưu thế trong môi trường quốc tế.

GS.TS Trần Văn Nhung: "Để đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai cần sự vào cuộc của toàn hệ thống chính trị và xã hội"
Giáo dục

GS.TS Trần Văn Nhung: "Để đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai cần sự vào cuộc của toàn hệ thống chính trị và xã hội"

GS.TSKH Trần Văn Nhung, nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT cho rằng, để đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học là vấn đề lớn và khó khăn, nhất là ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa, nơi điều kiện sống, học tập và làm việc còn thiếu thốn. Tuy nhiên, khi đã có chỉ thị của Bộ Chính trị, cả hệ thống chính trị sẽ cùng vào cuộc. Chính phủ, Bộ GD-ĐT và các bộ, ngành liên quan cũng sẽ xây dựng kế hoạch chi tiết để thực hiện.

Tạp chí JIEM của Trường Đại học Ngoại thương gia nhập Hệ thống chỉ mục trích dẫn Đông Nam Á
Giáo dục

Tạp chí JIEM của Trường Đại học Ngoại thương gia nhập Hệ thống chỉ mục trích dẫn Đông Nam Á

Ngày 23.9, Trường Đại học Ngoại thương tổ chức Hội nghị Cộng tác viên Tạp chí 2024, đồng thời công bố Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế (Journal of International Economics and Management - JIEM) của nhà trường chính thức gia nhập Hệ thống chỉ mục trích dẫn Đông Nam Á (ASEAN Citation Index - ACI).

Nhiều trường đại học tại TP. Hồ Chí Minh hỗ trợ sinh viên bị ảnh hưởng bởi bão, lũ
Giáo dục

Nhiều trường đại học tại TP. Hồ Chí Minh hỗ trợ sinh viên bị ảnh hưởng bởi bão, lũ

Nhiều trường đại học tại TP. Hồ Chí Minh cũng dự kiến dành hàng tỷ đồng để hỗ trợ sinh viên các tỉnh, thành phố phía Bắc bị ảnh hưởng bởi bão, lũ. Các chính sách hỗ trợ được triển khai bằng nhiều hình thức, như: trao học bổng toàn phần, miễn, giảm từ 30-50% học phí, giãn thời gian đóng học phí sang đầu năm 2025...