Hà Tĩnh: Nhiều kiến nghị liên quan đến chế độ chính sách, môi trường và phát triển kinh tế - xã hội

Sáng 6.5, Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh đã TXCT huyện Nghi Xuân trước Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội Khóa XV.

Hà Tĩnh: Nhiều kiến nghị liên quan đến chế độ chính sách, môi trường và phát triển kinh tế - xã hội -0

Tham dự buổi tiếp xúc có: Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Trần Đình Gia; Chánh án TAND tỉnh Phan Thị Nguyệt Thu; lãnh đạo Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh; Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, các Sở: Tài nguyên và Môi trường; Văn hóa, Thể thao và Du lịch…

Hà Tĩnh: Nhiều kiến nghị liên quan đến chế độ chính sách, môi trường và phát triển kinh tế - xã hội -0
ĐBQH Phan Thị Nguyệt Thu báo cáo dự kiến nội dung, chương trình Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội Khóa XV

Tại Hội nghị, đại diện Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh, ĐBQH Phan Thị Nguyệt Thu đã thông tin tới cử tri dự kiến nội dung, chương trình Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội Khóa XV; kết quả hoạt động của Đoàn ĐBQH tỉnh từ sau Kỳ họp thứ Sáu đến nay; tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, của tỉnh; tình hình thế giới và các tác động…

Nhiều kiến nghị liên quan đến chế độ chính sách, môi trường và phát triển kinh tế - xã hội
Các đại biểu và cử tri tham dự cuộc TXCT 

Tham gia ý kiến, kiến nghị tại cuộc TXCT, cử tri huyện Nghi Xuân bày tỏ tin tưởng đến các hoạt động của Quốc hội và Đoàn ĐBQH tỉnh, góp phần xây dựng đất nước, tỉnh Hà Tĩnh ngày càng phát triển, ổn định… Đồng thời, kiến nghị Quốc hội có chính sách đối với đối tượng tham gia BHYT, BHXH tự nguyện cần gia hạn thời gian được hưởng chế độ BHYT; tình trạng dạy thêm, học thêm vẫn diễn ra tràn lan; quan tâm đến chế độ chính sách cho người có công… Cử tri đề nghị quan tâm đến quản lý đất đai; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; chăm lo sức khỏe cho người cao tuổi; công tác xóa đói, giảm nghèo; chế độ công an viên nghỉ chế độ; quản lý công tác vay vốn ngân hàng, tránh tình trạng bắt buộc người dân phải mua bảo hiểm khi vay vốn…

Nhiều kiến nghị liên quan đến chế độ chính sách, môi trường và phát triển kinh tế - xã hội
Cử tri Phan Văn Lý phát biểu

Bên cạnh đó, cử tri cũng kiến nghị Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới cần phải đi vào chiều sâu, thực chất, mang lại nguồn thu nhập cao cho người dân; có biện pháp giải quyết các tài sản dôi dư sau sáp nhập; hỗ trợ các địa phương sau sáp nhập xây dựng trụ sở hành chính; tăng cường quản lý vệ sinh môi trường, nhất là hiện nay có nhiều trang trại chăn nuôi trên địa bàn gây ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đời sống sinh hoạt của người dân…

Hà Tĩnh: Nhiều kiến nghị liên quan đến chế độ chính sách, môi trường và phát triển kinh tế - xã hội -0
Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Trần Đình Gia phát biểu

Thay mặt Đoàn ĐBQH tỉnh, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Trần Đình Gia ghi nhận, tiếp thu, giải trình và thông tin một số nội dung, vấn đề cử tri địa phương quan tâm. Đối với những ý kiến thuộc thẩm quyền giải quyết của Trung ương, Đoàn ĐBQH tỉnh sẽ tiếp thu, tổng hợp đầy đủ gửi đến Quốc hội và các cơ quan chức năng; những vấn đề thuộc thẩm quyền của địa phương đề nghị các sở, ngành và huyện Nghi Xuân kịp thời xem xét, giải quyết.

+ Trước đó, tại buổi TXCT thành phố Hà Tĩnh, Đoàn ĐBQH tỉnh cũng ghi nhận các kiến nghị của cử tri, như: đề nghị Chính phủ và các cơ quan chức năng tăng cường công tác tuyên truyền, siết chặt quản lý các doanh nghiệp, tổ chức và có biện pháp thiết thực để ngăn chặn tội phạm lừa đảo trên không gian mạng; quản lý chặt việc quảng cáo thuốc, thực phẩm chức năng tràn lan; nghiên cứu việc thực hiện chính sách BHYT đối với cựu quân nhân sau khi hết nghĩa vụ quân sự trở về địa phương; chấm dứt dự án khai thác và tuyển quặng mỏ sắt Thạch Khê để mở rộng không gian thành phố, phát triển kinh tế biển; sớm có hướng dẫn cụ thể, tháo gỡ các vướng mắc trong triển khai các chương trình giảm nghèo; linh hoạt hơn trong việc bố trí nguồn vốn thành phần giữa các dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững để bảo đảm giải ngân nguồn vốn hiệu quả…

Nhiều kiến nghị liên quan đến chế độ chính sách, môi trường và phát triển kinh tế - xã hội
Cử tri Nguyễn Văn Minh đề xuất có văn bản hướng dẫn điều chỉnh mức phụ cấp để chi trả cho lực lượng dân quân tự vệ

Bày tỏ ý kiến, kiến nghị tại hội nghị, một số cử tri cho rằng, Luật Đất đai (sửa đổi) năm 2024 có rất nhiều điểm mới phù hợp với điều kiện thực tiễn. Do đó, mong muốn tại Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội thông qua Nghị quyết áp dụng Luật Đất đai sửa đổi có hiệu lực từ ngày 1.7.2024 (thay vì từ ngày 1.1.2025).

Nghị định số 72/2020/NĐ-CP ngày 30.6.2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Dân quân tự vệ về tổ chức xây dựng lực lượng và chế độ, chính sách đối với dân quân tự vệ. Từ ngày 1.7.2023, Nghị định 24/2023/NĐ-CP ngày 24.5.2023 của Chính phủ quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang. Tuy nhiên, hiện nay chưa có căn cứ để điều chỉnh tăng mức phụ cấp dân quân tự vệ, cử tri đề nghị các cấp có văn bản hướng dẫn điều chỉnh để chi trả cho các đối tượng được hưởng.

Hà Tĩnh: Nhiều kiến nghị liên quan đến chế độ chính sách, môi trường và phát triển kinh tế - xã hội -0
Các đại biểu tham dự buổi TXCT

Nhiều cử tri đề xuất xem xét thẩm quyền của công chức tư pháp có thể ký các văn bản chứng thực thông thường để tạo thuận lợi cho người dân trong việc làm thủ tục; nghiên cứu việc thực hiện chính sách BHYT đối với cựu quân nhân sau khi hết nghĩa vụ quân sự...

Tại buổi tiếp xúc, cử tri cũng trăn trở về công tác quy hoạch; mong muốn lãnh đạo tỉnh sớm làm việc với các doanh nghiệp, nhà đầu tư của các dự án còn dang dở trên địa bàn đẩy nhanh tiến độ hoặc có phương án xử lý, tránh lãng phí đất, ảnh hưởng đến cảnh quan đô thị; ưu tiên đầu tư thành phố xứng tầm là trung tâm văn hóa - chính trị - kinh tế của tỉnh...

Hà Tĩnh: Nhiều kiến nghị liên quan đến chế độ chính sách, môi trường và phát triển kinh tế - xã hội -0
Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH Hoàng Trung Dũng phát biểu

Thông tin cụ thể các nội dung về những kết quả kinh tế - xã hội của tỉnh đạt được trong thời gian qua, nhất là kết quả thu hút đầu tư, tiến độ các dự án trọng điểm đang triển khai trên địa bàn và định hướng phát triển thời gian tới… Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH Hoàng Trung Dũng nhấn mạnh: thời gian qua, cấp ủy, chính quyền các cấp thành phố Hà Tĩnh đã tập trung triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, đạt được kết quả toàn diện, đặc biệt là thực hiện mục tiêu xây dựng thành phố Hà Tĩnh trở thành một trong những đô thị trung tâm của khu vực Bắc Trung Bộ. Cảnh quan đô thị có nhiều thay đổi, khang trang hơn, sạch đẹp hơn; vỉa hè thông thoáng, vệ sinh môi trường đô thị tốt hơn; các trục đường mới mở ra không gian phát triển, đầu tư đồng bộ hệ thống tiêu thoát nước chống ngập úng...

Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Hoàng Trung Dũng đề nghị thành phố Hà Tĩnh cùng với tỉnh tập trung triển khai quy hoạch tỉnh, các chủ trương, nghị quyết của Trung ương, của tỉnh đã ban hành; triển khai quyết liệt, đồng bộ, toàn diện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và các nhiệm vụ trọng tâm năm 2024; đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm; quan tâm công tác an sinh xã hội; triển khai các nội dung Nghị quyết số 18 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về xây dựng, phát triển văn hóa, con người Hà Tĩnh trong giai đoạn mới…

Thời sự Quốc hội

ĐBQH Trần Nhật Minh (Nghệ An)
Thời sự Quốc hội

Cân nhắc không quy định thu thuế với điều hòa nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống

Thảo luận tại Tổ 3 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Bắc Giang, Nghệ An, Quảng Ngãi) sáng nay, nhiều đại biểu đề nghị cân nhắc quy định thu thuế tiêu thụ đặc biệt đối với điều hòa nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống. Bởi lẽ, cùng với sự phát triển của xã hội, điều hòa nhiệt độ đang trở thành nhu cầu thiết yếu trong công việc cũng như cuộc sống của người dân. Đây không còn là mặt hàng xa xỉ như trước.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu tại phiên họp tổ
Thời sự Quốc hội

Cần lộ trình đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường

Sáng 22.11, thảo luận tại Tổ 12 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Hưng Yên, Ninh Bình, Quảng Bình, Bắc Kạn), Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nêu rõ, với nhiều nước trên thế giới, thuế tiêu thụ đặc biệt thường hướng tới các sản phẩm hàng hóa có hại cho sức khỏe, môi trường hoặc các mặt hàng xa xỉ. Việt Nam cũng đang theo xu hướng chung của thế giới. Tuy nhiên, cần làm rõ, đánh giá kỹ lưỡng hơn và có lộ trình phù hợp, bởi có những sản phẩm vừa đóng góp thu ngân sách vừa phục vụ nhu cầu chính đáng con người.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định phát biểu tại buổi thảo luận Tổ 10. Ảnh: Minh Trang
Thời sự Quốc hội

Bảo đảm công bằng và thỏa đáng với các đối tượng nộp thuế

Phát biểu tại phiên thảo luận Tổ 10 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Thái Bình, Đắk Nông, Tiền Giang) sáng nay, 22.11, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nhấn mạnh, dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) là 2 dự luật rất quan trọng. Việc sửa đổi phải bảo đảm công bằng và thỏa đáng với các đối tượng nộp thuế, kể cả tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, đối tượng là người nước ngoài, tổ chức thương mại trong nước hay nước ngoài... nhưng cũng phải phù hợp với các thông lệ quốc tế.

Thảo luận tổ 15 sáng 22.11. Ảnh: Hạnh Nhung
Thời sự Quốc hội

Xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng thuốc lá

Thảo luận tại Tổ 15 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Yên Bái, Quảng Trị, Bình Thuận, Bình Phước) sáng 22.11 về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), các ĐBQH đề nghị, cần tăng mạnh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng thuốc lá; đồng thời xem xét, nghiên cứu, bổ sung đối tượng chịu thuế là thuốc lá điện tử.

Tổ 5 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Quảng Nam, Vĩnh Phúc, Lào Cai và Kiên Giang) thảo luận về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi)
Thời sự Quốc hội

Cần có lộ trình tăng thuế phù hợp, tránh ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp

Thảo luận tại Tổ 5 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Quảng Nam, Vĩnh Phúc, Lào Cai và Kiên Giang) về dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) sáng nay, 22.11, các đại biểu đề nghị, cơ quan chủ trì soạn thảo cân nhắc đưa ra lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt phù hợp trong 3 - 5 năm tới với một số mặt hàng đặc thù, tránh gây ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng các Trưởng đoàn chào xã giao Chủ tịch danh dự Hội nghị ICAPP 12
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng các Trưởng đoàn chào xã giao Chủ tịch danh dự Hội nghị ICAPP 12

Sáng 22.11, tại thủ đô Phnom Penh, trước khi dự khai mạc Hội nghị toàn thể lần thứ 12 Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á ICAPP 12, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng các thành viên Ban Chấp hành ICAPP, Lãnh đạo Hội nghị toàn thể ICAPP 12, Lãnh đạo các đảng chính trị/tổ chức đối tác đã chào xã giao Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia, Chủ tịch Thượng viện Vương quốc Campuchia Samdech Hun Sen, Chủ tịch danh dự của Hội nghị toàn thể ICAPP lần thứ 12 và Phó Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia, Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Vương quốc Campuchia Samdech Hun Manet.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành phiên họp - Ảnh Quang Khánh
Thời sự Quốc hội

Tạo cơ hội mới cho Hải Phòng phát triển mạnh mẽ và tự chủ hơn

Theo các đại biểu, việc thông qua Nghị quyết tổ chức chính quyền đô thị tại TP. Hải Phòng sẽ là bước đột phá lớn, tạo cơ hội mới để Hải Phòng sẽ phát triển mạnh mẽ và tự chủ hơn nữa. Đồng thời, phát huy được vị trí địa lý của thành phố, phù hợp với tính cách năng động của người dân Hải Phòng, thực hiện chủ trương "địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm" như chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm.