Hà Tĩnh: Huyện đã sáp nhập, dự án trung tâm văn hóa gần 70 tỷ đồng vẫn chưa xong

Dự án Trung tâm Văn hóa - Truyền thông Lộc Hà được triển khai từ năm 2021 với tổng mức đầu tư gần 70 tỷ đồng dù đã 2 lần gia hạn tiến độ nhưng đến nay vẫn chưa xong. Điều dư luận quan tâm hơn nữa là khi hoàn thành, dự án sẽ được sử dụng như thế nào khi chủ đầu tư là UBND huyện Lộc Hà đã bị xóa tên sau khi sáp nhập vào huyện khác?

Đơn vị thi công ì ạch

Theo tìm hiểu của phóng viên Báo Đại biểu Nhân dân, dự án Trung tâm Văn hóa - Truyền thông huyện Lộc Hà do UBND huyện Lộc Hà nay đã sáp vào huyện Thạch Hà làm chủ đầu tư, với tổng mức đầu tư 69,9 tỷ đồng. Dự án do Công ty CP Xây dựng và Thương mại dịch vụ 555 (trụ sở tại phường Thạch Linh, TP. Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh) thi công. Tháng 7.2021 dự án được khởi công, thời gian thực hiện hợp đồng đến tháng 12.2022 phải xong, đưa vào hoạt động.

anh-7.jpg
Dự án Trung tâm Văn hóa - Truyền thông Lộc Hà được triển khai từ năm 2021 với tổng mức đầu tư gần 70 tỷ đồng dù đã 2 lần gia hạn tiến độ nhưng đến nay vẫn chưa xong.

Sau khi thi công xong phần móng, dự án buộc phải dừng lại vì có sự sai khác về địa chất so với hồ sơ khảo sát nên chủ đầu tư tổ chức điều chỉnh thiết kế cọc bê tông cốt thép dự ứng lực. Cùng với đó, UBND huyện Lộc Hà xin gia hạn tiến độ thực hiện gói thầu xây lắp và các gói thầu tư vấn có liên quan khác đến ngày 30.12.2023. Dù được gia hạn nhưng dự án vẫn thi công ì ạch, không đảm bảo hoàn thành đúng tiến độ. Bị chậm tiến độ, chủ đầu tư tiếp tục xin gia hạn lần thứ 2 đến tháng 12.2024 sẽ hoàn thành dự án. Tuy nhiên, đến nay đã bước vào tháng 2.2025 dự án vẫn chưa thể xong để bàn giao theo cam kết.

“Chúng tôi thấy công trình này được triển khai từ rất lâu rồi nhưng giờ vẫn chưa xong. Có những thời điểm dự án dường như bị dừng lại, không thấy đơn vị thi công triển khai công việc. Nó cứ ì ạch từ năm này qua năm khác. Giờ sáp nhập huyện, không còn huyện Lộc Hà nữa nhưng công trình vẫn chưa xong”, một người dân nói.

Ghi nhận của phóng viên thì dự án này đã có cơ bản hoàn thiện các hạng mục. Hiện chỉ còn một ít công nhân đang hoàn thiện các công trình phụ trợ ở phía bên trong tòa nhà.

anh-2.jpg
anh-4.jpg
Phía bên trong của hạng mục tòa nhà chính vẫn đang ngổn ngang

Trao đổi với phóng viên, ông Võ Tá Anh - cán bộ kỹ thuật Ban quản lý dự án huyện Thạch Hà (chủ đầu tư) cho biết, đến thời điểm hiện tại, công trình đã hoàn thiện cơ bản các hạng mục nhà trung tâm văn hóa và các hạng mục phụ trợ với khối lượng ước đạt khoảng 98% so với hợp đồng.

“Bên trong nhà chỉ còn một số công trình phụ trợ đơn vị thi công đang triển khai để hoàn thiện và một số hạng mục bên ngoài như đổ bê tông sân và bồn hoa. Còn nguyên nhân dẫn đến công trình bị chậm tiến độ là do có sai sót trong phần thiết kế không đúng với địa chất, sau đó phải xin chủ trương điều chỉnh dự án. Phần việc này phải mất hơn 1 năm mới xong”, ông Võ Tá Anh cho hay.

Cần tìm phương án sử dụng để tránh lãng phí

Thực hiện Nghị quyết 1283/NQ-UBTVQH15 ngày 14.11.2024 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp huyện, cấp xã tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2023 - 2025, huyện Lộc Hà được sáp nhập vào huyện Thạch Hà. Theo đó, ngày 1.1.2025 huyện Lộc Hà chính thức xóa tên.

anh-9.jpg
Dù phía chủ đầu tư đã đưa ra 2 phương án để sử dụng công trình sau khi hoàn thành nhưng UBND tỉnh Hà Tĩnh chưa đưa ra quyết định

Một vấn đề được dự luận quan tâm, mục tiêu ban đầu của dự án là phục vụ cho trung tâm văn hóa của huyện Lộc Hà. Thế nhưng, nay đơn vị hành chính huyện Lộc Hà không còn nữa thì dự án này sau khi hoàn thành sẽ được sử dụng như thế nào?.

Ông Lê Văn Hân, Chủ tịch UBND thị trấn Lộc Hà chia sẻ, sau khi sáp nhập huyện Lộc Hà vào huyện Thạch Hà thì những trụ sở các đơn vị hành chính đóng trên địa bàn chưa được xử lý.

“Hiện nay, các trụ sở này đang thuộc quản lý của cấp trên, chưa bàn giao cho đơn vị nào quản lý sử dụng. Thị trấn chỉ phối hợp để bảm đảm an ninh trật tự. Còn dự án Trung tâm văn hóa thì chưa xong, nếu huyện có chủ trương bàn giao thì thị trấn sẽ họp để xin ý kiến rồi báo cáo với huyện. Thực ra công năng thiết kế nó khác với đặc thù cấp xã, thị trấn, nếu huyện có chỉ định bàn giao lại thì địa phương sẽ nghiên cứu”, Chủ tịch UBND thị trấn Lộc Hà sẻ chia.

Về vấn đề này, đại diện chủ đầu tư cho biết, đã có báo cáo gửi UBND tỉnh Hà Tĩnh đề xuất phương án sử dụng công trình sau khi hoàn thành. Theo đó, phương án một, công trình sẽ được bàn giao lại cho UBND thị trấn Lộc Hà hoặc cơ quan hành chính đóng trên địa bàn huyện. Các cơ quan, đơn vị này có trách nhiệm sẽ tiếp tục quản lý, sử dụng và khai thác công trình phù hợp với mục đích của đơn vị. Ngoài ra công trình cũng có thể được sử dụng làm nơi tránh trú bão lụt khi cần thiết. Phương án 2, công trình sẽ được bàn giao lại cho một số đơn vị trên địa bàn tỉnh như (Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Hà Tĩnh; ...) các đơn vị này sẽ quản lý và sử dụng tổ chức các sự kiện văn hóa nghệ thuật khi có nhu cầu.

“Chủ đầu tư đã gửi báo cáo trình phương án gửi UBND tỉnh rồi. Hiện nay thì tỉnh chưa có ý kiến gì cả”, đại diện chủ đầu tư cho biết.

Báo Đại biểu Nhân dân sẽ tiếp tục thông tin sự việc đến bạn đọc và cử tri cả nước.

Xã hội

Bóng bay tiềm ẩn nguy cơ gây sự cố điện
Đời sống

Bóng bay tiềm ẩn nguy cơ gây sự cố điện

Dịp đầu năm mới là thời điểm diễn ra nhiều hoạt động lễ hội, sự kiện văn hóa. Tuy nhiên, việc sử dụng bóng bay bơm khí, thả bóng bay gần hành lang lưới điện tiềm ẩn nguy cơ gây sự cố điện, ảnh hưởng đến an toàn của người dân và hệ thống điện.

Dự báo không khí lạnh sắp tăng cường gây thời tiết xấu trên Vịnh Bắc Bộ và nhiều vùng biển thuộc Biển Đông. Trên đây là hình ảnh lớp hướng gió trên biển cập nhật hồi 11h30 ngày 6.2. Ảnh: Hệ thống Giám sát thiên tai Việt Nam
Môi trường

Thành phố Hải Phòng: Chủ động ứng phó, bảo đảm sức khỏe người dân trước rét đậm, rét hại

Theo thông tin từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, Bắc Bộ, Bắc Trung bộ sắp đón đợt không khí lạnh tăng cường, trời chuyển sang rét đậm, rét hại. Để chủ động ứng phó với tình trạng rét đậm, rét hại và gió mạnh trên biển trong những ngày tới, bảo đảm sức khoẻ người dân, UBND thành phố Hải Phòng đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo ứng phó với tình hình này.

Có tới 70% doanh nghiệp toàn cầu đã hoặc đang có kế hoạch tuyển dụng nhân lực xanh
Xã hội

Định hướng đúng để phát triển nguồn nhân lực xanh

Việt Nam đang từng bước chuyển mình theo xu hướng kinh tế xanh, mở ra cơ hội việc làm dồi dào cho người lao động. Dù mới ở giai đoạn đầu, nhưng tiềm năng phát triển là rất lớn; tuy nhiên, để thị trường việc làm xanh thực sự bền vững, cần có chiến lược dài hạn cùng chính sách phù hợp, đầu tư thỏa đáng cho đào tạo nhân lực và hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi hiệu quả, bảo đảm sự phát triển hài hòa giữa kinh tế và môi trường.

Cụ thể hơn quyền, trách nhiệm chăm lo, bảo vệ người lao động
Xã hội

Cụ thể hơn quyền, trách nhiệm chăm lo, bảo vệ người lao động

Quy định cụ thể hơn quyền, trách nhiệm đại diện, chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên công đoàn và người lao động như: đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, công trình văn hóa, thể thao, hạ tầng kỹ thuật liên quan phục vụ đoàn viên công đoàn, người lao động; tổ chức các hoạt động chăm lo, nâng cao đời sống, văn hóa, tinh thần… Mở rộng đối tượng được tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc và BHXH tự nguyện; gia tăng cơ hội được hưởng lương hưu của người tham gia BHXH...