Hà Tĩnh nhiều tín hiệu khả quan về kinh tế, xã hội trong 6 tháng đầu năm

Trong bối cảnh nhiều khó khăn tác động trực tiếp đến hoạt động của các doanh nghiệp và đời sống dân sinh, song 6 tháng đầu năm 2024 bức tranh kinh tế - xã hội của Hà Tĩnh vẫn có nhiều tín hiệu khả quan.

Năm 2024 là năm bứt phá để hoàn thành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021 - 2025. Từ đầu năm đến nay, tăng trưởng kinh tế của tỉnh Hà Tĩnh tiếp tục phục hồi, các hoạt động kinh tế - xã hội diễn ra sôi động hơn. Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm đạt kết quả ấn tượng.

Tuy vậy, nền kinh tế của tỉnh Hà Tĩnh vẫn còn đối mặt với nhiều thách thức trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới và trong nước tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường với nhiều khó khăn hơn. Thị phần bán nội địa giảm, thị trường quốc tế gặp nhiều khó khăn, nhiều doanh nghiệp đang phải đối mặt với việc tìm kiếm thị trường mới.

Hà Tĩnh nhiều tín hiệu khả quan về kinh tế, xã hội trong 6 tháng đầu năm -0
Một góc thành phố Hà Tĩnh

Trong bối cảnh đó, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp ngay từ đầu năm. Trong đó, đẩy mạnh tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho sản xuất, kinh doanh; chỉ đạo các cấp, các ngành triển khai nhiều giải pháp phục hồi phát triển kinh tế, triển khai quy hoạch tỉnh; cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi phát triển.

Nhờ sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, bằng những giải pháp quyết liệt, đồng bộ, 6 tháng đầu năm 2024, tỉnh Hà Tĩnh đã gặt hái được những thành quả đáng khích lệ.

Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh ước tăng 7,6% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn mức tăng bình quân chung cả nước (cả nước tăng tăng 6,42%), đứng thứ 20 cả nước, thứ 2 khu vực Bắc Trung bộ (sau Thanh Hóa). Trong đó, khu vực Nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 2,64%, đóng góp 4,8% vào mức tăng trưởng chung; khu vực công nghiệp, xây dựng tăng 10,7%, đóng góp 56,38%; khu vực dịch vụ tăng 6,75% đóng góp 38,83 %...

Hà Tĩnh nhiều tín hiệu khả quan về kinh tế, xã hội trong 6 tháng đầu năm -0
Dự án Nhiệt điện Vũng Áng 2 đang dần hoàn thành, sẽ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hà Tĩnh

Về quy mô kinh tế, tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) theo giá hiện hành 6 tháng đầu năm 2024 ước đạt 53.379 tỷ đồng tăng 5.969 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước, xếp thứ 3/6 tỉnh Bắc Trung Bộ và xếp thứ 31/63 tỉnh, thành phố trong cả nước.

Hoạt động sản xuất công nghiệp 6 tháng đầu năm 2024 trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh có nhiều dấu hiệu tích cực, khi có 3/4 nhóm ngành công nghiệp cấp 1 đều ghi nhận mức tăng trưởng khá so với cùng kỳ năm 2023.

Thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh 6 tháng đầu năm 2024 có nhiều thuận lợi hơn; hoạt động sản xuất của một số doanh nghiệp chủ lực tăng so với cùng kỳ, thị trường bất động sản ổn định, tăng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh. Chi ngân sách Nhà nước cơ bản đáp ứng kịp thời các nhiệm vụ đầu tư phát triển, chi thường xuyên, bảo đảm quốc phòng, an ninh, phục hồi nền kinh tế. Tính đến ngày 15.6.2024 thu ngân sách nhà nước (đã loại trừ hoàn thuế) đạt 7.048,80 tỷ đồng (tăng 7,03% so với cùng kỳ). Trong đó, thu nội địa đạt 4.389,01 tỷ đồng (chiếm 62,27 % trong tổng thu) tăng 6,46% so với cùng kỳ; thu từ cân đối hoạt động xuất nhập khẩu đạt 2.233,60 tỷ đồng, giảm 7,25% so với cùng kỳ.

Hà Tĩnh nhiều tín hiệu khả quan về kinh tế, xã hội trong 6 tháng đầu năm -0
Cụm cảng biển nước sâu Vũng Áng - Sơn Dương tại Khu Kinh tế Vũng Áng sẽ trở trở thành nơi giao thương nhộn nhịp, sầm uất của của tỉnh Hà Tĩnh cũng như khu vực Bắc Trung Bộ thời gian tới

Tính chung 6 tháng đầu năm 2024 tổng vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội ước đạt hơn 25.051 tỷ đồng, tăng 15,94% so với cùng kỳ năm trước. Một số dự án quy mô lớn được chấp thuận trong năm 2024 như: Dự án đường dây 500kV Vũng Áng - rẽ Hà Tĩnh - Đà Nẵng (mạch 3,4) (Tổng Công ty Truyền tải điện Quốc gia) với quy mô diện tích hơn 61ha, tổng vốn đăng ký hơn 673 tỷ đồng; khu dân cư tại xã Phú Phong (huyện Hương Khê) với quy mô diện tích 9,83ha, tổng vốn đăng ký hơn 154 tỷ đồng; nhà máy sản xuất ván ép xuất khẩu (huyện Nghi Xuân) của Công ty TNHH SX&TM Wintech với quy mô diện tích 4,32ha, tổng vốn đăng ký hơn 125 tỷ đồng. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp đang thi công tại Khu Kinh tế Vũng Áng như: Công ty TNHH Nhiệt điện Vũng Áng 2, Công ty Cổ phần Giải pháp Năng lượng VinES – Vingroup…. Đây là điều kiện thuận lợi để thúc đẩy phát triển kinh tế  - xã hội của tỉnh này trong thời gian tới.

Địa phương

Bền chặt biên giới Việt - Lào
Địa phương

Bền chặt biên giới Việt - Lào

Cùng với công tác phối hợp bảo vệ biên giới, đảm bảo ổn định an ninh chính trị cho phát triển, các cụm dân cư và lực lượng bảo vệ biên giới tại Quảng Bình và các địa phương nước bạn Lào cũng kết nghĩa bền chặt, kết dải biên giới Việt - Lào thắm đượm nghĩa tình.

Lào Cai: Công ty Nam Phong liên tiếp trúng thầu sát giá trên địa bàn thành phố Lào Cai
Địa phương

Lào Cai: Công ty Nam Phong liên tiếp trúng thầu sát giá trên địa bàn thành phố Lào Cai

Công ty TNHH một thành viên xây dựng Nam Phong là đơn vị "quen mặt" thường xuyên trúng nhiều gói thầu trên địa bàn thành phố Lào Cai. Theo tìm hiểu trong những năm gần đây, doanh nghiệp này đã trúng khoảng 70 gói thầu, tổng giá trị các gói thầu có sự tham gia của doanh nghiệp này là hơn 550 tỷ đồng. Đáng chú ý, các gói thầu trúng thường có kết quả tiết kiệm cho ngân sách ở mức "siêu thấp".

Người làm hương tại làng nghề hương xạ thôn Cao
Trên đường phát triển

"Giữ lửa" nghề tại làng hương xạ truyền thống gần 300 năm ở Hưng Yên

Với gần 300 năm làm nghề, làng hương thôn Cao, xã Bảo Khê (Hưng Yên) được ví như cái nôi của nghề làm hương Việt Nam; những ngày cuối tháng 11.2024, trong tiết trời se lạnh, chúng tôi tìm về nơi đây và được chứng kiến bà con đang khẩn trương làm những mẻ hương để kịp cung ứng hàng cho thị trường dịp cuối năm.

Hội nghị triển khai bộ chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành và địa phương (DDCI) trên địa bàn Đồng Nai năm 2024. Ảnh: Hải Quân
Địa phương

Đồng Nai: Cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, thông thoáng

UBND tỉnh Đồng Nai đánh giá năng lực, chất lượng điều hành của các sở, ban, ngành và địa phương thông qua bộ chỉ số DDCI (Bộ Chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành và địa phương trên địa bàn tỉnh) nhằm thúc đẩy cải thiện chất lượng điều hành; tạo động lực cải cách liên tục, đồng bộ giữa các ngành, cấp nhằm tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, thông thoáng, minh bạch tại địa phương. 

Trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc hiện có khoảng 400 doanh nghiệp sản xuất công nghiệp hỗ trợ.
Trên đường phát triển

Vĩnh Phúc tăng cường hỗ trợ, thúc đẩy hoạt động công nghiệp hỗ trợ

Triển khai nhiệm vụ tại Nghị quyết số 115/NQ-CP về các giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ, tỉnh Vĩnh Phúc đẩy mạnh các hoạt động liên kết, tăng năng lực cho các doanh nghiệp nội đáp ứng yêu cầu của chuỗi cung ứng; hỗ trợ kết nối doanh nghiệp sản xuất công nghiệp hỗ trợ, công nghệ cao với các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp đầu tư nước ngoài... với định hướng trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại, là trung tâm sản xuất ô tô, xe máy lớn của cả nước.

Thái Nguyên: Thành phố Sông Công phát huy hiệu quả mô hình chính quyền thân thiện
Trên đường phát triển

Thái Nguyên: Thành phố Sông Công phát huy hiệu quả mô hình chính quyền thân thiện

Mô hình “Chính quyền thân thiện, vì Nhân dân phục vụ” ở xã, phường, thị trấn được TP. Sông Công (Thái Nguyên) xây dựng và đưa vào hoạt động đang tạo nên sự thân thiện, trọng dân, gần dân, gắn kết, chia sẻ, vì Nhân dân phục vụ. Đồng thời, từng bước đổi mới tác phong, thái độ, lề lối làm việc của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trong giải quyết công việc cho người dân, tổ chức và doanh nghiệp.

Hỗ trợ nông dân liên kết hợp tác, ứng dụng chuyển đổi số, phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn bền vững
Địa phương

Hỗ trợ nông dân liên kết hợp tác, ứng dụng chuyển đổi số, phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn bền vững

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh sẽ chỉ đạo tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc để nông dân yên tâm đầu tư sản xuất, kinh doanh; rà soát, đánh giá kết quả thực hiện các cơ chế, chính sách đã ban hành, điều chỉnh bổ sung kịp thời giúp nông dân và các tổ chức kinh tế tập thể, doanh nghiệp có điều kiện được tiếp cận, hấp thụ hiệu quả các nguồn lực hỗ trợ từ chính sách của Nhà nước và thành phố.